7. Về kết cấu của luận văn
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu và khuyến nghị
3.2.2. Một số khuyến nghị
- Xây dựng cơ chế, chính sách, định hướng phù hợp
Đây là một điều kiện cần thiết vì cần phải có một hành lang pháp lý cụ thể thì các hoạt động ngoại giao văn hóa mới trở nên chủ động và hiệu quả hơn. Ở tầm quốc gia, cần phải có một chiến lược ngoại giao văn hóa phù hợp với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế để cùng thực hiện
mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Chiến lược này cần đầu tư lâu dài, kỹ lưỡng, có chiều sâu.
Bên cạnh đó cần phải thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về ngoại giao văn hóa để có bộ máy điều phối chung , trong đó Bộ Ngoại giao giữ vai trị “đầu tầu”, điều phối chính.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X cũng đã nêu "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội. Đặc biệt nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong nhân cách của thanh niên, thiếu niên; chống những hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa; xác định nhiệm vụ "làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH"
Đẩy mạnh việc xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh. Bồi dưỡng các tài năng văn học khuyến khích sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.
Khơng chỉ đề ra các định hướng về văn hố, mà Đảng ta còn chỉ ra những chính sách, những định hướng rất cụ thể về giao lưu văn hố. Đó chính là những cơ sở quan trọng cho việc thực hiện ngoại giao văn hoá. Đại hội Đảng X đã xác định chính sách ngoại giao văn hóa là “mở rộng giao lưu văn hóa, thơng tin với thế giới” Giữa hoạt động ngoại giao và bản sắc văn hóa dân tộc có mối liên quan chặt chẽ. Chính sách đối ngoại của mỗi dân tộc ít nhiều đều chịu ảnh hưởng và sự chi phối bởi chính nền văn hóa
của dân tộc đó. Trong q trình phát triển, mỗi nền văn hóa đều tiếp xúc, giao lưu và đối thoại với nhiều nền văn hóa khác nhau. Giao lưu văn hóa nhằm tăng cường nâng cao sự hiểu biết và nhận thức về những giá trị chung của tồn nhân loại và tơn trọng sự khác biệt của từng dân tộc. Đồng thời tạo cơ hội cho các nền văn hóa hợp tác cùng chung sống hịa bình vì sự phát triển bền vững. Quá trình tiếp xúc, giao lưu và đối thoại văn hóa, giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng nhờ đó được phong phú, sáng tạo hơn. Chính sự đa dạng của các nền văn hóa đã làm nảy sinh nhu cầu giao lưu và đối thoại văn hóa.
Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa mở ra những cơ hội mới cho các cộng đồng hiểu nhau và cho chính mỗi cộng đồng hiểu rõ mình. Do vậy sự tương tác giữa các nền văn hóa là một thuộc tính và là tiền đề cho sự phát triển xã hội.
Bản sắc văn hóa Việt Nam là nguồn lực và thế mạnh của đất nước có cội nguồn từ nền văn hóa nơng nghiệp lúa nước, được tôi luyện vững bền trong cả quá trình lịch sử lâu dài, khơng bị văn hố phương Bắc đồng hố, đủ sức tiếp biến thành công văn hóa phương Tây và sẵn sàng hội nhập văn hóa trong khu vực và thế giới trong thời đại ngày nay. Động lực để Việt Nam thực hiện giao lưu văn hố mà khơng làm mất đi bản sắc văn hố dân tộc chính là lịng u nước, ý chí tự tơn dân tộc cùng với khát vọng hịa bình, mong muốn tiến kịp văn minh nhân loại, sự bao dung, hoà đồng, mềm dẻo, linh hoạt...Sự từng trải của dân tộc qua xung đột và giao lưu là thế mạnh nổi trội nhất của Việt Nam. Nói cách khác, đó là sự khơng chối từ trong việc tiếp thu tinh hoa văn hố nước ngồi trên nền tảng của tư tưởng độc lập dân tộc.
