Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên mầm non quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho

kỹ năng sư phạm cho giáo viên Mầm non

Các yếu tố khách quan

 Cơ sở vật chất của trường lớp mầm non, đặc biệt là trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục MN. Tăng cường phát triển KNSP cho GV còn phải đi đôi với việc tăng cường chuẩn hóa CSVC, trang thiết bị - kỹ thuật giảng dạy ở nhà trường đủ chuẩn và đồng bộ. Có vậy GV mới có thể triển khai nội dung phát triển KNSP bằng các tiết thực hành, thì hoạt động phát triển mới mang tính hiệu quả. Ở trường mầm non hiện nay, nhiệm vụ này là một trong những nhiệm vụ nhiều khó khăn, đòi hỏi Hiệu trưởng phải linh động, khéo léo công tác XH hóa để tăng cường xây dựng các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thực hành. Lựa chọn cung cấp sách báo tài liệu, trang bị mạng Internet cho GV nghiên cứu học tập là yêu cầu cần thiết cho việc tự học của GV

 Đời sống vật chất và tinh thần của GV. Việc thực hiện đầy đủ chế độ tài chính của Nhà nước cho GV trong việc phát triển KNSP là trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng. Đồng thời Hiệu trưởng còn phải khen thưởng, quan tâm động viên tinh thần và hỗ trợ vật chất kịp thời trong trường hợp GV gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất trong học tập. Tác động này sẽ giúp GV học tập hiệu quả hơn, đồng thời sẽ tạo được thái độ cống hiến tích cực của GV.

 Chế độ, chính sách của Thành phố, ngành đối với GVMN. Chúng ta thấy các GV thường gặp rất nhiều khó khăn đối với nghề sư phạm nói chung và nghề GVMN nói riêng vì điều kiện vật chất không đầy đủ.

 Trình độ, năng lực chuyên môn và nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động phát triển chuyên môn của đội ngũ GVMN.

 Nhu cầu, mong muốn của GV được phát triển chuyên môn

 Công tác chỉ đạo, triển khai hoạt động phát triển chuyên môn cho giáo viên của Phòng Giáo dục Quận, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố.

Các yếu tố chủ quan

 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của Hiệu trưởng. Trước nhất “Hiệu trưởng là người có trách nhiệm chủ yếu quyết định trong nhà trường làm cho nó tốt hay xấu” (Phạm Văn Đồng).

 Hiệu trưởng am hiểu về chuyên môn, thường xuyên cập nhật thông tin mới về khoa học giáo dục MN, nắm vững những vấn đề về đổi mới giáo dục MN để chỉ đạo, tổ chức triển khai hoạt động phát triển chuyên môn trong nhà trường. Hiệu trưởng còn phải nắm vững khoa học và nghệ thuật quản lý để có thể vạch ra được phương hướng chiến lược, xây dựng được chương trình hoạt động của nhà trường

 Hiệu trưởng nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác phát triển chuyên môn cho giáo viên và tự phát triển chuyên môn của mình. Hiệu trưởng là một tấm gương tiên phong về tự học, sáng tạo trong việc nâng cao nghiệp vụ quản lý.

 Hiệu trưởng quan tâm, chuẩn bị đủ các yếu tố vật chất, nhân lực để phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

Kết luận chương 1

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Việc quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Giáo viên là nguồn lực chủ yếu thực hiện các mục tiêu giáo dục trong nhà trường.

Hiệu trưởng trường mầm non cần phải nắm vững các nội dung đổi mới giáo dục mầm non, hướng dẫn giáo viên biết cách xây dựng kế hoạch chăm sóc- giáo dục, xây dựng môi trường học tập cho trẻ, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng lớp điểm, tham quan, dự giờ kiến tập, bổ sung CSVC, trang thiết bị theo yêu cầu đổi mới.

Vì vậy, quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên của hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non nói chung có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên mầm non thực sự là người có tay nghề, có lòng yêu nghề, yêu trẻ, có khả năng chủ động cải tiến, sáng tạo trong mọi hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, kịp thời tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN MẦM NON 2.1. Khái quát về Kinh tế - xã hội quận 6

