Tham gia các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa,

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng nhà nước về ngoại giao văn hóa từ 1986 den nam 2011 (Trang 64 - 66)

7. Về kết cấu của luận văn

2.3. Triển khai trong thực tiễn

2.3.3. Tham gia các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa,

thuật trong và ngoài nước.

Các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại nước ngồi là một hình thức quan trọng của ngoại giao văn hóa. Hàng năm Việt Nam cử các đồn văn hóa nghệ đi nước ngồi tham gia các hoạt động biểu diễn nhằm giới thiệu về việc đất nước, con người và văn hóa Việt Nam.

Mỗi năm, tổ chức hàng chục cuộc triển lãm. Ngoài các cuộc trong nước chuẩn bị và gửi sang, Trung tâm đã chọn lọc, giới thiệu các.các tác phẩm của các họa sỹ sở tại, kể cả các họa sỹ, nhà nhiếp ảnh không mang quốc tịch Việt Nam (triển lãm ảnh của Xavier Nory về Mỹ Sơn, Gerard Domise về dân tộc thiểu số, Pat Cam về Hà Nội, Đỗ Thân về tranh trên giấy gió, Nguyễn Văn Tâm về tranh Galbisme…).

Nhiều chương trình nghệ thuật đã được tổ chức thực hiện tại trung tâm và nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn. Hầu hết các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống do trong nước gửi sang (âm nhạc và múa truyền thống, cải lương, chèo, quan họ, ca trù, tuồng…) đã được Trung tâm khai thác triệt để, phát huy hiệu quả, tiết kiệm kinh phí. Đặc biệt, phối hợp tổ chức thành công “Tháng Việt Nam tại Pháp năm 2011” gồm Hội chợ Tour và Tháng Việt Nam tại Lorient. Đây là hoạt động giới thiệu sâu sắc, toàn diện và đa dạng về đất nước, con người Việt Nam tới cơng chúng Pháp qua chuỗi các sự kiện có quy mơ lớn.

Trong những năm 2009 - 2010, nhiều đợt chiếu phim Việt Nam diễn ra tại nước ngoài, mỗi đợt kéo đài khoảng 2 tháng đã được tổ chức cho hàng trăm người đến xem, trong đó có nhiều khán giả Pháp. Các bộ phim tài liệu kinh điển, các phim truyện Việt Nam sản xuất gần đây đã được giới thiệu với cơng chúng tại phịng chiếu phim của trung tâm. Các cuộc tọa đàm bàn trịn, nói chuyện và hội thảo đã diễn ra về các chủ đề về Việt Nam,

danh nhân văn hoá Việt Nam, văn hoá, lịch sử Việt Nam. Tham gia các chương trình hợp tác với các địa phương (Hội chợ quốc tế, Hội báo Nhân đạo, các sự kiện giới thiệu Việt Nam…) thu hút rất đông khách thăm quan.

Một khơng gian văn hố Việt Nam với khoảng 20 bộ triển lãm ảnh, tranh, trong đó có gian Hồ Chí Minh với tượng đồng của Bác và một gian văn hoá vật thể cũng đã được thiết lập, phục vụ cho mục đích tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam. Không gian các lớp học cũng đã được mở với nhiều phòng chức năng và được gắn tên văn hóa, là nơi học tập tiếng Việt, nghệ thuật và sinh hoạt thường kỳ. Các lớp tiếng Việt, nghê thuật và võ cổ truyển Việt Nam tiếp tục được duy trì hàng tuần.

Trung tâm thực sự trở thành mái nhà chung để mỗi người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Pháp tìm đến, chia sẻ và sinh hoạt. Cộng đồng người Việt tại Pháp là một trong những cộng đồng lớn, có bề dày lịch sử và có nhiều chi nhánh, hội đồn: Hội cơng nhân, Hội thương gia, Hội thanh niên Việt kiều, Ban thanh thiếu niên - thiếu nhi, Hội sinh viên, các tổ chức hội đồn hoạt động vì Việt Nam (các hội ái hữu, hội điơxin, chất độc da cam...), các nhóm nhạc, khiêu vũ, võ cổ truyền Việt Nam... đã đến với trung tâm. Họ đều nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, có hiệu quả và chính họ đã trở thành những cánh tay nối dài của trung tâm, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa nghệ thuật Việt Nam khơng chỉ đối với bạn bè Pháp, mà khắp cả châu Âu.

Hình thức của các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật ngày càng đa dạng. Việt Nam cũng tích cực tham gia các hoạt động mang tính đa phương về văn hóa như các liên hoan phim, âm nhạc, nghệ thuật quốc tế, triển lãm sách, tranh ảnh nghệ thuật tại các quốc gia,…

Những ngày/tuần Việt Nam ở nước ngoài cũng là một hoạt động ngoại giao văn hóa có hiệu quả rất cao trong việc quảng bá hình ảnh Việt

Nam ở nước ngồi. Hàng năm chúng ta tổ chức các ngày/tuần Việt Nam tại một số quốc gia trên thế giới, như ở: Đức, Nam Phi, Singapore, Anh, Bỉ,…

Một điều đáng chú ý là, nếu những năm trước đây, hầu hết các hoạt động nghệ thuật giao lưu văn hóa của Việt Nam biểu diễn ở nước ngoài đều do các đơn vị như Bộ Văn Hóa- Thể thao- Du lịch kết hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức và tiến hành, thì trong những năm gần đây đã xuất hiện những chương trình nghệ thuật của Việt Nam nhận được đánh giá cao ở nước ngoài lại do các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, phối hợp với các cơ quan bộ ngành thực hiện, tiêu biểu là chương trình ca nhạc tạp kĩ “Duyên dáng Việt Nam” do báo Thanh Niên tổ chức. Xuất thân là một chương trình nghệ thuật có uy tín trong nước từ nhiều năm, theo ơng Phạm Sanh Châu, “Duyên dáng Việt Nam” giờ đây đã đảm nhận nhiệm vụ chính trị là “Giới thiệu hình ảnh văn hóa dân tộc ra với bạn bè quốc tế, mang tầm vóc văn hóa và chính trị trong chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước”. Các chương trình “Duyên dáng Việt Nam” đã được tổ chức tại Sigapore, Anh, Australia đều nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, kiều bào nước ngồi, như trong lần ra mắt khán giả Sigapore(2007), đích thân Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nói với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng( lúc bấy giờ đang thăm Singapore) rằng: chương tình này là biểu hiện của “ các mối quan hệ trao đổi văn hóa, tương tác, giáo dục và con người với con người đang được tăng cường” giữa nhân dân hai nước.

Đây là một tín hiệu đáng mừng bởi vì đã đi đúng theo chủ trương xã hội hóa các hoạt động ngoại giao văn hóa mà Đảng và Nhà nước ta đang kêu gọi.

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng nhà nước về ngoại giao văn hóa từ 1986 den nam 2011 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)