Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thị xã Hưng Yên về xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 1997

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã hưng yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 36 - 56)

đời sống văn hóa giai đoạn 1997 - 2000

1.2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ thị xã Hưng Yên về xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 1997 - 2000

Cơng tác xây dựng văn hóa của nhân dân thị xã Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Hưng Yên đã có sự phát triển mạnh hơn giai đoạn trước cùng với việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết đó là xây dựng đạo đức, lối sống, nếp sống trong thời kỳ mới.

Đại hội VIII (1996) của ĐCSVN diễn ra trong bối cảnh sau 10 năm đổi mới đất nước. Đại hội đánh dấu đất nước đã ra khỏi khủng hoảng về kinh tế - xã hội, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh. Và đề ra những chủ trương chính sách mới đáp ứng yêu cầu của thời kỳ lịch sử.

Hơn lúc nào hết, văn hóa, văn nghệ góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng con người Việt Nam có lối sống đạo đức mới, đời sống trí tuệ và tinh thần xã hội ngang tầm sự nghiệp vĩ đại của nhân dân, vì sự hưng thịnh phồn vinh của Tổ quốc. Trong sự nghiệp vĩ đại này, xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, nhưng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội [20, tr.493].

Xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam cần đảm bảo tự do, dân chủ cho mọi tổ chức, mọi cá nhân trên cơ sở pháp luật. Đó chính là cơ chế sản sinh ra mọi giá trị văn hóa tốt đẹp cho hơm nay và cho ngày mai của dân tộc Việt Nam cần "nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân ở mọi miền đất nước. Hướng dẫn nhân dân về nếp sống văn hóa, văn minh; chống các hủ tục, mê tín dị đoan" [20, tr.494].

Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, từ ngày 6 đến ngày 8-2-1996 Đảng bộ thị xã Hưng Yên lần thứ XVI đã được tổ chức. Đại hội đã đề ra nhiều mục tiêu để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới trong tồn thị xã.

Với điều kiện tự nhiên, xã hội tương đối thuận lợi, nên công tác xây dựng đời sống văn hóa cũng có nhiều thuận lợi để đưa các phong trào quần chúng với chủ trương của văn kiện Đại hội XVI (2/1996) của Đảng bộ thị xã Hưng Yên là:

Tiếp tục thực hiện Chương trình đưa thơng tin xuống cơ sở, trong đó quan tâm đầu tư nâng cấp và sử dụng có hiệu quả hệ thống phát thanh của thị xã và đài truyền thanh của các phường... Thực hiện cuộc vận động xây dựng "làng văn hóa", phát huy truyền thống văn hóa Phố Hiến, thường xuyên giáo dục trong nhân dân lòng tự hào về quê hương văn hiến, qua đó phát động phong trào xây dựng NSVM, GĐVH mới, xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng rộng rãi. Phấn đấu hàng năm có từ 65% đến 70% gia đình đạt tiêu chuyển GĐVH mới.

Tăng cường trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa Phố Hiến. Hướng dẫn lễ hội truyền thống tại các di tích, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng hành nghề mê tín dị đoan" [23, tr.4].

Trong mối quan hệ giữa việc xây dựng cơ sở vật chất thì khơng thể tính đến mối quan hệ giữa mục tiêu cơ sở vật chất và văn hóa xã hội, từ chủ trương trên để xây dựng con người Việt Nam XHCN cần xây dựng lối sống mới là sự nghiệp to lớn, xây dựng văn hóa mới phải làm xuất hiện các nhân cách mới. Phong cách sống, diện mạo đạo đức, phẩm hạnh hơn nhân, gia đình, những định hướng giá trị, sự tiếp thu giáo dục, giao tiếp xã hội là những mặt quan trọng của nhân cách. Đặc biệt quan trọng là "xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác" [20, tr.495].

Không phải nếp sống là tự nhiên nó có mà phải có cuộc vận động giáo dục tuyên truyền, để nhân dân nhận thấy việc làm quan trọng này, không thể xảy ra tình trạng bị ép buộc phải tham gia hoặc tham gia một cách cưỡng bức. Thông qua hướng dẫn cụ thể trong việc xây dựng các phong trào như: thực hiệnNSVM, xây dựng GĐVH, LVH, văn hóa trong đám cưới, đám ma, lễ hội.

Trước tình hình mới đó, ngày 17-6-1997, Ban thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên ra Nghị quyết số 05 NQ/TU về việc tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đẩy

mạnh cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa. Nghị quyết xác định rõ nhiệm vụ và nội dung xây dựng đời sống văn hóa

cơ sở trong những năm trước mắt cần hướng vào các hoạt động như: "- Xây dựng các thiết chế văn hóa cơng cộng...

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

- Đẩy mạnh cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa. Xây dựng làng văn hóa là một tiêu chuẩn để cơng nhận Đảng bộ trong sạch, vững mạnh" [59, tr.8-9].

