Kết quả bước đầu trong việc tổ chức thực hiện xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ thị xã Hưng Yên

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã hưng yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 56 - 61)

văn hóa của Đảng bộ thị xã Hưng Yên

1.2.2.1. Kết quả

Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thị ủy Hưng Yên, những năm 1996 - 2000, đời sống văn hóa của nhân dân thị xã có những chuyển biến rõ rệt. Hoạt động văn hóa thơng tin phát triển đa dạng, phong phú.

Cuộc vận động xây dựng NSVM, GĐVH, làng, khu phố văn hóa đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia; 100% làng, khu phố đã xây dựng quy ước và đăng ký phấn đấu xây dựng làng, khu phố văn hóa. Từ năm 1997 đến năm 2000, trên địa bàn thị xã đã có 4 làng được cơng nhận làng văn hóa (riêng khu phố đến năm 2000, tỉnh chưa đề ra tiêu chí khu phố văn hóa) [53, tr.5]. Mặc dù số lượng làng được công nhận là LVH tuy còn chiếm tỷ lệ chưa cao so với tổng số làng trong toàn thị xã. Nhưng sự ra đời của các LVH trên địa bàn thị xã đã khẳng định trên thực tiễn sự đúng đắn, sức thuyết phục của mô hình LVH, đang có xu hướng trở thành mục tiêu quan trọng, thu hút sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, sự hưởng ứng của nhân dân ở các cộng đồng, làng, xã, khu phố trên tồn thị xã.

Các di tích lịch sử văn hóa được bảo tồn và tơn tạo, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Đặc biệt là hoạt động bảo tồn và tơn tạo quần thể di tích Phố Hiến. Các lễ hội truyền thống gắn với các di tích lịch sử được tổ chức, trở thành một nhu cầu hưởng thụ, giao lưu văn hóa khơng thể thiếu của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Phát thanh, truyền hình được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới hình thức thơng tin, góp phần tun truyền kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân. Hệ thống truyền thanh các xã, phường được củng cố và hoạt động tương đối thường xuyên, các nhiệm vụ chính trị được diễn ra đều khắp trong các ngày lễ, kỷ niệm lịch sử của dân tộc và các sự kiện thời sự chính trị trọng đại của đất nước và của địa phương.

Phong trào TDTT của thị xã đã có nhiều cố gắng. Thị ủy đã thường xuyên tuyên truyền, phát động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia rèn luyện thân thể và thi đấu các môn thể thao. Thị xã Hưng Yên được Ủy ban TDTT Việt Nam tặng Cờ thi đua đơn vị có phong trào TDTT xuất sắc tồn quốc năm 1999. Năm 2000, số

người thường xuyên tham gia rèn luyện TDTT chiếm 20% dân số; tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể dục, thể thao là 15% [53, tr.5-6].

Các hình thức sinh hoạt văn hóa gia đình, sinh hoạt văn hóa tổ nhóm, CLB, tơn giáo, tâm linh, tín ngưỡng có chiều hướng phát triển đa dạng và phong phú, trở thành một bộ phận quan trọng thể hiện sự phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa ở cơ sở hiện nay.

Các hoạt động đấu tranh chống các hủ tục lạc hậu và mê tín dị đoan đã có kết quả bước đầu. Môi trường kinh doanh và hoạt động du lịch văn hóa diễn ra tương đối êm ả, chưa có những vấn đề nổi cộm và bức thiết phải tập trung giải quyết.

Hệ thống các thiết chế văn hóa cơ sở cũng được quan tâm tăng cường ngày càng đáp ứng và phục vụ tốt hơn nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

1.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trên lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa ở thị xã Hưng Yên từ năm 1997 - 2000 còn một số hạn chế nhất định. Việc nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển văn hóa cịn chưa được quan tâm đúng mức; các thiết chế văn hóa chưa được xây dựng một cách bài bản, khoa học. Việc thực hiện NSVM trong các khu phố có lúc, có nơi cịn mang tính hình thức, tính tự giác chưa cao.

Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, GĐVH phát triển chưa đều và chưa thật vững chắc. Việc xây dựng LVH còn chậm, chưa tương xứng với những điều kiện và tiềm năng của thị xã. Việc nhân rộng điển hình các làng, xã trên địa bàn thị xã cịn chậm, mang tính chủ quan nên tác dụng chưa cao.

Các hoạt động VHTT và TDTT chưa thường xuyên, hiệu quả xã hội còn ở mức hạn chế. Các cộng đồng dân cư tổ chức hoạt động VHTT còn gặp nhiều khó khăn. Việc đưa thơng tin về cơ sở, đưa các hoạt động văn hóa chuyên nghiệp về cơ sở cịn nhiều bất cập. Cơng tác tun truyền trên các phương tiện thơng tin đại chúng cịn ít, kể cả hệ thống truyền thanh, truyền hình tỉnh, thị xã. Vì thế, cán bộ, nhân dân chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện về phong trào.

Các thiết chế hoạt động VHTT và TDTT ở nhiều nơi đang bị xuống cấp nghiêm trọng, việc nâng cấp, xây dựng các thiết chế văn hóa đến nay vẫn cịn là một

vấn đề lan dải. Nhiều cơ sở vật chất hoạt động VHTT hiện chưa khai thác, phát huy tốt, chưa đi đúng vào quỹ đạo của thiết chế văn hóa thơng tin cơ sở.

Là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa từ ngàn xưa, song do ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường nên thuần phong, mỹ tục đang bị xói mịn, các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, các hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang... còn chưa được ngăn chặn kịp thời. Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, truyền thống đang ngày càng bị mai một, hoặc diễn ra một cách tự phát, chưa có sự hướng dẫn, nghiên cứu và nâng cao.

Những hạn chế trong xây dựng đời sống văn hóa ở thị xã Hưng Yên 1997 - 2000 là do tác động của nhiều nguyên nhân.

Trước hết, là nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa đúng đắn về tầm quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Chính vì vậy, trong q trình tổ chức thực hiện chưa thực sự quan tâm sâu sát, hoạt động chưa đúng kế hoạch, chưa chủ động trong công việc.

Trong nhận thức và chỉ đạo thực hiện cịn có sự tách rời cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở với thực thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - chính trị - xã hội, chưa thực sự coi văn hóa cơ sở là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp phát triển đất nước.

Nhu cầu đầu tư kinh phí cho các hoạt động văn hóa cơ sở thì cao và lại địi hỏi có kế hoạch, thường xuyên, sâu sát. Trong khi đó, ngân sách của xã, phường lại rất eo hẹp, ngân sách của Trung ương, tỉnh, thị xã hỗ trợ lại hết sức hạn chế. Việc huy động các tổ chức, đoàn thể, nhân dân tham gia đóng góp kinh phí để xây dựng đời sống văn hóa cịn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là việc xây dựng các thiết chế văn hóa mới.

Đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa cơ sở trong tỉnh nói chung và thị xã nói riêng cịn rất thiếu, đặc biệt cơng tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa được chú trọng. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ văn hóa lại thường xuyên bị xáo trộn, thay đổi và chưa yên tâm công tác, do một phần không đảm bảo chế độ.

Thị xã Hưng Yên là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của Tỉnh Hưng n. Thị xã đã trở thành tâm điểm giao thông với những con đường thuận tiện tỏa khắp bốn phương. Với cầu Yên Lệnh, cầu Triều Dương nối hai bờ sông Hồng, sông Luộc

được thông xe, tuyến quốc lộ 38B, 39 được nâng cấp, cải tạo đã tạo mạch nối giao thông quan trọng giữa các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giúp Hưng Yên và thị xã Hưng Yên tránh khỏi cảnh "bế quan tỏa cảng" đối với các vùng miền trong cả nước. Thị xã Hưng Yên dễ dàng tiếp thu cái mới, thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa.

