Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng nhà nước về ngoại giao văn hóa từ 1986 den nam 2011 (Trang 94 - 97)

7. Về kết cấu của luận văn

3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu và khuyến nghị

3.2.1. Một số kinh nghiệm chủ yếu

Trong những năm tới, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ vững mơi trường hồ bình, ổn định và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ sự

nghiệp phát triển bền vững của đất nước, đối ngoại Việt Nam cần phát huy cao độ những thành tựu đã đạt được, khắc phục những mặt tồn tại, triển khai các hoạt động đối ngoại chủ động, mạnh mẽ và toàn diện cả song phương và đa phương theo những hướng lớn sau:

Một là, trên cơ sở vị thế quốc tế đạt được trong những năm qua, tiếp tục triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế một cách chủ động, mạnh mẽ, toàn diện hơn, phát huy tư cách là thành viên tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, góp phần nâng vị thế quốc tế của Việt Nam lên một tầm cao mới.

Hai là, chủ động cùng với các nước đối tác triển khai mạnh mẽ và

hồn thiện các khn khổ quan hệ, nhất là với các đối tác hàng đầu, mang tầm chiến lược hoặc có nhiều tiềm năng hợp tác với Việt Nam nhằm đưa các khuôn khổ này đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững trong thế kỷ 21. Ba là, tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp thúc đẩy giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại về biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng trên tinh thần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, duy trì cục diện quan hệ ổn định với các nước liên quan, góp phần củng cố mơi trường hồ bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Bốn là, tăng cường huy động và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài

phục vụ chiến lược tăng trưởng mới, vì sự phát triển bền vững của đất nước. Theo đó, cần sớm xây dựng Chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới và đề ra lộ trình triển khai, trong đó có việc tham gia các FTA. Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế theo hướng tăng cường nội hàm thực chất, hiệu quả, tích cực và chủ động hơn nữa trong triển khai các hoạt động xúc tiến kinh tế đối ngoại với các đối tác, khai phá các thị trường

tiềm năng. Cần làm tốt hơn nữa công tác thông tin, nghiên cứu, dự báo, tham khảo kinh nghiệm phát triển của các nước để tham mưu cho Chính phủ trong cơng tác hoạch định chính sách.

Năm là, triển khai chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020 trên

cơ sở gắn chặt với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Tiếp tục phát huy những thành tựu quan trọng của công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ cơng dân, hồn thiện và triển khai tốt các chính sách đối với kiều bào, hỗ trợ kiều bào hội nhập sở tại, giữ gìn bản sắc dân tộc, mở rộng các hoạt động tập hợp, vận động kiều bào hướng về đất nước.

Sáu là, tăng cường thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại; nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa đối ngoại Đảng, Nhà nước, Quốc hội, địa phương và hoạt động ngoại giao nhân dân và đẩy mạnh triển khai Luật về các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

Muốn Việt Nam ngày càng trở thành “điểm nhấn” trong các quan hệ, diễn đàn quốc tế và trở thành niềm tin của bạn bè các nước trên thế giới, chúng ta phải ra sức tận dụng và tranh thủ thời cơ để tăng cường, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao văn hóa. Để làm được việc này, trước hết cần nhân lên tinh thần đại đồn kết dân tộc, đánh thức “tâm thức văn hóa” từ hơn 87 triệu trái tim con Lạc cháu Hồng. Nghĩa là, chúng ta phải khơi dậy tâm hồn, tình cảm, làm cho mỗi người dân Việt Nam ln mang trong mình khát vọng mãnh liệt tình u Tổ quốc và lịng tự hào sâu sắc về lịch sử hào hùng của dân tộc, từ đó tích cực tham gia tuyên truyền, giới thiệu với bạn bè quốc tế về “Hình ảnh Việt Nam”. Hình ảnh đó chính là những giá trị văn hóa đã được kết tụ hàng ngàn năm; là truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước kiên cường, bất khuất; là con người yêu lao động, giàu lòng nhân ái và hiếu khách; là phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, thơ mộng; là nền chính trị ổn định và mơi trường hịa bình; là đất nước sinh ra Nguyễn Trãi và

Nguyễn Du - hai danh nhân văn hóa thế giới và Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.

Cùng với tích cực tham gia các hội nghị, diễn đàn khu vực và quốc tế, tham gia các lễ hội, triển lãm du lịch, tuần văn hóa Việt Nam tại các nước, các khu vực trọng điểm trên thế giới, chúng ta cần chú trọng “xuất khẩu văn hóa Việt” tại chỗ thơng qua cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Với khoảng 3,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập, công tác ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nếu chúng ta biết khai thác, phát huy nguồn lực đặc biệt quan trọng này thì đây sẽ là một kênh quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam rất hữu hiệu. Ngồi ra, mỗi đại sứ quán Việt Nam phải hướng tới mục tiêu trở thành một

“địa chỉ văn hóa Việt” ở nước sở tại và mỗi cán bộ, nhân viên làm công tác

ngoại giao phải phấn đấu trở thành “Sứ giả văn hóa Việt Nam” ở nước ngoài.

Trước thực tế đó, cần phải làm cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp có nhận thức đúng là: Ngoại giao chính trị giữ vai trò định hướng, ngoại giao kinh tế là nền tảng vật chất và ngoại giao văn hóa chính là nền tảng tinh thần của hoạt động đối ngoại. Đây là “thế chân kiềng” mà thiếu một

trong ba yếu tố đó sẽ trở thành lực cản cho cơng tác ngoại giao nói chung, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước nói riêng.

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng nhà nước về ngoại giao văn hóa từ 1986 den nam 2011 (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)