Những năm gần đây, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, việc giáo dục nếp sống và lối sống đã bị xem nhẹ và thiếu sự hướng dẫn kịp thời về phong tục, thiếu những quy định cụ thể của nhà nước đối với việc cưới, việc tang, lễ hội nên đã nảy sinh nhiều hiện tượng khơng lành mạnh trong xã hội, làm xói mịn các giá trị đạo đức truyền thống, lối sống cần kiệm, giản dị của dân tộc, phá hoại thuần phong, mỹ tục, ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần vật chất của nhân dân, ngày càng bị những bộ phận tiên tiến trong nhân dân lên án, khơng đồng tình.

Trước tình hình đó, theo Chỉ thị số 27/CT-TW ngày 12-1-1998, Bộ chính trị quyết định mở cuộc vận động trong toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh xây dựng NSVM - GĐVH, trong đó có thiết lập nếp sống lành mạnh trong việc cưới, việc tang, lễ hội theo định hướng:

"Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu; nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

- Lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa lãng phí, phiền nhiễu. - Chống khuynh hướng kinh doanh, vụ lợi.

- Xóa bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan" [11, tr.11].

Việc cưới, việc tang có từ rất lâu và là cơng việc trong cộng đồng làng xóm, khu phố, đây thực sự là nơi thể hiện tình làng, nghĩa xóm. Thị xã Hưng Yên tuy là thị xã tỉnh lỵ nhưng phần lớn nhân dân sống trong các thôn, xã còn mang những quan hệ khép kín trong làng xóm, nên các cá nhân đã sống ở trong làng thì khơng thể khơng tham gia các hoạt động tập thể đó, nếu ai vi phạm điều này thì có thể bị cơ lập ngay lập tức hoặc đến khi gia đình mình có việc thì khơng nhận được sự cảm thơng của cộng đồng làng, xóm.

"Việc tang: cần thực hiện đúng quy định về vệ sinh chôn cất và bốc mộ. Không để người chết trong nhà quá 48 giờ. Phúng viếng bằng tiền chủ yếu là giúp nhau trong lúc khó khăn, khơng thành lệ phải trả nợ, khơng biến thành hối lộ, đút lót. Nên hạn chế vịng hoa và đối, trướng để tránh lãng phí. Vận động thực hiện hỏa táng, dần hình thành tập quán mai táng mới" [11, tr.75-76].

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả theo chỉ thị số 27-CT/TW của Bơ chính trị và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa VIII, ngày 8 tháng 4 năm 1998, Ban thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 08 - CT/TU về việc thực

hiện nếp sống văn hóa, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Chỉ

thị chỉ rõ cần phải đẩy mạnh cuộc vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội, chống hủ tục và bài trừ mê tín dị đoan. Đồng thời khẳng định đây là một cuộc vận động xã hội rộng lớn, sâu sắc, phải tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài, lấy xây là chính, chống là quan trọng.

Chỉ thị số 08 - CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy đã hướng dẫn kịp thời trong việc cưới hỏi, ma chay:

"Hôn nhân phải được thực hiện theo đúng pháp luật, xử lý nghiêm những người vi phạm luật hôn nhân gia đình... Lễ thành hơn được tổ chức gọn nhẹ, vui tười, lành mạnh. Cán bộ, đảng viên khi làm lễ cưới cho con chỉ tổ chức tiệc trong gia đình, bạn bè và họ hàng thật gần gũi. Đối với người thân quen do quan hệ cơng tác bà con làng xóm, khối phố chỉ áp dụng hình thức báo hỷ sau lễ cưới hoặc mời nước, mời trầu.

Lễ tang cần được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, bày tỏ lòng nhớ ơn, thương tiếc đối với người đã khuất. Thực hiện đúng vệ sinh phòng dịch, mai táng, bảo đảm trật tự công cộng, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của những người xung quanh. Việc thăm hỏi, phúng viếng cần thiết thực, hạn chế dùng vịng hoa, trướng, chỉ nên có một số vịng hoa của cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận, đồn thể hoặc doanh nghiệp, đơn vị có quan hệ trực tiếp đối với người từ trần" [61, tr.6-7].

Lễ hội là một nét đẹp trong đời sống văn hóa của dân tộc cũng như mỗi vùng miền. Tuy nhiên, đã xuất hiện những hiện tượng tiêu cực, thiếu lành mạnh trong các lễ hội làm cho nét nhân văn bị xói mịn. Bởi vậy, Chỉ thị số 08-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo: hoạt động lễ hội phải được chính quyền cấp giấy

phép và hoạt động theo quy định của nhà nước. Lễ hội phải đảm bảo nội dung, giáo dục truyền thống, là dịp để tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao vui tươi, lành mạnh. Kiên quyết xử lý nghiêm những người lợi dụng lễ hội để thực hiện ý đồ xấu kiếm lợi, hành nghề mê tín dị đoan, cờ bạc, xâm phạm di tích văn hóa, gây rối trật tự xã hội.

Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về bản chất, vai trị của văn hóa trong đời sống xã hội, khẳng định sự nghiệp văn hóa là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chủ trương chỉ đạo của Đảng là chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ln xun suốt trong các kỳ đại hội. Trước đây không trở thành phong trào nhưng nó đã được xây dựng, lồng ghép vào các chương trình khác như: xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống con người XHCN... Đặc biệt là trong nghị quyết đại hội VIII (1996) chính thức gọi là "làng văn hóa".

Mơ hình xây dựng LVH được kế thừa các giá trị truyền thống và kết quả của phong trào xây dựng nếp sống văn hóa từ trước. Tổ chức cơ sở khá vững chắc đó là chi bộ Đảng, chi đồn thanh niên, mặt trận Tổ quốc, chi hội phụ nữ... nhưng quy ước xây dựng LVH phù hợp với luật pháp hiện hành đồng thời kế thừa những truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương. Trong quy ước LVH có những quy định về xây dựng nếp sống văn hóa trong cưới xin, ma chay, lễ tết và các quy định trách nhiệm của mọi người dân trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ đối với cộng đồng dân cư. Xây dựng củng cố các thiết chế văn hóa thơn, làng, khu phố tạo điều kiện để nhân dân tham gia hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.

Tiêu chuẩn để một làng được cơng nhận là là làng văn hóa là: "- Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển

- Có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú - Có mơi trường, cảnh quan sạch, đẹp.

- Thực hiện tốt pháp luật về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước" [11, tr.39-40].

Xây dựng LVH theo các tiêu chuẩn đề ra là cuộc phấn đấu tổng hợp, địi hỏi có sự phát triển hài hịa cả về kinh tế - văn hóa - xã hội, do đó phải được đơng đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Tiếp đó Thơng tri số 01 ngày 15-1-1999 của ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hướng dẫn tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư". Trong đó đồn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và thuần phong mỹ tục trong nhân dân, bảo vệ các di sản văn hóa, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh. Bảo đảm ở khu dân cư thực hiện tốt NSVM trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong quan hệ ứng xử, có điểm giải trí vui chơi cơng cộng và hoạt động văn hóa, văn nghệ lành mạnh, tiến bộ; đường làng, ngõ xóm quang cảnh sạch sẽ; mọi hộ gia đình sống hịa thuận, quan hệ xóm giềng tốt đẹp, khơng còn nhà dột nát, phần đơng số hộ có điện, nước sạch dùng trong sinh hoạt, có phương tiện nghe nhìn.

Nhằm bảo tồn và sử dụng có hiệu quả các di tích lịch sử, ngày 27-3-1998, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ra Thông báo số 17 - TB/TU về việc bảo tồn quần thể di

tích Phố Hiến, trùng tu Văn Miếu và hoạt động của nhà bảo tàng tỉnh. Ban thường

vụ Tỉnh ủy đã khẳng định Văn Miếu là một di tích lịch sử quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến, biểu tượng truyền thống văn hiến của Hưng Yên, di tích Văn Miếu cần được khẩn trương trùng tu, tôn tạo nhằm phát huy tác dụng giáo dục truyền thống, phục vụ tham quan, du lịch. Để trùng tu, tôn tạo Văn Miếu và sử dụng có hiệu quả, phù hợp với quy mơ và vị trí Văn Miếu của tỉnh Hưng Yên mới tái lập, cần phải xây dựng quy hoạch tổng thể khu vực Văn Miếu, bao gồm: các hạng mục kiến trúc, các di tích phụ cận có liên quan, đường giao thơng, cảnh quan... bổ sung ngân sách năm 1998 để khôi phục, tôn tạo các bia đá, đồ tế tự, trang bị nội thất.

Ban thường vụ Tỉnh ủy đặt ra yêu cầu đối với cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện tốt và tuyên truyền nâng cao nhận thức cho toàn Đảng, toàn dân thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh "Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh".

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác TDTT trong giai đoạn mới, thực hiện nghị quyết Đại hội VIII của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 06 NQ/TU

về phát triển sự nghiệp thể dục thể thao năm 1997 - 2000. Ban thường vụ Tỉnh ủy

chỉ đạo tiếp tục củng cố, phát triển rộng rãi phong trào TDTT khắp mọi đối tượng, địa bàn. Mở rộng thêm một số môn thể thao mới phù hợp với điều kiện, nhu cầu của

nhân dân. Chú trọng công tác giáo dục thể chất trong trường học, coi đây là nền tảng để tuyển chọn đào tạo tài năng trẻ. Phấn đấu đến năm 2000:

"- Tỷ lệ người tập TDTT thường xuyên chiếm 13% dân số. - Xây dựng 1500 điểm tập, nhóm tập và câu lạc bộ TDTT. - Số gia đình thể thao chiếm tỷ lệ 5% số hộ.

- 100% số trường học thực hiện chương trình giảng dạy TDTT nội khóa, trong đó có 60% số trường có chất lượng tốt.

- Hàng năm tổ chức 15 giải cấp tỉnh.

- Thành lập 1 đến 2 liên đoàn thể thao ở những mơn có phong trào rộng

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã hưng yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 36 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)