Khái quát về nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên mầm non quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45 - 50)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Khái quát về nghiên cứu thực trạng

2.3.1.1. Mục tiêu khảo sát

Kỹ năng sư phạm được hình thành từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và hoàn thiện trong quá trình công tác sau này. Vì vậy chúng tôi điều tra nắm rõ thực trạng KNSP mầm non hoạt động dạy học của GVMN (các KNSP mầm non cần thiết và mức độ hình thành chung) để có các hệ thống hóa các KNSP mầm non.

Với nhận thức chưa rõ ràng về vai trò của người giáo viên trong nhà trường sẽ hạn chế hiệu quả của hoạt động giáo dục. Cũng như nhà quản lý, khi chưa nhận thức đúng vai trò của giáo viên là những người trực tiếp chăm

sóc giáo dục trẻ, trách nhiệm nghề nghiệp của họ từng ngày, từng giờ tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển nhân cách của trẻ thì họ không có được những giải pháp đầu tư và quan tâm đồng bộ, đúng mức để giúp giáo viên phát huy tối đa vai trò của mình, khơi dậy ở họ những tiềm năng sáng tạo trong quá trình thực thi nhiệm vụ giáo dục. Vì vậy GVMN ngoài trình độ được đào tạo trong các trường sư phạm thì việc nâng cao KNSP và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống nghề nghiệp được coi là hết sức quan trọng, cơ bản để giúp giáo viên hoàn thiện tay nghề và cập nhật kịp thời những thông tin khoa học, những vấn đề cần đổi mới của ngành học.

2.3.1.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát hệ thống KNSP mầm non cơ bản trong hoạt động dạy học của GVMN:

Nhóm kỹ năng nhận thức

+ Tiếp cận được các loại chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. + Quan sát trẻ, hiểu, lôi cuốn, thuyết phục trẻ.

+ Xác định và đánh giá mức độ phát triển của từng đứa trẻ.

+ Thu thập và xử lý thông tin từ nhiều nguồn để xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ.

+ Phát hiện kịp thời những biến đổi về tâm, sinh lý và thể lực của từng trẻ.

+ Phân tích kinh nghiệm của người khác để vận dụng những tiến bộ vào hoạt động sư phạm.

+ Nhận ra năng lực của bản thân và đồng nghiệp. + Tự nghiên cứu, tự học, tự phát triển.

+ Phát hiện năng khiếu của trẻ, tạo cảm xúc cho trẻ. + Biết vận dụng các phương pháp đã học vào thực tiễn.

+ Lập kế hoạch hoạt động cho trẻ như lập chương trình giáo dục, giáo án, tổ chức các lễ, hội.

+ Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động học phù hợp với từng độ tuổi, thời gian, có định hướng, có tính đến vùng phát triển gần nhất của từng đứa trẻ.

+ Lựa chọn phương pháp thích hợp với mục đích yêu cầu của từng giờ học. + Lựa chọn tri thức phù hợp với mục đích, nhiệm vụ giáo dục trẻ đúng theo từng độ tuổi.

+ Xác định mục tiêu giáo dục chung và từng hoạt động.

+ Phân tích những vấn đề cơ bản của từng hoạt động đối với nhu cầu phát triển của trẻ.

+ Dự kiến một số tình huống có thể xảy ra, thấy trước những khó khăn và biết cách phòng tránh.

+ Thiết lập môi trường hoạt động cho trẻ một cách khoa học. + Thiết kế ý tưởng chuyển tiếp giữa các hoạt động hợp lý.

+ Biết thiết kế và tạo ra các phương tiện cần thiết cho trẻ hoạt động.

Nhóm kỹ năng giao tiếp, tổ chức.

+ Tổ chức hoạt động của trẻ một cách linh hoạt sáng tạo theo yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non.

+ Vận dụng nội dung, các phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức phù hợp.

+ Sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học.

+ Truyền đạt ý nghĩ của mình một cách đúng đắn, chính xác và biểu cảm bằng phương tiện lời nói.

+ Truyền đạt ý nghĩ bằng những phương tiện cử chỉ, điệu bộ, hành vi. + Tổ chức để trẻ chủ động các hoạt động tìm tòi, khám phá, phát hiện cái mới.

+ Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kinh nghiệm và kiến thức của mình vào giải quyết nhiệm vụ thực tiễn trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học.

+ Bao quát, phát hiện, xử lý các tình huống kịp thời.