Cơng tác quy hoạch xây dựng đồng bộ đã tạo nên diện mạo mới cho thị xã Hưng Yên ngày càng giàu đẹp, khang trang và có bản sắc riêng. Hồ Bán Nguyệt xanh trong, lung linh kỳ ảo khi chiều bng, những con phố được duy trì và duy tu đẹp hơn, quyến rũ hơn. Các di tích lịch sử, văn hóa đậm đặc được giữ gìn và tơn tạo rất công phu. Cầu Yên Lệnh, cầu Triều Dương thênh thang tấp nập đón bao chuyến xe từ Nam ra Bắc để tỏa đi các nơi mà khơng cần phải vịng qua Hà Nội. Chính vì vậy, thị xã Hưng Yên mang dáng dấp hiện đại nhưng vẫn đậm bản sắc văn hóa riêng của vùng phù sa văn hóa cổ.

Thiên nhiên cũng đem lại cho nơi đây tính đa dạng, những điều kiện thuận lợi xen lẫn những khó khăn cần phải vượt qua để phát triển một nền kinh tế đa dạng, đa cây, đa con, đa ngành, nghề... Song cũng hứa hẹn một tương lai ở phía trước, trong đó có tiềm năng của ngành du lịch bao gồm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch thắng cảnh. Dấu ấn Phố Hiến xưa cùng với con người và sản vật Hưng Yên đã tạo tiềm năng du lịch lớn cho thị xã. Hiện thị xã có 128 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 17 di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia và cấp Tỉnh, mật độ di tích dày đặc nhất cả nước. Cùng với quần thể di tích, lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến đang được khôi phục, tôn tạo, thu hút du khách đến với hoạt động du lịch tâm linh. Đó là những thế mạnh để xây dựng đời sống văn hóa phong phú đa dạng của thị xã Hưng Yên trong thời kỳ đổi mới. Tất cả, đã tạo nên một nền văn hóa vừa mang nét văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, vừa có những nét văn hóa riêng của vùng đất được mệnh danh "thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến".

Truyền thống văn hóa của thị xã Hưng Yên được các thế hệ, qua các thời đại, trải qua những thăng trầm của lịch sử, nuôi dưỡng, phát huy và đã trở thành sức mạnh viết nên những trang sử vàng của thị xã Hưng Yên trong lịch sử chống ngoại xâm và xây dựng quê hương đất nước. Truyền thống văn hóa Phố Hiến, ngày nay đang là thế mạnh, là niềm tự hào của nhân dân thị xã Hưng Yên, của những con

người Hưng Yên trên mọi miền Tổ quốc, và là sức mạnh giúp cho Hưng Yên hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới.

Lịch sử hình thành và phát triển của thị xã Hưng Yên đã khẳng định vị trí của văn hóa đối với sự phát triển của thị xã Hưng Yên trong diễn tiến về văn hóa nói riêng và kinh tế, xã hội, con người nói chung. Vì vậy, chúng ta càng có căn cứ để khẳng định vai trò của việc xây dựng đời sống văn hóa ở thị xã Hưng Yên đối với việc phát triển, bảo lưu văn hóa truyền thống.

Những yếu tố tự nhiên, môi trường, lịch sử, truyền thống văn hóa vùng đất Phố Hiến xưa đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng đời sống văn hóa của thị xã Hưng Yên trong thời kỳ đổi mới. Trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa, những yếu tố này ln đóng vai trị chi phối. Bởi vậy, nghiên cứu về đời sống văn hóa cũng có nghĩa là khơng thể bỏ qua những vấn đề này trong mối quan hệ tác động qua lại của nó.

Q trình xây dựng đời sống văn hóa ở thị xã Hưng Yên những năm từ khi tái lập tỉnh (1997 - 2000), với những kết quả bước đầu đạt được đã tạo cơ sở, tiền đề để thị xã đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong thời kỳ mới.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã hưng yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 56 - 61)