Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên mầm non quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 82 - 84)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên

Trong công tác quản lý trường MN, kiểm tra vừa là một chức năng quan trọng vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Kiểm tra mọi hoạt động của nhà trường sẽ giúp cho hiệu trưởng nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực tế thực hiện nhiệm vụ năm học, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của giáo viên, phát hiện những lệch lạc, thiếu sót để bổ sung, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời nhằm không ngừng hoàn thiện quá trình quản lý và nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường. Mặt khác kiểm tra của hiệu trưởng có tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc, đảm bảo sự ổn định bền vững phát triển đúng hướng của nhà trường.

3.2.4.1. Mục tiêu

Qua kiểm tra giúp hiệu trưởng nắm được tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên. Kiểm tra chỉ ra cho ta thấy được những mặt mạnh, mặt yếu qua đó uốn nắm, đôn đốc đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch. Qua kiểm tra giúp cho hiệu trưởng đổi mới tư duy và nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với công việc, đảm bảo sự ổn định trong nhà trường.

Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ KNSP đó là; kiểm tra nề nếp sinh hoạt KNSP, sự điều hành của tổ trưởng, hồ sơ sổ sách, công tác phát triển KNSP của tổ. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên cụ thể; kiểm tra kế hoạch công tác; kiểm tra việc thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ; kiểm tra việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày; kiểm tra hồ sơ sổ sách, kiểm tra việc thực hiện quy chế KNSP, kiểm tra trình độ KNSP nghiệp vụ, kiểm tra sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ. Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện kỹ thuật nhằm nâng hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của trẻ.

3.2.4.3. Cách thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng cần tăng cường quản lý đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên, bắt đầu từ việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học nêu rõ nội dung, thời gian, lực lượng kiểm tra. Thành lập ban xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp. Hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên tiếp cận với yêu cầu kiểm tra - đánh giá nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện hoạt động KNSP của giáo viên.

Xác định tầm quan trọng của việc kiểm tra- đánh giá đối với giáo viên. Công tác kiểm tra đánh giá cần đảm bảo tính chính xác, công bằng, theo tiêu chuẩn rõ ràng sẽ mang đến hiệu quả thực chất.

Tăng cường hình thức kiểm tra toàn diện trong tháng, tuần để có đánh giá toàn diện về khả năng sư phạm cũng như trình độ KNSP của giáo viên chứ không kiểm tra một mặt hoặc kiểm tra theo học kỳ, cuối năm học.

Thường xuyên dự giờ, để đánh giá việc thực hiện chương trình, nâng cao ý thức tự giác đối với công việc của giáo viên, từ đó hiệu trưởng nắm bắt được việc sử dụng đồ dùng, phương pháp giảng dạy, khả năng sư phạm, thực hiện nề nếp KNSP đạt chất lượng như nào để có những biện pháp điều chỉnh.

Để xếp loại đánh giá giáo viên được tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay, hiệu trưởng nên dùng phương pháp trò chuyện, quan sát các hoạt động của cô và trẻ, nghiên cứu các sản phẩm của trẻ để đánh giá giáo viên. Theo 3 chuẩn đó là chuẩn về tư tưởng phấm chất đạo đức lối sống, về trình độ kiến thức, kỹ năng sư phạm. Đặc biệt là nêu cao vấn đề tự đánh giá của giáo viên. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, giáo viên trong trường thường xuyên giám sát quá trình kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện ra những thiếu sót hoặc không phù hợp với các tiêu chí đánh giá để kịp thời điều chỉnh.

3.2.4.4. Điều kiện

Căn cứ vào hướng dẫn của các cấp, ngành chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học. Căn cứ vào tiêu chí chuẩn đánh giá giáo viên.

Điều kiện quan trọng nhất trong quá trình là nhận thức của CBQL về cải tiến phương thức kiểm tra - đánh giá sau đó là sự quyết tâm của giáo viên trong việc thực hiện cải tiến. Chú trọng công tác đào tạo phát triển CBQL và giáo viên về nghiệp vụ kiểm tra đánh giá theo phương thức mới. Thực hiện khen thưởng, kỷ luật nghiêm trọng kiểm tra- đánh giá giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên mầm non quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 82 - 84)