Xây dựng thông điệp và thương hiệu quốc gia

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng nhà nước về ngoại giao văn hóa từ 1986 den nam 2011 (Trang 67)

7. Về kết cấu của luận văn

2.3. Triển khai trong thực tiễn

2.3.5. Xây dựng thông điệp và thương hiệu quốc gia

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, tạo dựng được thương hiệu quốc gia là một cách để khẳng định giá trị cũng như vị thế hàng hóa trên thị trường. Một trong những điều quan trọng nhất của ngoại giao văn hóa đó là truyền tải được thông điệp của một quốc gia đến với thế giới. Một thông điệp hàm chứa những nét đặc trưng nhất của quốc gia đó và được quảng bá tốt sẽ tác động mạnh mẽ hơn đến bạn bè thế giới, khiến hình ảnh đất nước trở nên rõ ràng và thu hút hơn. Việc xây dựng thương hiệu quốc gia để hướng tới khẳng định vị thế của đất nước gắn với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng, uy tín, phong phú, đa dạng. Thời gian qua nhiều doanh

nghiệp đạt thương hiệu quốc gia đã vươn ra thị trường thế giới, mang lại những kết quả tích cực. Đã có nhiều ý kiến đưa ra về xây dựng thông điệp cho Việt Nam nhưng chưa đi đến được thống nhất. Hiện nay, các ý kiến tập trung nhất mạnh vào một số thơng điệp chính có thể sử dụng như : đất nước tươi đẹp, con người thân thiện, văn hóa độc đáo và lịch sử huyền thoại. Bên cạnh thông điệp, việc chọn ra được một vài sản phẩm trở thành thương hiệu Việt Nam cũng là một yếu tố quan trọng của ngoại giao văn hóa. Các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách hiện đang phân vân giữa một số thương hiệu văn hóa đậm tinh thần Việt Nam như nem, phở, áo dài, cà phê, đàn bầu…

Xây dựng, giữ vững và phát triển thương hiệu quốc gia là một quá trình khơng đơn giản, địi hỏi nỗ lực cao của cộng đồng doanh nghiệp và nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới. Thời gian tới, cần tiếp tục xây dựng môi trường phát triển thương hiệu quốc gia thuận lợi, phối hợp các cơ chế chính sách để các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể được thụ hưởng điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng thương hiệu. Ðồng thời hướng dẫn và hỗ trợ hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trong việc bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu trong nước cũng như quốc tế, hỗ trợ vốn và công nghệ để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh để tăng xuất khẩu.

Xây dựng thương hiệu quốc gia là việc làm cấp bách và cần có kế hoạch lâu dài, nhất quán trong chính sách của nhà nước, sự đồng thuận và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp. Với những thành công của mỗi sản phẩm,

doanh nghiệp sẽ góp phần tăng giá trị cho thương hiệu Việt Nam, giúp hàng Việt Nam khẳng định uy tín và vị thế trên thương trường thế giới.

2.3.6. Cơng tác người Việt Nam ở nước ngồi

Hiện nay, có khoảng 3,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài sinh sống ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 2/3 tập trung ở các nước phát triển. Với dân số tương đương với dân số một thành phố hoặc tỉnh lớn trong nước, cộng đồng có khoảng 300.000 người có trình độ từ đại học trở lên và có tổng thu nhập gần bằng GDP của Việt Nam, hàng năm gửi về nước một lượng kiều hối giá trị nhiều tỉ đô la (theo số liệu chưa đầy đủ, năm 2007 đạt khoảng 7 tỉ đơ la). Người Việt Nam ở nước ngồi đã và đang cùng nhân dân trong nước tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Cùng với đà phát triển ở trong nước cũng như quan hệ quốc tế của Việt Nam, trong những năm gần đây, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang đứng trước những thay đổi to lớn, ngày càng đông hơn về số lượng, đa dạng hơn về thành phần, thành đạt hơn trong xã hội sở tại và ngày càng ý thức hơn về các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Số người Việt Nam có tiếng nói và vai trị nhất định trong khoa học, công nghệ, các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội hoặc giữ chức vụ trong chính quyền sở tại đang tăng dần lên, nhất là ở các nước có quan hệ nhiều mặt với Việt Nam như Mỹ, Ca-na-đa, Pháp, Ơ-xtrây-li-a...

Dù hồn cảnh ra đi và điều kiện sinh sống hiện nay ở mỗi địa bàn có khác nhau, đại đa số người Việt Nam ở nước ngồi đều chia sẻ mối quan tâm và có nguyện vọng chung là ổn định cuộc sống, hòa nhập và thành đạt trong xã hội sở tại, đồng thời tiếp tục củng cố và phát triển cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc và đẩy mạnh các hoạt động hướng về cội nguồn.

