0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Giải pháp 2: Tăng cường công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN MẦM NON QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 74 -78 )

9. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Giải pháp 2: Tăng cường công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên

vật chất và thời gian để yên tâm khi tham gia các lớp học.

Trao quyền và nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu cao tinh thần tôn trọng và học hỏi, tạo động lực làm việc. Trao quyền đi với trách nhiệm để giáo viên tăng thêm khả năng kiểm soát công việc của họ, tác động đến nhận thức của giáo viên, thúc đẩy họ có những quyết định đúng đắn.

Cán bộ quản lý tự phát triển để nâng tư duy ở trình độ thói quen, kinh nghiệm thực tế lên trình độ tư duy lý luận, tư duy khoa học, từ đó có khả năng nhạy bén, linh hoạt, tạo uy tín trong phong cách quản lý. Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với mối quan hệ trong công việc, luôn tìm cách thấu hiểu giáo viên để đưa ra quyết định quản lý cho phù hợp.

3.2.1.4. Điều kiện

Dựa vào các văn bản pháp quy của Đảng, ngành, trường. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cho giáo viên trong các hoạt động.

3.2.2. Giải pháp 2: Tăng cường công tác phát triển kỹ năng sư phạm cho giáo viên cho giáo viên

Công tác phát triển, tự phát triển có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về chính trị, năng lực sư phạm cho giáo viên MN. Xuất phát từ tình hình thực tế chúng tôi thấy việc phát triển cho giáo viên phải được bắt đầu từ việc xác định mục đích, nội dung và thời gian thực hiện. Trong kế hoạch hàng năm của nhà trường, hiệu trưởng chỉ đạo tổ KNSP phải xây dựng được kế hoạch phát triển KNSP cho cán bộ giáo viên.

3.2.2.1. Mục tiêu

Quán triệt mục đích và yêu cầu công tác phát triển, phổ biến kế hoạch và tiến trình phát triển tới giáo viên.

Giúp cho giáo viên nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phẩm chất chính trị và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn.

Đẩy mạnh tinh thần phát triển, tự phát triển trong mỗi giáo viên nhằm không ngừng nâng cao năng lực sư phạm.

3.2.2.2. Nội dung

Nhận thức về tư tưởng chính trị, chấp hành các chính sách của Đảng, nhà nước, của ngành, địa phương. Phát triển các kiến thức về giáo dục MN: tổ chức kế hoạch, quản lý lớp học và kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh, cộng đồng.

Hiệu trưởng chỉ đạo phát triển phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên thông qua các hoạt động sau:

+ Tổ chức phong trào sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học, chăm sóc, giáo dục trẻ MN; Dự giờ, thăm lớp...

Tổ chức phong trào thi đua chăm sóc giáo dục trẻ; học tập các cá nhân điển hình tiên tiến.

+ Tổ chức các khóa phát triển nâng cao năng lực cho giáo viên MN; tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tập huấn nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên, tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc giáo dục trẻ.

+ Tổ chức cho các giáo viên theo học các lớp đào tạo chính quy,không chính quy để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên.

+ Tạo động lực kích lệ giáo viên tự phát triển để nâng cao năng lực sư phạm.

3.2.2.3. Cách thực hiện giải pháp

Hướng dẫn các văn bản của cấp trên về yêu cầu chuẩn đối với giáo viên và công tác phát triển KNSP, nghiệp vụ đối với giáo viên trong năm học và trong giai đoạn 2010 đến 2020.

Chọn cử đi học theo hình thức cuốn chiếu, cử số giáo viên có quá trình công tác thâm niên, có bề dày thành tích cống hiến cho đi học trước. Hỗ trợ kinh phí đào tạo cho đội ngũ giáo viên theo khả năng của từng đơn vị trường, theo từng năm học cho tất cả giáo viên trong biên chế và ngoài biên chế.

Xuất phát từ nhận thức muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, trước tiên phải trang bị kiến thức cho đội ngũ giáo viên chưa đạt chuẩn, trường đẳng, Đại học). Ngoài kế hoạch tập trung, nhà trường nên tổ chức phát triển phát triển chu kỳ, phát triển chuyên đề vào dịp hè để tất cả giáo viên cùng được tham gia.

Tổ chức hội thảo theo hình thức chuyên đề là biện pháp tốt để nâng cao chất lượng KNSP cho giáo viên trong trường. Việc tổ chức này sẽ bổ xung cho giáo viên những thiếu hụt trong KNSP, nâng cao, cập nhật kiến thức.

Tổ chức hội giảng, hội thi là một đòn bẩy để phát huy khả năng sáng tạo của cán bộ giáo viên, qua đây cũng là một dịp để nhà trường và giáo viên được trang bị và tự trang bị thêm những đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy. Từ đó hiệu trưởng cũng có thể biết được giáo viên nào có khả năng tốt và giáo viên còn yếu để làm cơ sở cho việc tập trung phát triển năng lực tổ chức điều khiển hoạt động giáo dục trên lớp như; năng lực khai thác truyền thụ thông tin, xử lý tình huống sư phạm, sử dụng các phương tiện dạy học hiện

đại và năng lực tự phát triển KNSP, khả năng tham gia nghiên cứu sáng tạo khoa học làm đồ dùng dạy học.

Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm ở trường tiên tiến giúp cho giáo viên tiếp cận tập huấn phương pháp mới, kỹ năng ứng dụng thực hành đổi mới phương pháp.

Nâng cao kiến thức tin học bằng cách tổ chức lớp học cơ bản về tin học, nhằm đáp ứng yêu cầu cập nhật kiến thức và đổi mới phương pháp.

Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống góp phần giữ vững sự ổn định và tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong các hoạt động.

Tổ chức các chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, luật giáo dục, điều lệ, quy chế... Gửi đi học các chương trình phát triển trình độ chính trị cho từng đối tượng khác nhau.

Trong công tác phát triển nên đẩy mạnh hoạt động tự học - tự phát triển luôn xác định là một mũi nhọn chiến lược để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay yêu cầu đẩy mạnh hoạt động tự học tự phát triển đối với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trở thành một yêu cầu có tính cấp thiết. Để đẩy mạnh công tác tự học,tự phát triển nhà trường cần. Đảm bảo các điều kiện cho hoạt động tự hoc, tự phát triển của giáo viên

3.2.2.4. Điều kiện

Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch năm học của nhà trường,chuẩn đánh giá của giáo viên và chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15/6/2004 của ban bí thư về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

Dựa vào tình hình thực tế trình độ KNSP, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức của giáo viên nhà trường. Căn cứ vào nhu cầu học học tập nâng cao trình độ và năng lực sư phạm của giáo viên. Việc đổi mới giáo dục trong giai

đoạn hiện nay. Động viên, kích lệ giáo viên tham gia học tập, tạo các điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong thời gian học tập.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN MẦM NON QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 74 -78 )

×