7. Về kết cấu của luận văn
2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động đến sự thay đổi quan
2.1.2. Bối cảnh trong nước
Năm 1975 nước ta hoàn tồn giải phóng, tổ quốc hịa bình, thống nhất cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với khí thế của một dân tộc vừa giành được thắng lợi to lớn. Ngay sau đó đất nước bước vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Đây cũng chính là thuận lợi to lớn của nước ta. Nhưng bên cạnh những mặt thuận lợi thì nước ta cũng đã gặp vơ vàn khó khăn trong thời kì này. Chiến tranh vừa kết thúc, trong khi vừa phải tập trung vào công cuộc khắc phục hậu quả nặng nề của hơn 30 năm chiến tranh, thì lại xảy ra hai cuộc chiến đó là chiến tranh biên giới Tây Nam với Campuchia, và cuộc chiến biên giới phía Bắc với Trung Quốc. Hai cuộc chiến này đã làm suy giảm tiềm lực của đất nước. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch sử dụng những âm mưu thâm độc phá hoại nước ta. Đại hội Đảng lần V (3-1982) nhận định “Nước ta đang ở trong tình thế vừa có hịa bình vừa phải đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt”. Mặt khác do tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn đã dẫn đến những khó khăn về kinh tế xã hội.
Những thay đổi về tình hình thế giới, quan hệ quốc tế, những đặc điểm mới của ngoại giao thời kì sau chiến tranh lạnh đặt ra cho ngoại giao thế kỷ XXI những vấn đề mới vừa có mặt thuận lợi, song cũng vừa có mặt khó khăn thách thức. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho ngoại giao Việt Nam khơng phải chỉ có những nhân tố trên, mà cịn những nhân tố khác. Đó là
yêu cầu của sự nghiệp đổi mới mà trọng tâm của giai đoạn này là CNH – HĐH đất nước, những thành công và hạn chế của hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong 20 năm đổi mới, dự báo tình hình thế giới và khu vực trong những thập niên tới. Chính bởi vậy, đối ngoại phải tiếp tục đổi mới tư duy về quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao. Những thay đổi trên được thể hiện trong các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, khẳng định tư duy sáng tạo của Đảng ta. Đó là nghị quyết 32 của Bộ Chính trị (7/1986), Văn kiện Đại hội VI (12/1986), Nghị quyết 13 của Bộ chính trị (tháng 5/1988), Đại hội VII (tháng 6/1991), Nghị quyết trung ương 3 khóa VII (tháng 6/1992), Văn kiện Đại hội VIII (tháng 6/1996), Nghị quyết trung ương 4 khóa VIII (tháng 12/1997), Văn kiện Đại hội IX (tháng 4/2001) Nghị quyết trung ương 7 (tháng 11/2001), Nghị quyết trung ương 8 khóa IX (tháng 7/2003), và Nghị quyết Đại hội X (4/2006)… [17, tr.236].
2.2. Đƣờng lối chỉ đạo của Đảng về ngoại giao văn hóa từ năm 1986 đến năm 2011