Cuộc giao thoa văn hoá với phương Tây đã đem đến cho văn hoá Việt Nam những lớp phù sa văn hoá mới. Tư tưởng chỉ đạo văn hóa của đất
nước ta là nhằm tạo ra gia tốc ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội, nó là chìa khóa để đất nước ta phát triển toàn diện về mọi mặt, xây dựng đất nước giàu đẹp, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đồng thời tự khẳng định vị thế của mình trong quá trình hội nhập. Hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước, vì thế, khơng thể tách rời ngoại giao văn hố [65: tr.3]
-Tăng cường cơng tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ chuyên môn
Phát triển nguồn lực con người là trọng tâm của phát triển bền vững. Nhân lực là một trong những vấn đề hàng đầu và quan trọng nhất của ngoại giao văn hóa. Là một lĩnh vực cịn mới mẻ ở Việt Nam, chính vì vậy , ngoại giao Việt Nam hiện đang thiếu hụt đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao văn hóa cả về chất và lượng. Để có thể đảm đương được hiệu quả các nhiệm vụ đề ra của ngoại giao văn hóa, đội ngũ cán bộ khơng chỉ giỏi ngoại giao, chắc chắn về chính trị , am hiểu về kinh tế mà cịn phải đủ trình độ có thể vận dụng các kiến thức, kỹ năng liên quan đến văn hóa. Để đạt được như vậy, công tác đào tạo cán bộ cho ngoại giao văn hóa phải được tiến hành sớm, lâu dài, liên tục và không ngừng học hỏi cập nhật những cái mới, vì văn hóa là một lĩnh vực đa dạng và luôn vận động, biến đổi.
Một cán bộ ngoại giao văn hóa chuyên nghiệp, bên cạnh những kỹ năng, tố chất sẵn có của một nhà ngoại giao thực thụ, cần phải được trạng bị những phẩm chất sau :
Trước hết là sự hiểu biết đa dạng về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật
khơng chỉ của dân tộc mình mà cịn cả văn hóa bạn bè quốc tế. Từ sự hiểu biết đó, nhà ngoại giao biết mình có gì và bạn cần gì, thích gì để tạo hiệu quả các hoạt động văn hóa đạt được mục đích ngoại giao.Đó là ngun tắc biết mình biết người. Phải khẳng định rằng một đại sứ không thể thay thế cho một chuyên gia văn hóa. Nhưng vị đại sứ này muốn thực hiện tốt
nhiệm vụ ngoại giao văn hóa của mình thì khơng thể khơng trang bị cho mình những kiến thức văn hóa cần thiết. Đại sứ phải quan tâm, tìm hiểu văn hóa đủ để khi đứng ra tổ chức sự kiện nếu có được hỏi thì có câu trả lời đúng tầm, đúng mức.
Thứ hai, kỹ năng tổng hợp, phân tích , để có thể liên kết các sự kiện
văn hóa với các vấn đề kinh tế, chính trị. Xét cho cùng, ngoại giao văn hóa là thong qua van hóa để đạt được các mục đích về ngoại giao; và ngoại giao văn hóa hỗ trợ đắc lực cho ngoại giao chính trị và kinh tế.Vì vậy, người cán bộ ngoại giao phải nắm được những mối liên hệ giữa văn hóa với kinh tế và chính trị; nhạy bén với những tác động của hoạt đọng vưn hóa tới mục tiêu đối ngoại của mình.
Thứ ba, kỹ năng về truyền thông, tổ chức sự kiện, vận động tài trợ.
Tính đa dạng của các hoạt động ngoại giao văn hóa địi hỏi người cán bộ ngoại giao cũng phải có kiến thức tồn diện. Họ phải thuần thục các kỹ năng tổ chức sự kiện, trong đó nổi bật nhất là mối quan hệ với truyền thông và vận động tài trợ. Bởi hầu hết các hoạt động ngoại giao văn hóa, thành cơng hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố là nguồn kinh phí và sự quảng bá. Nếu cán bộ ngoại giao có thể đảm đương được tốt hai vấn đề trên thì tỷ lệ thành công của các hoạt đọng ngoại giao văn hóa sẽ tăng lên rất nhiều.
