Thực trạng đời sống văn hóa ở thị xã Hưng Yên trước năm

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã hưng yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 30 - 36)

Ngày 30-4-1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta kết thúc thắng lợi vẻ vang, đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân thị xã Hưng Yên, tin tưởng, tự hào, phấn khởi bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng CNXH. Bước vào giai đoạn mới, thị xã Hưng Yên - vùng đất có bề dày văn hiến, có truyền thống yêu nước, sáng tạo, có đóng góp quan trọng trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, nhưng cũng gặp phải nhiều thách thức, khó khăn. Sau chiến tranh, thị xã cũng như các địa phương khác ở miền Bắc, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, trình độ sản xuất cịn lạc hậu, hậu quả chiến tranh nặng nề, chưa thể khắc phục một sớm một chiều. Đời sống nhân dân khó khăn. Năng lực quản lý lãnh đạo của cấp ủy, của chính quyền, các đoàn thể nhân dân, từ thị xã đến các tiểu khu nhiều nơi còn non yếu, nên trong lãnh đạo, chỉ đạo, còn nhiều lúng túng. Một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện thiếu tự giác, thiếu tinh thần đoàn kết, kém ý thức tổ chức kỷ luật, cá nhân chủ nghĩa, gây ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào. Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự giúp đỡ ủng hộ của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, Đảng bộ thị xã Hưng Yên phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu, khẩn trương lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức.

Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng với tinh thần phấn khởi sau ngày chiến thắng vĩ đại của đất nước, thêm đó là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, chính quyền tỉnh và thị xã, nhân dân trên thị xã Hưng Yên đã nỗ lực cố gắng từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định và từng bước phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội...

Trong cơng tác xây dựng đời sống văn hóa, Đảng bộ tỉnh và thị xã đã dành sự quan tâm sâu sắc nhằm từng bước xây dựng kiến trúc thượng tầng cơ sở cho CNXH và giáo dục tinh thần yêu lao động, yêu CNXH cho nhân dân. Trong những

năm 1975 - 1996, cơng tác xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn thị xã Hưng Yên đã được quan tâm của Đảng bộ thị xã, các cơ quan chính quyền, nhằm xóa bỏ những tàn dư lạc hậu của chế độ xã hội thực dân nửa phong kiến tồn tại trong tư tưởng và nếp sống của nhân dân, xác lập những nhân tố mới của nền văn hóa XHCN đã đạt được những thành tựu bước đầu.

1.1.3.1. Thành tựu

Trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn, phức tạp và hậu quả của chiến tranh, nhưng sự nghiệp văn hóa vẫn được Đảng bộ tỉnh Hải Hưng chú trọng quan tâm. Ngày 12/5/1976, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 10, Về tăng

cường lãnh đạo và thực hiện tốt cuộc vận động "Nếp cống văn minh và gia đình văn hóa mới". Nội dung của cuộc vận động bao gồm: xây dựng gia đình dân chủ, bình

đẳng, hịa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, hăng hái tham gia chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Quát triệt và thực hiện Chỉ thị số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh Hải Hưng (12/5/1976), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X (5/1977) đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu năm 1978 và những năm tiếp theo. Nghị quyết Đại hội đã xác định: "...tổ chức tốt các phong trào như: nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng khu phố kiểu mẫu" [24, tr.17-18].

Ngay sau Đại hội, Đảng bộ, chính quyền thị xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân thực hiện các mục tiêu, phương hướng đề ra trên lĩnh vực văn hóa. Đối với cơng tác văn hóa thơng tin, Đảng bộ thị xã chỉ đạo nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thơng tin, truyền thanh, thư viện, bảo tàng, câu lạc bộ, chiếu bóng, triển lãm, văn nghệ... nhằm phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa của nhân dân, củng cố và đẩy mạnh phong trào xây dựng NSVM, GĐVH mới. Trong năm 1977, riêng tiểu khu Nguyễn Huệ và Minh Khai đã cấp Giấy chứng nhận GĐVH mới cho 298 hộ. Phong trào TDTT quần chúng được phát đông rộng rãi. Năm 1980, hưởng ứng Đại hội Olimpich (Matxcova) và phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ, đông đảo học sinh, thanh niên thị xã tham gia hội thi 4 môn điền kinh...[33, tr. 32-34]. Nhiều cơng trình được cải tạo, sửa chữa như Nhà bảo tàng thị xã, Nhà văn hóa thị xã đã hoàn thành và mở cửa phục vụ nhân dân. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa của thị xã được tỉnh cơng nhận là đơn vị khá, được tặng Cờ luân lưu.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Hưng Yên, cuộc vận động NSVM, GĐVH mới được thực hiện sâu rộng và mang lại hiệu quả thiết thực.

