9. Cấu trúc luận văn
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
2.4.1. Đánh giá chung về thực trạng
Qua nghiên cứu thực trạng chúng tôi thấy:
+ Trình độ năng lực của giáo viên chưa đồng đều. Một số giáo viên trên 45 tuổi thường có tư tưởng bằng lòng với bản thân, thậm chí cho rằng mình là chuẩn mực, do đó có sự bảo thủ, khó tiếp thu, chậm cải tiến cái mới, về sức khỏe độ nhanh nhẹn, dẻo dai, nhạy bén cũng hạn chế, rất ngại áp dụng các phương pháp mới và công nghệ tin học vào trong công tác giảng dạy. Số giáo viên trẻ, bản tính sôi nổi, nhiệt tình, nhạy bén tiếp nhận đổi mới chương trình nhanh chóng, tuy nhiên còn hạn chế về tính khiên trì, cách xử lý tình huống sư phạm....
+ Một số cán bộ quản lý chưa thực sự chủ động trong việc tự học,tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn yếu chưa tạo được uy tín trước đội ngũ giáo viên. Xây dựng kế hoạch năm học chủ yếu dựa trên kế hoạch của cấp trên đưa xuống, chưa tự vạch định các kế hoạch riêng của nhà trường, việc chú ý các kế hoạch của tổ, cá nhân nhiều khi còn coi nhẹ, chưa chuyên sâu.
+ Một số bộ phận giáo viên chưa ý thức cao trong công tác, thiếu tinh thần tự giác, chưa nỗ lực cao trong nhiệm vụ được giao, còn thụ động thờ ơ trong công tác.
+ Một số giáo viên chưa thật sự tiếp cận được với chương trình và phương pháp dạy học tích hợp, ít quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng, chưa phát huy hết khả năng tìm tòi khám phá, sáng tạo của trẻ
+ Việc phân công giáo viên đảm nhiệm công tác còn mang cảm tính, cả nể. + Công tác kiểm tra còn bộc lộ một số điểm như: Kiểm tra giáo viên chưa áp dụng theo chuẩn quy định, thiếu tính chính xác, chưa quan tâm xử lý sau khi kiểm tra. Mới chỉ quan tâm đánh giá hoạt động của giáo viên, chưa chú ý đến đánh giá kết quả trên trẻ. Mà kết quả trên trẻ là thước đo năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm của giáo viên