Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng nhà nước về ngoại giao văn hóa từ 1986 den nam 2011 (Trang 43 - 45)

7. Về kết cấu của luận văn

2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động đến sự thay đổi quan

2.1.1. Bối cảnh quốc tế

Trên thế giới, sự tiến bộ nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã thúc đẩy lực lượng sản xuất thế giới phát triển mạnh mẽ. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu đã vươn lên trở thành ba trung tâm lớn của thế giới đứng đầu trên tất cả các linh vực kinh tế, chính trị, khoa học, giao thơng vận tải. Tuy nhiên, đến giữa thập kỉ 70, tình hình kinh tế - xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện sự trì trệ và mất ổn định. Trong các nước xã hội chủ nghĩa cũng xuất hiện những mâu thuẫn bất đồng. Tình hình Đơng Nam Á cũng đã có những chuyển biến mới. Sau năm 1975, Mỹ đã rút quân khỏi Đông Nam Á lục địa: khối quân sự SEATO tan rã; ngày 24 – 2 – 1976, các nước ASEAN ký hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là hiệp ước Bali), mở ra cục diện hịa bình hợp tác trong khu vực [56, tr.111]

Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc. Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng khoảng sâu

sắc. Đến năm 1991, Liên Xô tan rã, dẫn đến những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở hai khối đối lập do Liên Xô và Hoa Kỳ đứng đầu (trật tự thế giới hai cực) tan rã, mở ra thời kỳ hình thành một trật tự thế giới mới. Trên phạm vi thế giới, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp vẫn còn, nhưng xu thế chung của thế giới là hồ bình và hợp tác phát triển. Các quốc gia, các tổ chức và lực lượng chính trị quốc tế thực hiện điều chỉnh chiến lược đối nội, đối ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bên trong và đặc điểm của thế giới. Xu thế chạy đua vũ trang phát triển mạnh khiến các nước, nhất là những nước đang phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hố, đa dạng hố quan hệ quốc tế; mở rộng và tăng cường liên kết , hợp tác với các nước phát triển để tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, mở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh. Các nước đổi mới tư duy về quan niệm sức mạnh, vị thế quốc gia. Thay thế cách đánh giá cũ, chủ yếu dựa vào thế mạnh qn sự bằng các tiêu chí tổng hợp, trong đó sức mạnh kinh tế được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu. Dưới góc độ kinh tế, tồn cầu hố là q trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt qua các rào cản bởi biên giới quốc gia và khu vực, lan toả ra phạm vi tồn cầu, trong đó hàng hố, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động... bị ngưng trệ. Những tác động tích cực của tồn cầu hố, trên cơ sở thị trường được mở rộng, trao đổi hàng hoá tăng mạnh đã thúc đẩy phát triển sản xuất của các nước; nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư, hợp tác mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác. Mặt khác tồn cầu hố làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, thuận lợi cho việc xây dựng mơi trường hồ bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước. Thực tế cho thấy rằng, các nước muốn

thoát khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt hậu, kém phát triển thì phải tích cực, chủ động tham gia vào qúa trình tồn cầu hố, đồng thời phải có bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các yếu tố bất lợi để vượt qua. Văn hóa trở thành mục tiêu và động lực cuả phát triển và tiến bộ xã hội.

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng nhà nước về ngoại giao văn hóa từ 1986 den nam 2011 (Trang 43 - 45)