Để có thể xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngoại giao văn hóa như vậy, cần có sự đầu tư lâu dài và có chiều sâu. Từ trước tới nay, các nội dung liên quan tới văn hóa đối ngoại và ngoại giao văn hóa vẫn chỉ chiếm một lượng nhỏ trong chương trình Học viện ngoại giao Việt Nam – đơn vị đào tạo nhân lực chính của ngành ngoại giao. Gần đây, việc thành lập khoa truyền thơng và văn hóa đối ngoại trong Học viện ngoại giao đã chứng tỏ sự quan tâm ngày càng lớn của Chính phủ nói chung và Bộ Ngoại giao nói
riêng đến cơng tác đào tạo đội ngũ cán bộ, đặc biệt là ngoại giao văn hóa của nước nhà. Bên cạnh đó, cũng nên phổ biến những kiến thức, kỹ năng ngoại giao cơ bản chi những cán bộ, văn hóa, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa hay tham gia hoạt động phục vụ mục đích đối ngoại. Bởi họ cũng chính là người đứng trong hàng ngũ trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao văn hóa của nước nhà. Việc được trang bị những kiến thức cơ bản bên lĩnh vực ngoại giao, sẽ giúp cho họ hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ để thực hiện các hoạt động văn hóa, nghệ thuật một cách hiệu quả hơn, đúng với mục tiêu đề ra của Đảng và nhà nước; tránh những sai lệch về nhận thức cũng như tác phong, hành vi, ứng xử có thể gây ra những xung đột về ngoại giao, văn hóa.
-Tăng cường chất lượng của các hoạt động ngoại giao văn hóa
Năm 2000, trong chuyến thăm đầu tiên của Bill Clinton đến Hà Nội, người Hà Nội đã được dịp “giật mình” khi nghe Tổng thống Mỹ trích thơ Nguyễn Trãi và lẩy Kiều :
Just at the lotus wilts, the mums bloom forth, Time softens grief, and the winter turns to spring
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
Phát biểu trước công chúng người Việt, vị Tổng thống Mỹ đã nhắc đến Trần Hiếu Ngân lúc đó vừa giành huy chương bạc ở Olympic Sydney 2000, đến Huỳnh Đức, Hồng Sơn đang tham gia Tiger Cup 2000 ở Bangkok. Trong câu chuyện của ông từ cây sả, cây tỏi, cây mướp đắng được trồng tại trang trại của một người Việt ở Virginia đến việc Tổng thống Thomas Jefferson đã tìm cách mua hạt giống gạo của Việt Nam để trồng ở trang trại của ông 200 năm trước… đã được nhắc lại, tạo khơng khí cởi mở, hữu nghị cho hai nước cựu thù. Những câu chuyện đậm chất văn hóa đã giúp Bill Clinton vượt qua được sự nghi ngại từ hai phía [61: tr.241]
Tháng 4/2006, trong buổi tiếp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Dennis Hastert, Chủ tich Quốc hội lúc đó là ơng Nguyễn Văn An với món quà nhỏ : Bản Tun ngơn độc lập in trên giấy dó đã kéo dài hai bên gần nhau hơn. Ơng Nguyễn Văn An trao món q với lời giải thích: “ Khi viết Tun ngơn độc lập của Việt Nam , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tun ngơn độc lập 1776 của Mỹ về nguyên tắc “ tự do, bình đẳng, bác ái “ , đó là điều tương đồng giữa hai bên [65, tr.3].
Cách đặt vấn đề mang tính văn hóa như vậy đã gây hấp dẫn cho Chủ tịch Hạ viện Mỹ, khiến ông ngay lập tức đưa ra cam kết bây giờ hai bên sẽ không bỏ lỡ cơ hội nữa.Và lúc này, những câu chuyện văn hóa đã đơn giản hóa những phức tạp về chính trị.