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của quận 6 trong những năm qua khá cao. Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản là 173.073 triệu đồng, trong đó đầu tư cho công trình giáo dục là 32.401 triệu đồng, chiếm 18,7%. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ tăng trưởng nhanh, góp phẩn nâng cao mức sống của người dân, tỉ trọng chi cho học hành trong cơ cấu là 7%. Phát huy thế mạnh của quận có cửa ngõ giao lưu hàng hóa giữa thành phố và các tỉnh miền Tây, với chợ đầu mối Bình Tây (Chợ Lớn) là trung tâm bán buôn lớn của cả nước và địa bàn có đông người Hoa nhiều kinh nghiệm, nhạy bén trong sản xuất - kinh doanh. Quận đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị kinh tế tư nhân mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Kinh tế hợp tác, hợp tác xã hoạt động ổn định, trong năm năm 2000 - 2005, thành lập mới 724 doanh nghiệp, với tổng vốn đầu tư là 2.042 tỉ đồng. Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn phát triển mạnh, tốc độ năm sau cao hơn năm trước, doanh thu tăng bình quân 17.3 %. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 15.2 %. Thực hiện tốt luật ngân sách nhà nước, tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm là 6.85 %, các khoản thu khác đều đạt hoặc vượt kế hoạch năm. Về chi ngân sách thực hiện bình quân hàng năm tăng 15.43 % ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục, y tế, chương trình mục tiêu

3 giảm, chương trình giảm nghèo, xây mới các trường MN, tiểu học, trung học cơ sở…

Quận cũng tập trung chăm lo đời sống nhân dân, tăng cường các hoạt động văn hóa - xã hội, tập trung các chính sách xã hội, chăm lo đời sống dân nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bình quân hàng năm hỗ trợ học sinh diện xóa đói giảm nghèo khoảng 500 triệu đồng. Đến tháng 8 năm 2003, quận 6 được công nhận không còn hộ nghèo theo tiêu chí của thành phố. Quận quan tâm công tác sức khỏe nhân dân, thực hiện xã hội hóa y tế, thực hiện có hiệu quả công tác dân số, gia đình và trẻ em. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1.13 % / năm. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được hưởng ứng tích cực, có 9/14 phường đăng kí xây dựng phương văn hóa, 47.3 % khu phố văn hóa, 51.35 % khu phố xuất sắc, 97.05 % hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa hằng năm và 91,33 % đơn vị đạt danh hiệu công sở văn minh - sạch đẹp - an toàn. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Quận được công nhận không còn ma túy, tệ nạn xã hội.

2.1.2. Tình hình giáo dục đào tạo Quận 6

Ngành giáo dục quận 6 luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của quận ủy, ủy ban nhân dân, luôn phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học, kết quả tốt nghiệp các bậc học hàng năm đều đạt trên 98%, tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở và trung học phổ thông luôn cao hơn tỉ lệ bình quân thành phố.

Quận 6 tiếp tục duy trì hiệu quả đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ, phổ cập MN, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, phấn đấu đến hết năm 2011 hoàn thành phổ cập giáo dục trẻ MN 5 tuổi. Công tác xã hội hóa giáo dục đạt được hiệu quả nhất định, đã chuyển đổi một số trường công lập sang loại hình trường công lập tự chủ tài chánh, mở thêm các trường dân lập, tư thục, các lớp MN dân lập, tư thục. Hiện có 17 trường MN công lập, 9 trường

MN tư thục, 1 trường MN dân lập, 1 trường tiểu học dân lập và 1 trường trung học cơ sở dân lập và 24 nhóm trẻ gia đình đang hoạt động trên địa bàn quận song song với các đơn vị công lập và công lập tự chủ tài chánh. Hiện có 1 trường tiểu học và 2 trường trung học cơ sở cộng với 5 trường MN đang hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chánh. Quận 6 cũng quan tâm tăng cường hoạt động hội khuyến học cấp quận và phường, tích cực vận động các nguồn kinh phí hỗ trợ cho lãnh vực giáo dục như cấp học bổng, sách vợ, học phí, cơ sở vật chất… cho trẻ em nghèo, hiếu học trên địa bàn quận. Trong những năm qua, số học sinh MN và phổ thông trên địa bàn quận tăng đáng kể, 99% trẻ 5 tuổi được vào học lớp mẫu giáo, 100% trẻ 6 tuổi được vào học lớp 1, số học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày đạt 51,7%, 100% học sinh hoàn thành bậc học tiểu học được vào học lớp 6,9 % học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được vào học bậc trung học phổ thông ở các trường công lập, bán công, dân lập và tư thục, số còn lại học ở các trường dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên và các lớp ban đêm. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi và đạt hiệu quả cao. Quận đang phấn đấu đến năm 2007 đạt chuẩn phổ cập bậc trung học. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Quận ủy, ủy ban thường xuyên quan tâm nâng cao đời sống và tinh thần cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của quận. Việc mở rộng và xây mới các trường trên địa bàn quận 6 diễn ra còn chậm. Tỷ trọng vốn dành cho xây dựng trường chỉ chiếm 17,8% vốn xây dựng cơ bản hàng năm của quận. Việc đa dạng hóa các loại hình trường lớp với hình thức xã hội hóa đầu tư xây dựng trường bán công, dân lập, tư thục đã góp phần phát triển hoạt động giáo dục, tạo thêm nhiều chỗ học cho con em nhân dân lao động đồng thời góp phần từng bước hướng tới việc xây dựng trung tâm học tập cộng đồng.