+ Đặt câu hỏi và hướng dẫn làm bài tập để hình thành, củng cố, phát triển kiến thức và kỹ năng của trẻ.

+ Khuyến khích trẻ thắc mắc, trả lời, nhận xét và bổ sung câu hỏi.

+ Tổ chức hoạt động giao tiếp giữa trẻ với cô, trẻ với trẻ tích cực (cụ thể biết tổ chức các cuộc nói chuyện, đàm thoại với trẻ để rèn luyện kỹ năng nói).

+ Lắng nghe và thông hiểu ngôn ngữ của trẻ và của người khác (Ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, sống động, diễn cảm, dể hiểu, vừa sức đối với trẻ).

+ Xác lập hợp lý các mối quan hệ với từng trẻ, nhóm trẻ.

+ Trao đổi với trẻ và tập hợp trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học.

+ Hợp tác tổ chức các hoạt động sư phạm với các bạn đồng nghiệp. + Tuyên ruyền những kiến thức giáo dục trẻ ra xã hội (vận động phụ huynh).

+ Đánh giá sản phẩm, kết quả giáo dục. + Phát triển các hoạt động tiếp theo. + Điều chỉnh quá trình giáo dục.

Nhóm kỹ năng chuyên biệt

+ Sử dụng được các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại. + Vẽ, nặn, cắt, xé, dán, gấp giấy.

+ Xếp hình, làm mô hình.

+ Làm và sử dụng đồ chơi, đồ dùng dạy học và máy tính. + Đàn, hát, múa và vận động theo nhạc.

+ Đọc, kể chuyện diễn cảm và đóng kịch và biểu diễn rối. + Chăm sóc bảo vệ môi trường, vật nuôi, cây trồng.

P P

+ Sử dụng phương tiện trực quan mang tính ký hiệu tượng trưng.

2.3.1.3. Phương pháp khảo sát

 Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu ý kiến của GVMN và cán bộ quản lý Giáo dục MN về hệ thống kỹ năng sư phạm và công tác phát triển KNSP mầm non trong hoạt động dạy học của GVMN.

 Phương pháp quan sát: quan sát và ghi chép một số hoạt động dạy học để góp phần ghi nhận thêm về thực trạng KNSP trong hoạt động dạy học của GVMN

 Phương pháp đàm thoại: trao đổi với một số cán bộ quản lý, giáo viên MN ở một số trường mầm non về thực trạng công tác phát triển KNSP mầm non trong hoạt động dạy học của GVMN

 Phương pháp xử lý kết quả: dùng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý số liệu. Từ đó đánh giá, nhận xét, rút ra kết luận về thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Tác giả chủ yếu đánh giá kết quả và nguyên nhân của thực trạng qua tỉ lệ phần trăm (%), điểm trung bình và độ lệch chuẩn của từng nội dung trả lời của 2 nhóm khách thể được khảo sát. Qua đó, tác giả so sánh phần trả lời của từng khách thể của cùng một nội dung câu hỏi để phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận.

Độ trung bình theo công thức xi

x

N

=∑

+ x : Điểm trung bình của CBQL

+ y : Điểm trung bình của GV

Độ lệch chuẩn của mẫu, kí hiệu bằng s, là căn bậc hai của phương sai s2 được tính theo công thức 2 2 2

2 ( ) ( 1) N fx fx s N − = − ∑ ∑

Điểm TB đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện:

+ Từ 3 đến dưới 4 : Rất thường xuyên/ Rất hiệu quả + Từ 2 đến dưới 3 : Thường xuyên/ Hiệu quả

+ Từ 1 đến dưới 2 : Ít thường xuyên/ Ít hiệu quả + Dưới 1: Không thực hiện/ Không hiệu quả

Điểm trung bình đánh giá mức tác động, mức cần thiết, mức khả thi:

+ Từ 3 trở lên: Rất cần thiết/ Rất khả thi + Từ 2 đến dưới 3: Cần thiết/ Khả thi

+ Từ 1 đến dưới 2: Không cần thiết/ Không khả thi

2.3.1.4. Đối tượng khảo sát

Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng quản lý công tác phát triển KNSP cho GVMN trên địa bàn quận 6, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát ở hai nhóm khách thể:

+ Nhóm CBQL: gồm 17 Hiệu trưởng + Nhóm GV: gồm 80 GVMN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên mầm non quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w