Sự ổn định, phát triển, thành đạt của người Việt Nam ở nước ngoài và các nỗ lực duy trì, giữ gìn văn hóa, truyền thống dân tộc của đồng bào giúp họ có được vị trí xứng đáng với tư cách là một cộng đồng sắc tộc trong xã hội sở tại, được xã hội sở tại tôn trọng. Điều này phù hợp với nhận thức mới của ngành khoa học phát triển trên thế giới về mối quan hệ biện chứng giữa đa dạng văn hóa và phát triển, vì vậy được chính phủ nhiều nước, nhiều chính quyền sở tại ủng hộ, khuyến khích và có những hỗ trợ nhất định. Quan trọng hơn là sự thành công của đồng bào ở xa Tổ quốc với tư cách là một cộng đồng sắc tộc đã và đang góp phần nâng cao hình ảnh và tầm vóc của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời góp phần củng cố và phát triển quan hệ của Việt Nam với nước, lãnh thổ nơi đồng bào cư trú.

Vai trò của ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngồi trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam

Cộng đồng người Việt Nam được xã hội sở tại nhìn nhận như là một hình ảnh thu nhỏ, một tấm gương phản chiếu hình ảnh Việt Nam. Người dân, nhà kinh doanh, người du lịch hay chính khách sở tại có ấn tượng, hình thành quan niệm hoặc định kiến, mặc cảm đầu tiên về Việt Nam thường thơng qua hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam này, tác động của hành vi, ứng xử, hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tế, khoa học, chính trị… của những người Việt Nam sinh sống trong lòng xã hội đó.

Có thể nói người Việt Nam ở nước ngoài là những người tiếp thị hình ảnh Việt Nam thường xuyên, thường trực, vừa có ý thức vừa thụ động, vừa trực quan vừa gián tiếp đối với nhân dân các nước/lãnh thổ nơi họ sinh sống, làm ăn, lao động hoặc học tập. Việc quảng bá hình ảnh Việt Nam được tiến hành qua nhiều kênh, dưới nhiều hình thức nhưng thơng qua

cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để bảo đảm sự tiếp nhận tích cực của xã hội sở về Việt Nam luôn là một phương thức rất hiệu quả.

Cũng chính vì vậy, nhận thức rõ được cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam, là nguồn lực và một cầu nối hữu nghị, hợp tác có ý nghĩa của nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế là yêu cầu quan trọng hàng đầu, cơ bản trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài theo tinh thần của Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động về cơng tác đối với người Việt Nam ở nước ngồi của Chính phủ, gần đây nhất là Chỉ thị 19/2008/CT-TTg ngày 6/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về công tác với người Việt Nam ở nước ngồi” trong đó u cầu tồn bộ hệ thống chính trị của ta: “Tích cực đáp ứng các nhu cầu về thông tin... cũng như về văn hóa, tín ngưỡng của Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” và Quyết định 102/2008/QĐ-TTg ngày 18/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ “Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài”.

Quán triệt sâu sắc tinh thần trên ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài ln xác định đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt Nam là một nội dung công tác quan trọng hàng đầu trong chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Một số giải pháp thúc đẩy quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua Cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài

Thúc đẩy mạnh mẽ quảng bá hình ảnh Việt Nam thơng qua cộng đồng người người Việt Nam ở nước ngồi là vấn đề vừa có tính khoa học, chiến lược, căn bản lâu dài, vừa có tính thực tiễn, khả thi, cần và có thể

thực hiện ngay với những hình thức thiết thực, linh hoạt và cách tiếp cận vừa nhất quán, đồng bộ, vừa tinh tế, với các bước đi phù hợp với các đặc thù của từng địa bàn có người Việt Nam sinh sống.

Từ góc độ của vụ thơng tin -văn hóa, cần nghiên cứu và triển khai một số giải pháp sau:

Một là, thống nhất nhận thức, hồn thiện chính sách, đổi mới cơ chế

và kiện toàn tổ chức để đẩy mạnh các hoạt động và hình thức quảng bá hình ảnh Việt Nam thơng qua cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi.

Chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia phải xác định rõ mục đích với các mục tiêu cụ thể và phải xác định rõ các vấn đề: khái niệm và nội dung hình ảnh Việt Nam, phương thức, cách thức quảng bá, người tổ chức thực hiện, tham gia, vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi… Chiến lược đó phải tính đến các đặc điểm, điều kiện của từng địa bàn, cộng đồng cụ thể nhằm đưa ra những biện pháp, giải pháp thích hợp tương ứng.

Để thúc đẩy cơng tác quảng bá hình ảnh thơng qua người Việt Nam ở nước ngoài các cơ quan chủ chốt (Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, Bộ Thơng tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao/Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngồi) cần sớm định hình một cơ chế điều phối giữa cơ quan quản lý về thông tin-truyền thơng, văn hóa và cơ quan chuyên trách về người Việt Nam ở nước ngồi, trên cơ sở phân cơng rõ ràng, hợp tác chặt chẽ theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Cơ chế đó đồng thời cần có sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức khác như các cơ quan báo chí, truyền thơng, các tổ chức văn hóa, nghệ thuật, các cơ quan đại diện Việt Nam, các hội đoàn của người Việt Nam ở nước ngoài…

Cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiê ̣n hê ̣ thống luâ ̣t pháp , chế độ , chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi , động viên, khuyến khích kịp thời người Việt Nam ở nước ngồi đóng góp vào sự nghiệp quảng bá hình ảnh

đất nước. Cần hoàn thiện Quy chế khen thưởng kiều bào có thành tích trong phát triển cộng đồng và xây dựng đất nước, quảng bá hình ảnh Việt Nam, đồng thời cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhằm xây dựng các chế độ, chính sách hỗ trợ về thơng tin, tài chính, nhân lực, góp phần để các tổ chức hội đoàn và cá nhân kiều bào đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tại địa bàn sinh sống.

