9. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Thực trạng kỹ năng sư phạm của giáo viên Mầm non
Để đánh giá đúng về thực trạng kỹ năng sư phạm của GVMN, tôi đã khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục 1) qua câu hỏi kín để xác định mức độ cần thiết của các kỹ năng sư phạm trong hoạt động dạy học của giáo viên MN. Số lượng khách thể: 17 CBQL ngành MN, 80 GVMN. Với các tiêu chí đánh giá mức độ cần thiết của kỹ năng sư phạm trong hoạt động dạy học của GVMN theo thang điểm đánh giá như: không cần thiết (0 điểm), cần (1 điểm), Rất cần (2 điểm), tối cần thiết (3 điểm), kém (1 điểm), trung bình (2 điểm), khá cao (3 điểm).
Kết quả các kỹ năng được đánh giá:
Nhóm 1: Các kỹ năng nhận thức.
Kỹ năng Người Tổng số Điểm trung bình KN nhận thức 1 97 249 2.57 KN nhận thức 3 97 242 2.49 KN nhận thức 2 97 239 2.46 KN nhận thức 5 97 229 2.36 KN nhận thức 4 97 216 2.23 KN nhận thức 6 97 202 2.08 KN nhận thức 7 97 149 1.54 KN nhận thức 8 97 132 1.36 KN nhận thức 9 97 5 .05 KN nhận thức 10 97 2 .02 Nhận xét:
Các kỹ năng nhận thức từ số 1-> 8 có số trung vị tương đối cao (1.36 -> 2.57) nên chúng tôi chọn để đưa vào phiếu khảo sát.
Kỹ năng nhận thức số 9 và 10 có số trung vị < 1 nên chúng tôi loại bỏ. Như vậy đa số ý kiến cho rằng nội dung của các kỹ năng từ số 1 đến số 8 của nhóm kỹ năng này là cần thiết. (Bảng 2.6)
Nhóm 2: Các kỹ năng thiết kế.
Bảng 2.7. Kết quả sự cần thiết của nhóm kỹ năng thiết kế
Kỹ năng Người Tổng số Điểm trung bình
KN thiết kế 1 97 253 2.61 KN thiết kế 2 97 243 2.51 KN thiết kế 3 97 234 2.41 KN thiết kế 4 97 227 2.34 KN thiết kế 5 97 224 2.31 KN thiết kế 6 97 164 1.69 KN thiết kế 7 97 157 1.62 KN thiết kế 8 97 187 1.93 KN thiết kế 9 97 5 .05 KN thiết kế 10 97 3 .03 Nhận xét:
Các kỹ năng thiết kế từ số 1-> 8 có số trung vị tương đối cao (1.62-> 2.61) nên chúng tôi chọn để đưa vào phiếu khảo sát.
Kỹ năng thiết kế số 9 và 10 có số trung vị < 1 nên chúng tôi loại bỏ. Như vậy các kỹ năng thiết kế từ số 1-> 8 được đánh giá là cần thiết. (Bảng 2.7).
Nhóm 3: Các kỹ năng giao tiếp, tổ chức.
Bảng 2.8. Kết quả sự cần thiết của nhóm kỹ năng giao tiếp, tổ chức
Kỹ năng Người Tổng số Điểm trung bình
KN giao tiếp, tổ chức 12 97 249 2.57 KN giao tiếp, tổ chức 11 97 241 2.48 KN giao tiếp, tổ chức 8 97 236 2.43 KN giao tiếp, tổ chức 2 97 223 2.30 KN giao tiếp, tổ chức 1 97 221 2.28 KN giao tiếp, tổ chức 7 97 213 2.20 KN giao tiếp, tổ chức 13 97 207 2.13 KN giao tiếp, tổ chức 14 97 194 2.00 KN giao tiếp, tổ chức 9 97 177 1.82 KN giao tiếp, tổ chức 18 97 174 1.79 KN giao tiếp, tổ chức 4 97 161 1.66 KN giao tiếp, tổ chức 3 97 157 1.62 KN giao tiếp, tổ chức 5 97 157 1.62 KN giao tiếp, tổ chức 17 97 156 1.61 KN giao tiếp, tổ chức 6 97 152 1.57 KN giao tiếp, tổ chức 15 97 145 1.49 KN giao tiếp, tổ chức 19 97 145 1.49 KN giao tiếp, tổ chức 10 97 144 1.48 KN giao tiếp, tổ chức 16 97 142 1.46 Nhận xét:
Kết quả thu được cho thấy các kỹ năng trong nhóm này đều có số trung vị ở mức trung bình (>1). Có nghĩa là các ý kiến đánh giá các kỹ năng trên đều cần thiết. (Bảng 2.8)
Nhóm 4: Các kỹ năng chuyên biệt.
