Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên Mầm non Quận 6 TP Hồ Chí

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên mầm non quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39 - 43)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên Mầm non Quận 6 TP Hồ Chí

non Quận 6 TP. Hồ Chí Minh

Giáo dục MN quận 6 với sự quan tâm của các cấp, các ngành đã có sự trưởng thành phát triển về cả số lượng, chất lượng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Cho đến nay tỷ lệ chuẩn hóa của GVMN quận 6 đã đạt tương đối cao và ổn định.

2.2.2.1. Về đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Mầm non Quận 6 TP. Hồ Chí Minh

Quận 6 có 17 trường MN, với 50 cán bộ quản lý. Trong số 50 cán bộ quản lý trường MN có:

+ Nữ giới 50/50 người chiếm tỷ lệ 100%. + Đảng viên 46/50 người chiếm tỷ lệ 92%.

Về trình độ học vấn của cán bộ quản lý tính đến tính đến tháng 5/2013 được thể hiện ở (Bảng 2.1) sau:

Bảng 2.1. Trình độ học vấn của cán bộ quản lý

STT Chức danh

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

TC ĐH Sau ĐH

SL % SL % SL % SL %

1 Hiệu trưởng 0 0 0 0 17 100 0 0

2 Phó hiệu trưởng 0 0 3 9,1 30 90,9 0 0

(Nguồn: Tổ chuyên môn MN phòng GD & ĐT quận 6 cung cấp)

Với kết quả trên ta thấy, trình độ chuyên môn của hiệu trưởng, hiệu phó đạt 100% chuẩn và trên chuẩn. Đa số Cán bộ quản lý trưởng thành từ GVMN giỏi tay nghề, tận tâm say mê với công việc, có phẩm chất đạo đức tốt và có uy tín trong tập thể sư phạm, là lực lượng trụ cột của giáo dục mầm non cơ sở.

Về trình độ chính trị và quản lý. Bảng 2.2. Trình độ chính trị và quản lý Trình độ Phát triển ngắn hạn Sơ cấp Trung cấp Đại học Chưa qua Tổng Quản lý 0 0 43 0 7 43 Chính trị 0 2 45 1 2 48

(Nguồn: Tổ chuyên môn MN phòng GD & ĐT quận 6 cung cấp)

Tổng hợp chung về trình độ chính trị và quản lý của cán bộ quản lý có 48/50 người chiếm 96 % đã qua phát triển chính trị và 43/50 người chiếm 86 % đã qua phát triển nghiệp vụ quản lý.

2.2.2.2. Về đội ngũ giáo viên Mầm non ở các trường Mầm non Quận 6 TP. Hồ Chí Minh

GVMN các trường trên địa bàn Quận 6 có nhiều biến động nhanh chóng, được bổ sung thường niên và kịp thời phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Năm học 2012 - 2013 với tổng số GV nhà trẻ và mẫu giáo (tính đến tháng 5/2013) là 361 người. Trong đó GV trong biên chế là 361 người. So với năm 2011 tỷ lệ GVMN tăng 10%.

Về trình độ chuyên môn giáo viên MN quận 6 TPHCM

Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của giáo viên MN

STT Trình độ chuyên môn Giáo viên MN

Số lượng %

1 Trung cấp MN 28 7,7

2 Cao đẳng 145 40,2

3 Đại học 188 52,1

Tổng cộng 361 100

(Nguồn: Tổ chuyên môn MN phòng GD & ĐT quận 6 cung cấp)

Mấy năm gần đây, với sự cố gắng học tập nâng cao trình độ đào tạo chuyên môn của nhiều GV đã được nâng lên rõ rệt trình độ; Sơ cấp MN đã không còn, trung cấp MN chiếm tỷ lệ 7,7 %; Cao đẳng MN chiếm tỷ lệ 40,2 %, Đại học MN chiếm tỷ lệ 52,1 %

Về trình độ chính trị giáo viên MN quận 6 TPHCM

Bảng 2.4. Trình độ chính trị của giáo viên MN

STT Trình độ chính trị Giáo viên MN Số lượng Tỉ lệ % 1 Sơ cấp chính trị 107 29,6 2 Trung cấp 37 10,2 3 Đại học 0 0 Tổng cộng 144 39,9

(Nguồn: Tổ chuyên môn MN phòng GD & ĐT quận 6 cung cấp)

Trình độ chính trị của đội ngũ GV chiếm tỉ lệ 39,87 %, trong đó có 59 GV được đứng vào hàng ngũ của đảng, với đội ngũ GV có trình độ lý luận chính trị vững vàng, đây là những nhân tố quan trọng trong việc thực hiện tốt

nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, là đội ngũ kế thừa dự kiến bộ nhiệm cán bộ quản lý cho quận.

Về cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi

Bảng 2.5. Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi

STT Giáo viên MN theo độ tuổi Số lượng Tỉ lệ %

1 Dưới 36 tuổi 220 60,9

2 Từ 36 đến 45 tuổi 67 18,5

3 Trên 45 tuổi 74 20,5

Tổng cộng 361 100

(Nguồn: Tổ chuyên môn MN phòng GD & ĐT quận 6 cung cấp)

Nhìn vào cơ cấu đội ngũ GVMN quận 6 theo độ tuổi trong năm học 2012 - 2013 ta có nhận xét sau:

* Về mặt mạnh của đội ngũ giáo viên: GV dưới 36 tuổi 220 người chiếm tỷ lệ 60,9% đây là lực lượng GV có sức khỏe tốt, được đào tạo cơ bản, có kiến thức về chuyên môn tốt, có khả năng nhận thức tiếp thu cái mới nhanh, năng nổ, nhiệt tình với công việc. Giáo viên từ 36 đến 45 tuổi có 67 chiếm tỷ lệ 18,5%, GV ở độ tuổi này có độ chính chắn nhất định về nhận thức xã hội và về nghề nghiệp, tự tin, có bản lĩnh nghề nghiệp, do tích lũy được những vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Giáo viên trên 45 tuổi có 74 Người chiếm tỷ lệ 20,5% GV ở độ tuổi này được rèn luyện phấn đấu với thời gian tương đối dài, có kinh nghiệm trong công tác, có uy tín.

* Về mặt hạn chế của đội ngũ giáo viên: Trước thực tế nhìn vào tuổi đời của GV ta có thể nhận thấy rằng, GV có tuổi đời trẻ, thâm niên giảng dạy còn mới, vốn sống thực tiễn chưa nhiều thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, yếu về kỹ năng quản lý lớp học và cách ứng xử với các đồng nghiệp, phụ huynh. Còn số GV có tuổi đời ngoài 40 tuổi do thâm niên công tác nên một số GV hay

dựa vào kinh nghiệm, thiếu sự năng động trong việc tiếp nhận, chọn lọc những tri thức mới, năng lực tự học, tự phát triển để nâng cao trình độ.

Thực tế cho chúng ta thấy, GVMN là một người lao động đa năng, trong nhân cách của người dạy học nó vừa bao gồm những nét nhân cách của người mẹ, của nhà giáo dục, của người nghệ sĩ, người y tá, người bảo mẫu...Chính vì vậy người GV khi thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đều phải vận dụng một cách tinh tế, hòa quyện với nhau một cách toàn diện. Với kinh nghiệm quản lý các hiệu trưởng đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp để nâng cao năng lực sư phạm cho GVMN phù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên mầm non quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39 - 43)