Hai là, cần phải có những giải pháp thiết thực để xây dựng cộng đồng

Mỗi một người Việt Nam và mỗi người Việt Nam ở nước ngồi chính là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam tại nước ngồi. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm và đầu tư hơn nữa cho việc phát triển cộng đồng về mọi mặt, cả chính trị, kinh tế-văn hóa, cả vật chất và tinh thần nhằm xây dựng các cộng đồng người người Việt Nam ở nước ngoài ổn định, đoàn kết, văn minh, thành đạt, duy trì bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc và hướng về quê hương.

Trước hết, cần chú trọng củng cố, tổ chức các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài: các hội người Việt Nam, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật, tiếng Việt, doanh nhân, khoa học, câu lạc bộ dâu, rể Việt Nam, gia đình có con ni người Việt Nam... cho từng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Vận động, động viên các tổ chức đó đưa việc xây dựng hình ảnh Việt Nam, thông qua các hoạt động thơng tin văn hóa, nếp sống văn minh hàng ngày, vào tôn chỉ mục đích của mình; động viên, khuyến khích và hướng dẫn các hội đoàn xác định quảng bá hình ảnh Việt Nam là nhiệm vụ lớn, thường xuyên và quan trọng của tổ chức, gắn với nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, duy trì, truyền bá tiếng Việt và với các hoạt động cộng đồng khác; khuyến khích sự tham gia của người nước ngoài.

Ở những địa bàn khó khăn, cần có sự hỗ trợ về tài chính từ trong nước cho hội đồn, trong đó có cả việc trả thù lao, bồi dưỡng cho người chuyên trách. Tuy nhiên, sự tham gia của cộng đồng và việc thực hiện xã hội hóa là cách thức hiệu quả nhất để bảo đảm tính bền vững của các chương trình hỗ trợ từ trong nước. Chú trọng phát hiện, tạo nguồn nhân sự làm công tác thông tin, truyền thơng, văn hóa, thể thao, nghệ thuật…có hình thức phù hợp hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng những cá nhân cốt cán trong các hoạt động đó về cơng tác cộng đồng cũng như về các kỹ năng tổ chức tiến hành hoạt động thơng tin, văn hóa.

Sự nghiệp quảng bá hình ảnh quốc gia địi hỏi sự tham gia, ủng hộ của cả cộng đồng. Vì vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng để mỗi người người Việt Nam ở nước ngoài đều tham gia vào việc quảng bá hình ảnh và văn hóa Việt Nam, với nhận thức, lịng u nước và tự hào dân tộc.

Ba là, cần cung cấp thơng tin văn hóa đầy đủ, kịp thời, dễ tiếp thu

đáp ứng các nhu cầu đời sống tinh thần của người Việt Nam ở nước ngồi Thơng qua người Việt Nam ở nước ngoài quảng bá hình ảnh Việt Nam, cần cung cấp cho họ những thơng tin kịp thời, đầy đủ, có định hướng về mọi mặt đời sống đất nước, công cuộc đổi mới, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, truyền bá những giá trị và tinh hoa văn hóa-tinh thần của dân tộc.

Cơ quan chức năng Nhà nước và các cơ quan truyền thông trong nước cần định hướng và hỗ trợ mọi mặt cho báo chí, truyền thơng, sinh hoạt văn hóa, văn học - nghệ thuật của người Việt Nam ở nước ngồi. Tở chức các chương trình thông tin, vâ ̣n đô ̣ng và giới thiê ̣u về Viê ̣t Nam trong cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngồi để họ có cái nhìn đúng và đủ về đất nước, đặc biệt là về vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền

và tôn giáo. Nghiên cứu khuyến khích liên doanh, liên kết với người Viê ̣t Nam ở nước ngoài để xuất bản báo in phát hành ra nước ngoài phu ̣c vu ̣ bà con Viê ̣t kiều và nhân dân nước sở tại ; có hình thức hỗ trợ phù hợp những tờ báo, cơ quan truyền thơng có thái độ và quan điểm đúng mực, khách quan và tích cực.

Truyền bá tiếng Việt là con đường cơ bản nhất để duy trì, phát triển và phát huy tinh thần Việt, văn hóa Việt, qua đó là hình ảnh quốc gia Việt Nam. Tiếng Việt là sợi dây bền chắc nhất gắn bó giữa những người Việt trong người Việt Nam ở nước ngoài giữa người Việt Nam ở trong nước với ngồi nước. Do đó, cần sớm triển khai và thực hiê ̣n đồng bô ̣, thống nhất các hoạt động nhằm giúp đồng bào ở nước ngoài duy trì , sử dụng, truyền bá

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng nhà nước về ngoại giao văn hóa từ 1986 den nam 2011 (Trang 67)