Bảng 2.9. Kết quả sự cần thiết của nhóm kỹ năng chuyên biệt
Kỹ năng Người Tổng số Điểm trung bình
KN chuyên biệt 5 97 264 2.72
KN chuyên biệt 6 97 259 2.67
KN chuyên biệt 4 97 213 2.20
KN chuyên biệt 7 97 167 1.72
KN chuyên biệt 2 97 165 1.70
KN chuyên biệt 1 97 108 1.11
KN chuyên biệt 8 97 0 .00
Nhận xét:
Kết quả bảng trên cho thấy: những kỹ năng có số trung vị tương đối cao tập trung ở các kỹ năng từ số 1-> 7, cho thấy giáo viên MN cần thiết phải có các kỹ năng chuyên biệt đặc thù của ngành nghề như: Vẽ, nặn, cắt, xé, dán, gấp giấy;
Xếp hình, làm mô hình; Làm và sử dụng đồ chơi, đồ dùng dạy học và máy tính; Đàn, hát, múa và vận động theo nhạc; Đọc, kể chuyện diễn cảm và đóng kịch và biểu diễn rối…
Riêng kỹ năng số 8 có số trung vị bằng.00 nên chúng tôi loại bỏ vì kỹ năng này không cần thiết. (Bảng 2.9)
2.3.3. Thực trạng quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên Mầm non giáo viên Mầm non
Để đánh giá đúng thực trạng quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm, tôi đã khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến. Nội dung phiếu trưng cầu ý kiến bao gồm các tiêu chí về công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá của đội ngũ CBQL (phụ lục 2). Đối tượng được trưng cầu ý kiến gồm:
+ 17 người là CBQL
+ 80 người là GV các trường MN Q6. Kết quả ý kiến đánh giá như sau:
– Thực trạng xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển KNSP
Trong quản lý trường học, đặc biệt là quản lý trường MN thì một trong những phương pháp quản lý công tác phát triển KNSP quan trọng nhất là quản lý bằng kế hoạch. Mọi hoạt động của nhà trường đều thể hiện trên kế
hoạch và mọi người đều dựa trên kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ. Qua kế hoạch để theo dõi tiến độ thực hiện và đánh giá quá trình và kết quả thực hiện công tác quản lý cũng như mọi hoạt động khác. Qua khảo sát 17 trường MN trên địa bàn quận 6, tôi thấy việc xây dựng kế hoạch phát triển KNSP cho GV của CBQL còn rất hạn chế, cụ thể như sau:
Bảng 2.10. Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn
Stt Xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển KNSP
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
CBQL GV CBQL GV
x s y s x s y s
1 Tìm hiểu về nhu cầu bồi phát
triển KNSP cho GV 2.12 0.52 1.96 0.82 1.94 0.71 1.84 0.79 2 Thiết lập mục tiêu hoạt động
phát triển KNSP cho GV 2.15 0.34 2.11 0.75 2.08 0.89 2.05 0.82
3
Nắm vững kế hoạch phát triển KNSP cho GV của Bộ, Sở GDĐT
3.43 0.42 2.86 0.56 2.35 0.44 2.34 0.54
4
Xây dựng kề hoạch phát triển KNSP trong kế hoạch hoạt động năm học của trường
3.41 0.56 2.91 0.52 2.39 0.87 2.72 0.83 5 Xác định nội dung, hình thức, phương pháp phát triển KNSP cho cả năm học 3.4 0.15 2.87 0.45 2.78 0.84 2.65 0.67 6 Hướng dẫn các tổ khối chuyên môn xây dựng kế
hoac phát triển KNSP 3.15 0.43 3.12 0.53 2.26 0.65 2.24 0.78
Nhìn vào Bảng 2.10 cho thấy:
Tìm hiểu về nhu cầu phát triển KNSP cho giáo viên
Để xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển KNSP cho GV đạt hiệu quả, thì việc tìm hiểu nhu cầu phát triển KNSP cho GV là một vấn đề quan trọng, không thể thiếu. Một khi đã đáp ứng được nhu cầu phát triển, thì quá trình phát triển, tự phát triển của GV sẽ được nâng cao. Qua khảo sát ở các trường, tác giả nhận thấy có sự chênh lệch không nhiều trong cách đánh giá giữa CBQL và GV. CBQL cho rằng việc tìm hiểu nhu cầu phát triển KNSP cho GV được thực hiện ở mức trung bình (x = 2.12); nhưng GV lại cho rằng đây là một hoạt động ít khi thực hiện (y = 1.96). Điều này làm ảnh hưởng đến
công tác quản lý công tác phát triển KNSP cho GVMN. Khi xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển KNSP cho GV, đa số CBQL không chú trọng đến hoạt động tìm hiểu nhu cầu của GV mà còn áp đặt, dựa vào kinh nghiệm quản lý hay dựa vào các nội dung, yêu cầu phát triển KNSP cho GV được phân bổ từ trên xuống. Về phía GV, khi không đáp ứng được nhu cầu của mình, họ sẽ có tâm lý thụ động, không quan tâm và cảm thấy bị áp đặt khi tham gia hoạt động phát triển KNSP. Chính vì điều này đã góp phần tạo nên sự thất bại, không hiệu quả của kế hoạch, chương trình phát triển KNSP cho GV. Nguyên nhân gây nên sự khó khăn trong việc tìm hiểu nhu cầu phát triển KNSP cho GV là do nhà trường không phân bố được thời gian, điều kiện vật chất, kinh phí để thực hiện khâu khảo sát, tìm hiểu nhu cầu phát triển KNSP của GVMN.