Năm 2006, trong dịp tới Hà Nội dự APEC và thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Mỹ G. Bush đã ngạc nhiên khi xem biểu diễn “ độc huyền cầm” , cây đàn truyền thống của Việt Nam. Ơng thốt lên : “ Tơi cũng phải học cách dùng đàn này mới được”. Vài tháng sau,trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đàn bầu Việt Nam đã theo chân nguyên thủ quốc gia vào Nhà Trắng, làm món quà từ nửa bên kia Trái Đất. “ Muốn nâng hàm lượng văn hóa trong đối ngoại, mỗi nhà ngoại giao cũng cần nâng hàm lượng văn hóa dân tộc và hiểu biết về gốc rễ văn hóa dân tộc”. Tuy nhiên, những cuộc tiếp xúc ngoại giao như vậy với Việt Nam vẫn được xem là mới mẻ. Phá bỏ thói quen những buổi tiếp lối mòn, chỉ bắt đầu với những buổi chào hỏi xã giao, với giấy tờ và nghi thức không dễ. Học bạn, từ cách bạn bè quốc tế làm ngoại giao văn hóa mà rút ra cho mình những kinh nghiệm, những bài học từ thực tế [61, tr.253].
Việc mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế đang được coi là một yêu cầu và xu thế tất yếu để phát triển. Vai trị của ngoại giao văn hóa ngày càng
được coi trọng. Ngoại giao văn hóa Việt Nam cũng đã bước đầu đạt được một số kết quả nổi bật, góp phần củng cố vững chắc hơn nữa vào chiến lược ngoại giao.
-Tiếp tục nâng cao hiệu quả của các hoạt động thông tin, tuyên truyền
Cần xây dựng những tài liệu hướng dẫn công tác triển khai hoạt động ngoại giao văn hóa cho các cán bộ đại diện cơ quan đang học tập và công tác ở nước ngoài. Những tài liệu sẽ là cẩm nang hướng dẫn cho cán bộ và các cơ quan ngoại giao triển khai ngoại giao văn hóa được hiệu quả và thành công.
Những tài liệu ấn phẩm tuyên truyền và quảng bá về đất nước cho bạn bè quốc tế cần phải phong phú hơn, chuyên nghiệp hơn về hình thức lẫn nội dung; đặc biệt là được thiết kế sao cho phù hợp với tùng địa bàn, từng đối tượng khác nhau mà ngoại giao văn hóa hướng tới. Cần phải ln cập nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác những thơng tin và đất nước con người Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng; đặc biệt là những đơn vị liên quan trực tiếp đến các cơng tác ngoại giao văn hóa như báo viết, trang in... của Bộ Ngoại giao, của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện... [64, tr.230].
Đối với việc tổ chức các sự kiện văn hóa lớn ở trong và ngồi nước, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chủ quản với công ty PR chuyên nghiệp, các cơng ty chun về truyền thơng có uy tín. Với kinh nghiệm về quảng bá của mình, ho sẽ góp phần giúp cho các hoạt động ngoại giao văn hóa được biết đến nhiều hơn, thu được nhiều thành công hơn.
Trong nước, Bộ ngoại giao cần tăng cường hỗ trợ địa phương trong mọi việc tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, lễ hội văn hóa địa phương, hoặc các sự kiện văn hóa có yếu tố nước ngồi do địa phương tổ chức.
1. Xác định đúng đối tượng mình hướng tới để xác định nhu, cầu thị hiếu thẩm mỹ để có “thực đơn” phù hợp.
2. Xác định đúng đối tác phối hợp tổ chức và xác định đúng lợi ích của họ để kết hợp.
3. Xã hội có cơng tác tổ chức để chia sẻ gánh nặng về kinh phí và phong phú nội dung chương trình.
4. Cơng tác quảng bá cho các sự kiện thơng qua báo chí trong nước và sở tại.
5. Tính hiệu quả kinh tế.
Vậy quảng bá văn hóa như thế nào để đem lại hiệu quả cao?
Đưa ra cái ta có và muốn khán giả xem. Đây là các hoạt động quảng bá văn hóa kinh điển như trình bày, triển lãm, ca nhạc, sân khấu, tuần phim.
Dạng đi kèm thương hiệu cũ hoặc có truyền thơng mạnh. Ví dụ đề tài chiến tranh Việt Nam ln được nhắc đến mỗi khi có những vấn đề liên quan bất ổn quân sự tại Mỹ.
Xã hội hóa các sự kiên tổ chức văn hóa đối ngoại: đây là một thực tế