2.2. Thực trạng đội ngũ và phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Mầm non Quận 6 TP. Hồ Chí Minh viên Mầm non Quận 6 TP. Hồ Chí Minh

2.2.1. Tổng quan về giáo dục Mầm non Quận 6 TP. Hồ Chí Minh

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược xây dựng con người của đất nước. Giá o D ục Quậ n 6 đã đề ra mục tiêu phương h ướng phát triển giáo dục đó là: “Thực hiện có hiệu quả các chương trình giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục MN, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở”.

Thực hiện đường lối đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phân đấu vì mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỷ XXI. Giáo dục MN quận 6 đã và đang tự khẳng định được mình, từng bước đi vào thế ổn định và có những sự phát triển vững chắc cả về quy mô giáo dục, số lượng trẻ đến lớp và chất lượng giáo dục.

Về quy mô mạng lưới trường lớp: quận 6 có 13 trường MN đóng trên địa bàn phường xã. Trong đó có 05 trường MN công lập tự chủ tài chánh. Số lượng lớp nhà trẻ và mẫu giáo trong các trường MN của quận 6 đã phát triển tương đối nhanh so với các năm trước.

Về học sinh mầm non. Tổng số trẻ nhà trẻ và mẫu giáo toàn quận 6 năm học 2012- 2013 là 7.544 cháu. Số trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ ra lớp là 991 đạt tỷ lệ huy động 100%. Số trẻ mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi ra lớp là 6553 đạt tỷ lệ huy động là 100%. Số trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ra lớp là 2297 đạt tỷ lệ huy động 100%. Trên cơ sở các chỉ tiêu chung của ngành giáo dục Thành phố và báo cáo tổng kết năm học của các đơn vị trường MN thì MN quận 6 đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản và ổn định về mạng lưới trường, lớp và huy động trẻ ra lớp, số trẻ mẫu giáo tăng nhanh, hệ thống giáo dục ngoài công lập cũng được

phát triển ổn định. Về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong các trường lớp mầm non. Trong việc thực hiện chăm sóc - giáo dục trẻ mặc dù cơ sở vật chất của một số trường còn thiếu thốn, trình độ giáo viên chưa đồng đều. Song ngành giáo dục mầm non Quận 6 luôn xác định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non, luôn là hàng đầu cần đặc biệt phải quan tâm.

Chính vì vậy trong những năm qua, ngành học mầm non luôn có những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non như: biện pháp nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về nâng cao kỹ năng sư phạm cho GVMN, biện pháp tăng cường công tác phát triển cho GVMN, biện pháp quản lý và xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ cho đội ngũ giáo viên, tạo môi trường thuận lợi để giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt…

Tóm lại: Qua số liệu về quy mô trường lớp, với sự phát triển gia tăng số trẻ, số lượng GVMN, chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, có thể khẳng định. Ngành học MN được xã hội hóa cao, thể hiện sinh động nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm, thu hút được ngày càng đông số trẻ trong độ tuổi ra lớp, tao niềm tin trong nhân dân và đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phổ cập giáo dục mầm non.

2.2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên Mầm non Quận 6 TP. Hồ Chí Minh non Quận 6 TP. Hồ Chí Minh

Giáo dục MN quận 6 với sự quan tâm của các cấp, các ngành đã có sự trưởng thành phát triển về cả số lượng, chất lượng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Cho đến nay tỷ lệ chuẩn hóa của GVMN quận 6 đã đạt tương đối cao và ổn định.

2.2.2.1. Về đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Mầm non Quận 6 TP. Hồ Chí Minh

Quận 6 có 17 trường MN, với 50 cán bộ quản lý. Trong số 50 cán bộ quản lý trường MN có:

+ Nữ giới 50/50 người chiếm tỷ lệ 100%. + Đảng viên 46/50 người chiếm tỷ lệ 92%.

Về trình độ học vấn của cán bộ quản lý tính đến tính đến tháng 5/2013 được thể hiện ở (Bảng 2.1) sau:

Bảng 2.1. Trình độ học vấn của cán bộ quản lý

STT Chức danh

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

TC ĐH Sau ĐH

SL % SL % SL % SL %

1 Hiệu trưởng 0 0 0 0 17 100 0 0

2 Phó hiệu trưởng 0 0 3 9,1 30 90,9 0 0

(Nguồn: Tổ chuyên môn MN phòng GD & ĐT quận 6 cung cấp)

Với kết quả trên ta thấy, trình độ chuyên môn của hiệu trưởng, hiệu phó đạt 100% chuẩn và trên chuẩn. Đa số Cán bộ quản lý trưởng thành từ GVMN giỏi tay nghề, tận tâm say mê với công việc, có phẩm chất đạo đức tốt và có

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên mầm non quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32)