Triển khai trong thực tiễn

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng nhà nước về ngoại giao văn hóa từ 1986 den nam 2011 (Trang 58 - 61)

7. Về kết cấu của luận văn

2.3. Triển khai trong thực tiễn

Có thể thấy các loại hình hoạt động ngoại giao văn hóa của Đảng rất đa dạng và phong phú, các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động văn hóa đối ngoại cũng hết sức đông đảo. Ngoài hai cơ quan chủ chốt là Bộ Văn hóa thể thao và du lịch và Bộ Ngoại giao, còn có các Bộ ban ngành, cơ quan tổ chức từ trung ương đến địa phương đều tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại. Đó là chưa kể đến các đối tác nước ngoài và các cá nhân, tổ chức người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài cũng tổ chức các hoạt động giới thiệu văn hóa Việt Nam ở nước họ.

Việt Nam vốn trước đây chỉ được biết đến như tên của một cuộc chiến giờ đây đã được thay thế bằng hình ảnh một Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, đang nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội. Tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Nhật vừa diễn ra tháng 9-2008 là một ví dụ điển hình trong công tác ngoại giao văn hóa năm 2008. Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình nói: “Hình ảnh Việt Nam trước đây là chiến tranh, nghèo nàn vẫn còn đậm sâu trong nhiều người dân Nhật. Qua Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản năm 2008, họ thấy một nền văn hóa đa dạng, con người cụ thể, tươi trẻ, phấn khởi, thể hiện sức sống của một dân tộc khao khát phát triển đi lên. “Món ăn Việt thì họ khen lắm. Cô gái Việt áo dài thướt tha cũng là hình ảnh rất đặc trưng của dân tộc ta”. Ngoại giao văn hóa đã tạo ra những bước đệm để những sản phẩm văn hóa Việt Nam này đến với bạn bè thế giới. Cung thanh, cung trầm của đàn bầu đã ngân lên tại nhiều quốc gia. Áo dài đầy màu sắc trong chương trình Duyên dáng Việt Nam chiếm được cảm tình đặc biệt của công chúng. Nhã nhạc cung đình Huế năm 2007 theo Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến hoàng cung Nhật Bản đã nhận được sự đánh giá rất cao của Nhật hoàng. Theo nhà giáo, Hiệu trưởng trường ĐH doanh nhân PACE Giản Tư Trung thì hiệu quả của các hoạt động ngoại

giao văn hóa này là rất lớn. Ông nói: “Tôi rất ấn tượng với buổi biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế cho hoàng gia Nhật Bản. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết được coi là vị quốc khách duy nhất của hoàng gia Nhật Bản trong năm 2007. Có lẽ khó có thể tìm thấy món quà nào quý hơn, ý nghĩa hơn là món quà này để gửi tặng hoàng gia Nhật. Thứ hai, như Hội nghị APEC tổ chức tại Việt Nam, chúng ta đãi thế giới cái gì khi họ đến đây. Khi mà văn hóa trong những trường hợp này là phương tiện rất tốt để đạt được các mục tiêu về ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế”.

Trong hoạt động chính trị, ngoại giao văn hóa là một công cụ quan trọng để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, là chất keo dính làm bền chặt quan hệ chính trị với các nước. Ngoại giao văn hóa góp phần củng cố quan hệ chính trị tốt đẹp với các nước đối tác, từ đó góp phần vào hòa bình, ổn định và nâng cao vị thế của của đất nước; quảng bá đất nước Việt Nam tươi đẹp, giàu tiềm năng phát triển, con người Việt Nam thân thiện, giàu lòng mến khách, từ đó tranh thủ thiện cảm của thế giới đối với Việt Nam và đấu tranh chống lại những âm mưu chống phá của các lực lượng cơ hội chính trị; kết nối kiều bào ở nước ngoài hướng về quê hương đất nước và đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển đất nước, từ đó xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc.

Trong hoạt động kinh tế, ngoại giao văn hóa có thể có những cách thức đóng góp khác nhau tuy thầm lặng nhưng không kém phần hiệu quả cho sự phát triển của đất nước. Đó là thông qua mối quan hệ chính trị bền chặt với các đối tác quan trọng mà ngoại giao văn hóa góp phần tạo dựng nhiều cơ hội hợp tác kinh tế giữa ta với các đối tác. Hoạt động ngoại giao văn hóa như quảng bá hình ảnh đất nước đã thu hút được số lượng lớn khách du lịch và củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư tại Việt Nam ví dụ

như cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng, cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ tại Khánh Hòa, cuộc thi Hoa hậu quý bà tại Vũng Tàu…

Ngoại giao văn hóa đã và đang trở thành một trụ cột hữu hiệu của ngoại giao Việt Nam hiện đại cùng với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế trong mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Trong đó ngoại giao văn hóa tạo nền tảng tinh thần làm bền chặt quan hệ chính trị và kinh tế. Ngoại giao kinh tế tạo tạo cơ sở vật chất để củng cố và làm sâu sắc ngoại giao văn hóa, ngoại giao chính trị. Ba trụ cột này tạo ra sức mạnh cộng hưởng cho ngoại giao Việt Nam, góp phần tạo dựng và phát triển các mối quan hệ đối ngoại theo hướng ổn định, bền vững và hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCH, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh những hoạt động Ngoại giao văn hóa trong nước, số lượng không nhỏ các hoạt động ngoại giao văn hóa được tiến hành bên ngoài biên giới quốc gia lãnh thổ. Trong đó các hoạt động ngoại giao văn hóa được thể hiện một cách rõ nét nhất qua các công tác sau:

(1). Công tác thông tin tuyên truyền

(2). Xây dựng các cơ sở, các công trình văn hóa, lịch sử Việt Nam nước ngoài

(3) Tham gia các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật trong và ngoài nước

(4). Kết hợp các hoạt động ngoại giao văn hóa với các hoạt động đối ngoại (5). Xây dựng thông điệp và thương hiệu quốc gia.

(6). Công tác người Việt Nam ở nước ngoài

(7). Quan hệ với UNESCO và các thể chế hợp tác quốc tế khác về văn hóa (8). Quảng bá hình ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế thông qua các hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng nhà nước về ngoại giao văn hóa từ 1986 den nam 2011 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)