Ngày 4/1/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 2-HĐBT về mở rộng Thị xã Hưng Yên. Thị xã Hưng Yên được mở rộng thêm gồm: phường Lê Lợi, Minh Khai, các xã Lam Sơn, Hiến Nam và Hồng Châu.

Tháng 9/1986, Đại hội Đảng bộ thị xã Hưng Yên lần thứ XIII được tiến hành. Đại hội đã có sự chỉ đạo đối với cơng tác xây dựng đời sống văn hóa của thị xã. Cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thị xã Hưng Yên lần thứ XIII, ngày 12/10/1987, Thị ủy Hưng Yên họp thông qua Nghị quyết về Việc tăng cường lãnh

đạo cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Bước vào thời kỳ đổi mới, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, truyền thanh có chuyển biến tích cực, hình thức, nội dung tun truyền phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Ngày 20/11/1988, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 32-NQ/TU, Về đổi mới và nâng cao trình độ quản lý văn học, nghệ

thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới. Ngày 2/8/1989, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số

18-CT/TU Về tăng cường sự lãnh đạo đối với cơng tác phát thanh, truyền thanh và

truyền hình.

Năm 1989, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết Về tăng cường công tác

tư tưởng và đưa thông tin xuống cơ sở, nhằm nâng cao nhận thức chính trị và lập

trường tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu công tác tư tưởng không chỉ tuyên truyền đường lối đổi mới của Đảng mà còn phải chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đảng viên và nhân dân cũng như những vấn đề đặt ra từ cơ sở để giải quyết kịp thời, có hiệu quả.

Được sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh, thị xã Hưng Yên và sự vận động tích cực của các đồn thể, các hủ tục trong nhân dân được xóa bỏ như: thách cưới bằng tiền, vàng, ăn uống hoang phí linh đình kéo dài nhiều ngày, đốt pháo bừa bãi... Phong trào văn hóa, TDTT ở các cơ sở vẫn được duy trì và hoạt động tốt, có 69,2% số gia đình đạt danh hiệu GĐVH, nhiều đồn thể thao của địa phương giành giải cao trong các cuộc thi của tỉnh.

Ngày 9/12/1992, thị xã Hưng Yên tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, gồm các di tích: Văn Miếu Xích Đằng, Đơng Đơ Quảng Hội, Thiên Hậu Cung, Chùa Phố và Đền Thiên Hậu. Cùng với lễ đón nhận bằng di tích, thị xã Hưng Yên tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thể thao như: rước kiệu, rước bằng di tích lịch sử - văn hóa, múa rồng phượng, đua thuyền, hát chèo, quan họ...

Ngày 10 và 11/12/1992, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Hội khoa học Lịch sử tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Phố Hiến. Tham dự hội thảo có các sử gia đầu ngành của Việt Nam và những nhà khoa học của các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Mỹ, Hà Lan... Các tham luận tại hội thảo khẳng định, Phố Hiến là niềm tự hào của khơng chỉ Hưng n mà cịn của nhân dân cả nước. Kết luận hội thảo, các nhà khoa học khuyến nghị thị xã Hưng Yên cần quy hoạch hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, khai thác có hiệu quả mọi truyền thống tốt đẹp của Phố Hiến.

Ngày 15/3/1994, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 33 Về quy hoạch

phát triển thể dục thể thao những năm 1996 - 2000. Ngày 21/07/1994, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 29-NQ/TU Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ giáo

dục - đào tạo; văn hóa, văn nghệ.

Vận dụng sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Hưng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Hưng Yên lần thứ XV (3/1991), công tác xây dựng đời sống văn hóa ở thị xã được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả có ý nghĩa.

Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, GĐVH tiếp tục được duy trì và phát triển cả bề rộng và bề sâu. Số hộ đăng ký xây dựng GĐVH và số hộ được công nhận GĐVH tăng lên, năm 1996, 100% làng, khu phố đã xây dựng quy ước và đăng ký phấn đấu xây dựng làng, khu phố văn hóa [53, tr.5].

Số làng được công nhận là LVH tuy cịn chưa nhiều (đến năm 1996 mới có 2 làng (làng Xích Đằng - phường Lam Sơn và làng Tính Linh xã Trung Nghĩa) được công nhận là LVH), nhưng sự ra đời của các LVH đã khẳng định trên thực tiễn sự đúng đắn, sức thuyết phục của mơ hình LVH, đang có xu hướng trở thành mục tiêu quan trọng, thu hút sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể...

