Quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế thông qua các

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng nhà nước về ngoại giao văn hóa từ 1986 den nam 2011 (Trang 78 - 84)

7. Về kết cấu của luận văn

2.3.8.Quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế thông qua các

2.3. Triển khai trong thực tiễn

2.3.8.Quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế thông qua các

hoạt động du lịch

Việt Nam là một đất nước hồ bình, ổn định, kinh tế liên tục tăng trưởng trong xu thế đổi mới, hội nhập, với chủ trương nhất quán sẵn sàng là

bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Việt Nam là đất nước có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng cả về tự nhiên và nhân văn. Con người Việt Nam thân thiện và mến khách; có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với những di sản tự nhiên, văn hoá, lịch sử quý giá, trong đó có nhiều di sản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Truyền thống văn hoá của Việt Nam đậm đà, giàu bản sắc và phong phú thêm bởi những hoạt động lễ hội, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc. Đó là cơ sở và tiềm năng to lớn để du lịch Việt Nam có thể tạo dựng hình ảnh một điểm đến thân thiện, sức hấp dẫn tiềm ẩn đối với du khách bốn phương.

Đối với ngành du lịch, mục tiêu chiến lược phát triển cho tới năm 2010 và định hướng những năm tiếp theo là trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu qủa lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử; huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế. Từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm du lịch hấp dẫn, phấn đấu sau năm 2010, Du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2007 ngành du lịch đã phục vụ từ 23,4 triệu khách, trong đó gồm 4,2 triệu khách quốc tế và 19,2 triệu khách nội địa, đạt doanh thu khoảng 3,2 tỷ USD. Dự báo các con số trên sẽ còn tăng cao hơn nữa trong năm 2008 và các năm tiếp theo. Đối tượng khách đi du lịch Việt Nam cũng rất đa dạng, ngày càng mở rộng. Thị trường khách của du lịch Việt Nam đã bao gồm hầu hết các thị trường nguồn lớn trên thế giới từ Đông Bắc Á, ASEAN, Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương đến các châu lục khác. Điều này chứng tỏ Việt Nam là một điểm du lịch có sức hấp dẫn, cuốn hút đối với du khách trong và ngoài khu vực. Để đáp ứng nhu cầu về chất lượng và dịch vụ ngày càng cao của du khách, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật

chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ du lịch không ngừng được cải thiện và nâng cao. Hiện Việt Nam đã có 9.343 cơ sở lưu trú với 184.834 buồng được xếp hạng từ đạt chuẩn đến 5 sao. Cả nước có 655 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và trên 10.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa, tham gia xây dựng, tổ chức các tour du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. [22, tr.235]

Trong khn khổ Chương trình quốc gia về du lịch, đã có gần 15 loại ấn phẩm được sản xuất và phát hành với nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc. Đĩa CD-ROM về các lễ hội truyền thống của Việt Nam được hoàn thành phân phối tới du khách du lịch qua nhiều kênh khác nhau. Các địa phương và doanh nghiệp đã in hàng vạn bản đồ, hàng triệu tập gấp du lịch, phát hành ở các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm. Hiện nay ngành du lịch đã có 5 website: vietnamtourism.com, vietnamtourism-info.com, dulichvn.org.vn, vietnamtourism.gov.vn và vietnam-tourism.com. Hàng năm có trên 10 triệu lượt người truy cập vào các trang web trên để tìm hiểu thơng tin về đất nước, con người, Du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch khác đã được sử dụng như sản xuất phim quảng cáo giới thiệu về du lịch Việt Nam. Những sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc thù Việt Nam xuất hiện nhiều hơn trên các phương tiện thông tin, truyền thông quốc tế, cũng như được quảng cáo trên các kênh truyền hình lớn như CNN... Du lịch Việt Nam thường xuyên mời các đoàn lữ hành, các nhà báo nước ngoài vào tham quan khảo sát và viết bài quảng cáo, làm phim giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Trong những năm qua, quan hệ hợp tác của Du lịch Việt Nam với các nước trên thế giới, các tổ chức khu vực, quốc tế đã được đẩy mạnh và tăng cường. Du lịch Việt Nam đã ký được 40 văn bản hợp tác với các nước

và vùng lãnh thổ trên thế giới; thiết lập quan hệ bạn hàng và đối tác với trên một nghìn hãng của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, sự tham gia của du lịch Việt Nam trong hoạt động của các tổ chức, cơ chế khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC, ASEM, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Hiệp hội Lữ hành Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Tiểu vùng sơng Mê-kơng (GMS), hợp tác Sông Mê-kông - Sông Hằng, hành lang Đông - Tây, v.v. ngày càng tích cực và hiệu quả hơn. Đã có nhiều sáng kiến được đánh giá cao như sáng kiến tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN+3. Du lịch Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Du lịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4, Hội nghị bộ trưởng Du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia. Du lịch Việt Nam đã tham gia hầu hết các hội chợ du lịch khu vực và quốc tế lớn, tổ chức nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến ở các thị trường trọng điểm và hiện nay đang tích cực chuẩn bị tổ chức Diễn đàn du lịch ASEAN 2009 (ATF 09), từ ngày 05-12/01/2009, góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, thu hút khách quốc tế đi du lịch Việt Nam.

