Nội dung quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm mầm non

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên mầm non quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 32)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.2.Nội dung quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm mầm non

Trường mầm non là nơi trực tiếp thực hiện mục tiêu của ngành học mầm non, nên quản lý trường mầm non là một khâu quan trọng của hệ thống ngành học. Chất lượng quản lý trường mầm non có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ và góp phần tạo nên chất lượng quản lý của ngành. Chỉ đạo hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đảm bảo sự tồn tại, phát triển của nhà trường, phù hợp với sự đòi hỏi của sự phát triển kinh tế- xã hội với giáo dục đào tạo trong điều kiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, trường mầm non trở thành khách thể cơ bản nhất, chủ yếu nhất của các cấp quản lý giáo dục mầm non. Mọi hoạt động chỉ đạo của ngành đều tạo điều kiện tối ưu cho sự vận hành và phát triển các cơ sở giáo dục mầm non.

Quản lý công tác phát triển KNSP cho GV của Hiệu trưởng trường mầm non là một nội dung quan trọng, cơ bản của người Hiệu trưởng vì đội ngũ GV là yếu tố hàng đầu, là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục.

Mục tiêu quản lý công tác phát triển KNSP cho GV của hiệu trưởng trường MN là tạo dựng môi trường và những điều kiện thuận lợi để thực hiện

tốt mục tiêu, kế hoạch phát triển KNSP cho GV, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Với mục tiêu như trên, nội dung quản lý công tác phát triển KNSP cho GV của hiệu trưởng trường mầm non bao gồm:

Xây dựng kế hoạch quản lý công tác phát triển KNSP cho giáo viên

Đội ngũ CB - GV là nguồn nhân lực sư phạm có vai trò quyết định đến chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong trường. Để đáp ứng kịp thời với yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng giáo dục, hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch quản lý công tác phát triển KNSP cho GV thường xuyên, liên tục, cập nhật với chương trình giáo dục MN mới, phương pháp giáo dục mới,...

Tổ chức thực hiện công tác phát triển KNSP cho giáo viên

* Nâng cao trình độ đội ngũ CB - GV là một yêu cầu cấp bách trong nhà trường. Hiệu trưởng trường mầm non cần tạo điều kiện cho đội ngũ CB - GV vận dụng lý luận đã học vào thực tiễn tích lũy và tổng kết được những kinh nghiệm thực tiễn, rút ra những lý luận mới. Qua đó, nâng cao trình độ về mọi mặt. Muốn đạt được nội dung trên, hiệu trưởng cần phải:

+ Củng cố thêm nhận thức về vị trí và trách nhiệm cho CB - GV. + Xây dựng được khối đoàn kết, nhất trí trong nhà trường.

+ Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ CB - GV.

+ Nâng cao nghiệp vụ và rèn tay nghề cho CB - GV, thực hiện các yêu cầu chuyên môn, thanh tra, kiểm tra, dự giờ, thăm lớp, áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm trong và ngoài nhà trường, giúp đỡ các GV yếu kém.

* Quản lý đội ngũ CB - GV là điều hành tập thể những người lao động nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu trưởng quản lý đội ngũ CB - GV bằng các hình thức sau:

+ Quản lý CB - GV bằng kế hoạch công tác cá nhân của họ.

+ Quản lý CB - GV thông qua tập thể tổ và các phong trào thi đua. + Quản lý CB - GV bằng các văn bản, thể chế của nhà nước.

* Xây dựng đội ngũ CB - GV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững vàng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đủ khả năng thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đào tạo luôn là yêu cầu bức thiết và quan trọng hàng đầu đối với cán bộ quản lý trường mầm non trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

* Hiệu trưởng xác định hình thức phát triển KNSP cho GV vào từng thời điểm:

+ Phát triển tại chỗ.

+ Phát triển qua hội giảng. + Phát triển ngắn hạn trong hè. + Giáo viên tự học phát triển. + Phát triển dài hạn.

+ Tham quan học hỏi các trường bạn. Từ đó có kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển cho giáo viên phù hợp với đặc điểm tình hình của trường mình mà vẫn đạt hiệu quả.

Chỉ đạo công tác phát triển KNSP cho GV: Hiệu trưởng chỉ đạo cụ thể công tác phát triển KNSP cho GV về mục tiêu, nội dung, thời gian, thời điểm, hình thức, phương pháp, địa điểm, phân công trách nhiệm cho từng thành viên, yêu cầu cần đạt,....

Kiểm tra, đánh giá công tác phát triển KNSP cho GV: là quản lý được công tác phát triển KNSP của GV sau khi được phát triển. Hiệu trưởng sẽ nắm được kết quả chuyên môn mà GV đạt được để từ đó có những biện pháp phát triển KNSP hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên mầm non quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 32)