Thiết lập mục tiêu hoạt động phát triển KNSP cho GV
Mục tiêu của hoạt động phát triển KNSP cho giáo viên là phương tiện giúp đạt được mục đích giáo dục; làm cơ sở để lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình và phân bổ các nguồn lực như cơ sở vật chất, kinh phí, nhân sự,…; thiết lập các tiêu chuẩn hoạt động và quyết định đến hiệu quả của hoạt động phát triển KNSP cho GV. Việc thiết lập mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể sẽ định hướng càng chính xác cho công tác phát triển KNSP. Thực tế khảo sát ở các trường MN, cho thấy CBQL và GV đều đánh giá việc thiết lập mục tiêu hoạt động phát triển KNSP cho GV ở mức độ tương đối thường xuyên (x = 2.15; y = 2.11) và hiệu quả đạt chưa cao (x =2.08;
y=2.05). Điều này cho thấy CBQL có chú ý đến việc thiết lập mục tiêu hoạt động phát triển nhưng chưa cụ thể, rõ ràng nên đã ảnh hưởng đến chất lượng phát triển KNSP cho GV.
Khi xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển KNSP cho GV ở các trường MN, CBQL phải nắm vững kế hoạch phát triển KNSP của Bộ, Sở GD- ĐT vì đây là căn cứ để CBQL ở các trường có thể xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển KNSP chung cho toàn đơn vị. Theo đánh giá của CBQL và GV ở các trường, tác giả thấy có sự khác biệt trong cách đánh giá. CBQL cho rằng họ luôn nắm vững kế hoạch phát triển KNSP của các cấp quản lý (x
=3.43); trong khi đó GV lại cho rằng hoạt động này chỉ đạt ở mức độ thường xuyên (y = 2.86). Sở dĩ có sự khác biệt như trên là do GV ít khi chú ý đến các kế hoạch phát triển của Bộ, Sở GD- ĐT mà CBQL của trường triển khai, vì họ nghĩ rằng đó là công việc của CBQL. Mặc dù CBQL nắm vững kế hoạch phát triển KNSP của Bộ, Sở GD- ĐT, nhưng mức độ vận dụng lại chỉ đạt tương đối hiệu quả (x = 2.35; y = 2.34). Nguyên nhân của tình trạng này là do kế hoạch phát triển KNSP của Bộ, Sở GD- ĐT chưa sát với nhu cầu phát triển KNSP của GV, chưa có sự chỉ đạo cụ thể.
Xây dựng kế hoạch phát triển KNSP cho giáo viên trong kế hoạch hoạt động năm học của trường
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động năm học của trường dựa trên kế hoạch năm học chung của Bộ GD- ĐT. Tùy theo mục tiêu của năm học và yêu cầu chất lượng của đội ngũ GV mà mỗi trường có kế hoạch phát triển KNSP chi tiết, cụ thể trong từng năm học. Theo CBQL, công tác này được thực hiện rất thường xuyên (x = 3.41); GV thì cho rằng chỉ đạt ở mức độ khá thường xuyên (y = 2.91) Mặc dù CBQL ở các trường, đặc biệt là Hiệu trưởng luôn quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch phát triển KNSP trong kế hoạch hoạt động năm học của trường, nhưng mức độ hiệu quả của hoạt động này chỉ đạt ở mức độ tương đối hiệu quả (x = 2.39; y = 2.72). Đánh giá của CBQL và GV như trên cho thấy rằng trong kế hoạch hoạt động năm học của trường,
CBQL có chú ý đến việc xây dựng kế hoạch phát triển KNSP cho GV nhưng chưa có sự đầu tư, quan tâm thật sự nên dẫn đến hiệu quả đạt chưa cao.