Hoạt động xây dựng các thiết chế văn hóa cũng đạt thành tựu quan trọng, tính đến năm 1996, trên địa bàn thị xã đã có gần 10 xã, phường xây dựng được Nhà văn hóa, bảo tàng, nhà thể thao của thị xã đã được tu sửa và đã được đưa vào sử dụng...

Nhiều cuộc vận động mang tính giáo dục, xây dựng đạo đức, lối sống, nếp sống mới được đẩy mạnh đã hạn chế được những hủ tục lạc hậu và mê tín dị đoan. Văn hóa truyền thống Phố Hiến được phục hồi. Phong trào văn hóa ln được tỉnh cơng nhận là đơn vị khá.

Như vậy, từ năm 1975 đến trước khi tái lập tỉnh (1997), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Hưng Yên, sự quyết tâm của nhân dân, thị xã đã vươn lên trong mọi lĩnh vực, đáp ứng kịp thời yêu cầu cách mạng của từng giai đoạn lịch sử đặt ra, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Những thành tích đã đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa đa góp phần thiết thực vào việc xây dựng đất nước và cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

1.1.3.2. Hạn chế

Trong những năm 1975 - 1996, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Hưng Yên, cơng tác xây dựng đời sống văn hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng bước đầu. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế.

Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, GĐVH phát triển chưa thật vững chắc. Việc xây dựng làng, khu phố văn hóa cịn chậm, chưa tương xứng với những điều kiện và tiềm năng của thị xã.

Các hoạt động VHTT và TDTT chưa thường xuyên, hiệu quả xã hội còn hạn chế. Các cộng đồng làng xã, khu phố tự tổ chức hoạt động VHTT còn gặp nhiều khó khăn, việc đưa thơng tin về cơ sở, đưa các hoạt động văn hóa chuyên nghiệp về cơ sở cịn đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Vì vậy, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân thị xã còn thấp, nghèo nàn.

Các thiết chế hoạt động VHTT và TDTT ở cơ sở bị xuống cấp, nhiều nơi xuống cấp đến mức nghiêm trọng, việc nâng cấp các thiết chế này, đến nay vẫn còn là vấn đề lan dải. Nhiều cơ sở vật chất hoạt động VHTT hiện chưa được khai thác và phát huy tốt, chưa đi đúng vào quỹ đạo của một thiết chế VHTT cơ sở.

Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, truyền thống cịn diễn ra tự nhiên, tự phát, chưa có sự hướng dẫn, nghiên cứu và nâng cao. Các hủ tục lạc hậu trong việc cưới, tang, xây cất mồ mả, giỗ tết chưa được ngăn chặn.

1.1.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Trước hết, ở nhiều cơ sở, cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành đồn thể chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nên chưa quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ và đầu tư kinh phí cho các hoạt động văn hóa cơ sở.

Trong nhận thức và tổ chức chỉ đạo thực hiện cịn có sự tách rời cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở với việc thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - chính trị - xã hội, chưa thực sự coi văn hóa cơ sở là động lực trực tiếp thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Nhu cầu đầu tư kinh phí cho các hoạt động văn hóa cơ sở thì cao và lại địi hỏi có kế hoạch, thường xuyên. Trong khi đó, ngân sách xã, phường rất eo hẹp, ngân sách của trung ương, tỉnh và thị xã, hỗ trợ lại hết sức hạn chế. Việc huy động các tổ chức, đoàn thể nhân dân tham gia đóng góp kinh phí để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cịn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là việc xây dựng các thiết chế văn hóa mới. Vì vậy, khơng đảm bảo những điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động thường xuyên cho các hoạt động văn hóa cơ sở.

Đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa của thị xã cịn rất thiếu, chưa được đào tạo, tập huấn hệ thống chuyên môn, nghiệp vụ, lại thường xuyên bị xáo trộn, thay đổi, chưa yên tâm công tác, do một phần không đảm bảo chế độ.

Do điều kiện lao động và sinh hoạt của đại bộ phận nhân dân, đặc biệt là các xã vùng nơng thơn cịn rất khó khăn, nên nhu cầu thưởng thức, hưởng thụ và tham gia các hoạt động VHTT và TDTT còn nhiều hạn chế.

Các mơ hình tổ chức và hoạt động văn hóa cơ sở chưa được thực tiễn khẳng định. Nhiều mơ hình, phương thức hoạt động văn hóa cơ sở chưa khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh, chưa phù hợp với đặc điểm tình hình của nhiều nơi, dẫn đến bị tan vỡ, tạo nên sự khủng hoảng về phương pháp, nội dung tiến hành xây dựng đời sống văn hóa ở thị xã.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã hưng yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 30 - 36)