Việc tích cực đẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đáng kể vào việc thực hiện Chiến lược phát triển du lịch, các chương trình, kế hoạch chung của ngành. Du lịch Việt Nam đã tranh thủ được nhiều dự án viện trợ khơng hồn lại hoặc hỗ trợ kỹ thuật để phát triển. Đã có gần 30 triệu USD được tài trợ để triển khai các dự án phát triển nguồn nhân lực cho Du lịch Việt Nam. Nhiều dự án hỗ trợ Du lịch đã và đang được triển khai hiệu quả. Cả nước hiện có trên kỹ thuật trong lĩnh vực quy hoạch du lịch, xây dựng và triển khai Luật 243 dự án đầu tư nước ngoài vào du lịch đạt trên 6,7 tỷ USD vào

các lĩnh vực đang cần thu hút vốn đầu tư như xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí...

Du lịch – ngành cơng nghiệp khơng khói được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Du lịch Việt Nam có những thế mạnh và tiềm năng to lớn để có thể tạo dựng hình ảnh một điểm đến thân thiện, sức hấp dẫn tiềm ẩn đối với du khách bốn phương.

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng du lịch sẵn có, năm 2010 Việt Nam đón từ 6 - 6,5 triệu lượt khách quốc tế, từ 25 - 30 triệu lượt khách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt khoảng 3,8 tỷ USD, đưa tổng sản phẩm du lịch đạt 5,3% tổng GDP của cả nước, tạo việc làm cho 1,4 triệu người, ngành Du lịch sẽ tiếp tục tập trung nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và khuyến khích đầu tư nâng cấp và phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phục vụ cho hoạt động du lịch. Tập trung đầu tư phát triển những sản phẩm đặc thù của du lịch Việt Nam trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch biển của Việt Nam. Tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch cao cấp, đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện đầu tư những khu nghỉ dưỡng hiện đại, đồng bộ, đầy đủ các dịch vụ và tiện nghi nhằm hướng tới thị phần khách du lịch có nhu cầu tiêu dùng cao. Bên cạnh đó nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; nâng cao tính chun nghiệp của cơng tác xúc tiến du lịch, từng bước đi vào chuyên nghiệp hóa nhằm quảng bá tối đa hình ảnh và sản phẩm du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm, các thị trường tiềm năng trên thế giới. Đặc biệt bên cạnh nỗ lực của ngành, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ nhiều hơn nữa của các ban, ngành liên quan, đặc biệt là các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Đây sẽ là cơ sở để chiến dịch xúc tiến “Việt Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn” tiếp tục thành cơng, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế. [6, tr.241]

Tiểu kết chƣơng 2

Ngoại giao văn hóa Việt Nam đã tồn tại lâu đời trong lịch sử ngoại giao dân tộc. Thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng CNXH, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng công tác đối ngoại, nhằm tạo mơi trường quốc tế hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước được chú trọng. Đường lối đối ngoại được thực hiện có hiệu quả đã nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tạo nên thành công của ngoại giao Việt Nam nhất là trong thời kỳ đổi mới, một phần là do các hoạt động ngoại giao văn hóa. Thực tiễn hoạt động ngoại giao văn hóa được triển khai trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị. Ngoại giao văn hóa, ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế đan xen, hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển tạo nên thế vững chắc cho ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ tồn cầu hóa.

Hoạt động ngoại giao văn hóa tập trung vào quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, với sự tham gia của các ngành như ngoại giao, văn hóa – thể thao – du lịch, truyền thông… cùng nhiều hoạt động đa dạng, phong phú ở nước ngoài như các buổi biểu diễn giao lưu...Với sự nỗ lực Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng cũng như các cá nhân, ngoại giao văn hóa đã khẳng định được vị trí, vai trị và tầm quan trọng của mình trong chính sách ngoại giao nói chung, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Chƣơng 3

ĐÁNH GIÁ KÊT QUẢ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1986 - 2011

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng nhà nước về ngoại giao văn hóa từ 1986 den nam 2011 (Trang 78 - 84)