Xác định nội dung, hình thức, phương pháp phát triển KNSP cho cả năm học
Khi xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển KNSP cho GVMN, ngoài việc thiết lập được mục tiêu phát triển, người CBQL còn phải có khả năng lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp phát triển sao cho phù hợp với đội ngũ GV, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, … của nhà trường. Điều này đòi hỏi năng lực của người CBQL ở các cơ sở. Theo kết quả khảo sát ở các trường, đa số CBQL cho rằng đây là hoạt động được thực hiện rất thường xuyên (x =3.4); nhưng GV lại đánh giá hoạt động này chỉ đạt ở mức độ tương đối thường xuyên (y = 2.87). Như vậy, CBQL chưa xác định rõ ràng, cụ thể các nội dung, hình thức, phương pháp trong kế hoạch, chương trình phát triển KNSP cho GVMN nên mới có sự chênh lệch trong cách đánh giá như trên. Đánh giá mức độ hiệu quả, cả CBQL và GV đều đánh giá hoạt động này chỉ đạt ở mức độ tương đối hiệu quả (x = 2.78; y = 2.65). Việc xác định nội dung, hình thức, phương pháp phát triển KNSP cho GVMN sẽ đạt chất lượng cao hơn khi CBQL ở các trường có sự quan tâm, đầu tư nghiêm túc về vấn đề này.
Hướng dẫn các tổ, khối chuyên môn xây dựng kế hoạch phát triển KNSP
Tổ, khối chuyên môn có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong trường MN theo quy định của luật giáo dục; Tổ khối chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động KNSP. CBQL ở các trường xây dựng kế hoạch, điều hành tổ chức, hoạt động theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường, tổ chức phát triển KNSP cho giáo viên giúp GV nâng cao được trình
độ KNSP, nghiệp vụ của bản thân. Hoạt động này được CBQL và GV của các trường đánh giá thực hiện khá thường xuyên (x = 3.15; y = 3.02). Đánh giá về mức độ hiệu quả, CBQL và GV đánh giá ở mức độ trung bình việc xây dựng kế hoạch phát triển KNSP của tổ (x = 2.26; y= 2.24). Điều này chứng tỏ rằng, tổ khối chuyên môn có chú ý đến việc xây dựng kế hoạch phát triển nhưng nội dung chưa bám sát được nhu cầu của GV cũng như chưa chú trọng đến việc thiết lập mục tiêu, xác định nội dung, chương trình, phương pháp, kiểm tra, đánh giá các thành viên trong tổ, chưa thể hiện được trách nhiệm thật sự của mình. Dựa vào kết quả thống kê ở Bảng 2.10 và phân tích ở trên, tác giả nhận thấy CBQL có chú ý thực hiện công tác xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển KNSP cho GV thể hiện qua một số hoạt động được đánh giá khá thường xuyên như nắm vững kế hoạch phát triển KNSP của Bộ, Sở GD- ĐT, xây dựng kế hoạch phát triển KNSP cho GV trong kế hoạch hoạt động năm học, xác định nội dung, hình thức, phương pháp phát triển KNSP cho cả năm học, hay hướng dẫn tổ KNSP xây dựng kế hoạch phát triển. Tuy nhiên, qua khảo sát, công tác này mang lại hiệu quả chưa cao mặc dù mức độ thực hiện tương đối thường xuyên. Nguyên nhân là do nội dung chương trình phát triển KNSP chưa đáp ứng được nhu cầu của GV, kế hoạch phát triển KNSP chưa cụ thể, thiết thực. Điều này chưa kích thích được GV tham gia công tác phát triển KNSP để nâng cao trình độ, nghiệp vụ của mình. Ngoài ra, để việc xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển KNSP cho GV mang lại hiệu quả cao còn đòi hỏi năng lực quản lý, trách nhiệm của CBQL ở các cơ sở, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, nguồn lực, … Chính vì thế, đối với một số tiêu chí chưa thực hiện thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao, cần có phương hướng cụ thể khắc phục để công tác quản lý hoạt động phát triển KNSP cho GV thật sự có ý nghĩa và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của chất lượng GDMN, đặc biệt hoàn thành mục tiêu của đề án phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trong giai đoạn sắp tới.