vào tình hình cụ thể của thị xã Hưng Yên
Trong những năm qua, thị xã Hưng Yên đã quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và nghị quyết của các cấp ủy Đảng, đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn, đi đơi với biện pháp cụ thể thiết thực phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của địa phương trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Chủ trương, nghị quyết cấp trên là những quan điểm cơ bản có tính định hướng, là nội dung chiến lược cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ, nhưng biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của vùng đất con người, điều kiện cụ thể... để có giải pháp thực hiện hiệu quả nhất.
Qua các nhiệm kỳ Đại hội, Đảng bộ thị xã Hưng Yên đã quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất mới, phát triển lực lượng sản xuất, tiến hành cách mạng tư tưởng văn hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển phù hợp với đặc điểm của địa phương và nhiệm vụ cách mạng.
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Hưng Yên, Sở VHTT tỉnh Hưng Yên, thị xã Hưng Yên đã triển khai và đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đặc biệt đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, trong khi các văn bản chỉ đạo từ Trung ương xuống còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, song những thành công trong thời gian đầu từ năm tái lập tỉnh 1997 đến năm 2000 đã chứng tỏ sự mạnh dạn, sáng tạo của BCĐ thị xã Hưng Yên mà cơ quan tham mưu và Phòng VHTT thị xã. Những sáng kiến trong tổ chức thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, việc cưới, lễ hội,
trong xây dựng làng, khu phố văn hóa... được thực hiện và đẩy mạnh ở thị xã Hưng Yên. Qua đó đã xuất hiện những điển hình trong việc xây dựng làng, khu phố văn hóa như: Làng Cao Thơn - xã Bảo Khê, Khu phố An Dương - phường An Tảo, Làng Xích Đằng - phường Lam Sơn, khu Phố Hiến - phường Hồng Châu... là những gương điển hình để nhân rộng trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở thị xã và tỉnh Hưng Yên. Đối với các cuộc vận động, các phong trào mang tính quần chúng rộng lớn, trong tổ chức chỉ đạo ở cơ sở không nên ỷ lại, trông chờ mà phải mạnh dạn, chủ động đề ra những biện pháp thực hiện cụ thể sao cho phù hợp với hồn cảnh của địa phương mình. Muốn thực hiện được điều đó, địi hỏi người tổ chức chỉ đạo phải hiểu đúng đắn, đầy đủ vấn đề đang thực hiện, phải am hiểu truyền thống văn hóa, tình hình của địa phương, nắm bắt nguyện vọng của nhân dân. Có làm được như vậy, mới tập hợp được quần chúng thực hiện thành công các mục tiêu đề ra của phong trào.
Đối với ngành VHTT, mà cụ thể là Sở VHTT của tỉnh, Phòng VHTT thị xã, xuống đến là lực lượng cán bộ làm cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phải đóng vai trị tham mưu tích cực, chủ động, sáng tạo. Nhiều địa phương cũng đưa ra các sáng kiến, biện pháp hay như tổ chức các cuộc thi, giao lưu, CLB... song sáng kiến của Phòng VHTT thị xã Hưng Yên được đánh giá là những sáng kiến đi đầu, có tính thực tiễn cao.
Mặt khác, phải có sự thống nhất nhận thức trong các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, ở địa phương về tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trị của cơng tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Thực tế ở thị xã Hưng Yên nói riêng và ở một số huyện khác cho thấy: nơi nào có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và sự phối hợp của các ban ngành, đồn thể với ngành VHTT thì ở đó phong trào có hiệu quả cao. Ngay trên địa bàn thị xã trong thời gian qua vẫn có một số cấp ủy, chính quyền ở cơ sở cho rằng đây là việc riêng của ngành văn hóa, vì vậy đã khơng phát huy các yếu tố tích cực của văn hóa, dẫn tới tình trạng dẫm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi của phong trào.
Một số xã, phường như xã Bảo Khê, phường An Tảo, Quang Trung, Lam Sơn... hoạt động xây dựng đời sống văn hóa phát triển rất mạnh mẽ, có được kết quả như vậy là do ở các địa phương này sớm hoàn thiện BCĐ, Ban vận động, các đoàn thể tham gia tích cực, một số dịng họ, gia đình gương mẫu đi đầu trong phong trào.
Vì vậy, trong việc vận dụng đường lối, chủ trương của cấp trên vào việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cần phải: kiện tồn các Ban chỉ đạo, Ban vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Kết hợp được sự tham gia của các tổ chức chính quyền, đồn thể như đại diện Chi bộ Đảng, MTTQ, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đồn Thanh niên... phát huy vai trị của những người cao tuổi, trưởng thôn, trưởng các dòng họ...
Trong thời gian đầu từ năm 1997 đến năm 2000, đã có một số xã, phường do khơng nhận thức đúng đắn vai trị của cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, khơng tạo điều kiện về vật chất để tiến hành phong trào. Trong khi đó, ở cấp thị xã, trừ Phịng VHTT chịu trách nhiệm trực tiếp, còn lại Ban chỉ đạo kiêm nhiệm các công tác khác nên việc đi sâu, đi sát đối với phong trào có sự hạn chế, nặng về thủ tục hành chính như duyệt quy ước, lịch sử truyền thống... Chính vì vậy, hiện nay một số Nhà văn hóa làng, khu phố diện tích khn viên q hẹp không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, ảnh hưởng không tốt đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Nhận thức sâu sắc vấn đề này, kể từ năm 2001, BCĐ thị xã đã đẩy mạnh thực hiện các Đề án Nhà văn hóa làng, khu phố, quy định về diện tích khn viên, phịng sinh hoạt..., việc làm này đã đem đến hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Từ việc làm cụ thể đó, trong vận dụng đường lối của Đảng vào tổ chức thực hiện cần tránh tình trạng coi nhẹ, chạy theo thành tích, phó mặc cho cơ sở, ngành văn hóa, chú trọng đến các thủ tục hành chính mà khơng đơn đốc, phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh.
Quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước hướng dẫn của các cấp, các ngành, trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn của địa phương mình và của từng làng, khu phố để đề ra những biện pháp cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn. Tuy còn nhiều lúng túng, song những kết quả đạt được đã chứng tỏ rằng: phải coi trọng công tác đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để thúc đẩy phong trào phát triển không ngừng. Động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân trong cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là phong trào mang tính xã hội hóa cao, liên quan đến tất cả các tầng lớp, lứa tuổi, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống tinh thần, vật chất. Đây là một vấn đề khó, khơng thể thành cơng ngay trong một sớm, một chiều, hơn nữa lại khơng thể đia làm lại, vì thế phải tiến hành thí điểm, từ đó rút kinh nghiệm nhân ra trên diện rộng. Thí điểm ở nhiều địa phương, khu vực có điều kiện khác nhau.
Trong việc vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, cơng tác tun truyền vận động là hết sức quan trọng. Thời gian qua, Thị xã đã thành công trong cơng tác này. Bởi chính tun truyền, vận động mà chỉ trong một thời gian ngắn trên khắp địa bàn thị xã các đội văn nghệ ra đời, rất nhiều người đi xa tự nguyện gửi tiền của về xây dựng cơ sở vật chất, làm đẹp cho quê hương. Sự hảo tâm của bà con, của các Công ty, cơ quan không chỉ giúp cho các địa phương hoàn thiện thiết chế văn hóa mà cịn góp phần xây dựng điện, đường, trường, trạm hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cơ sở.
Cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ nhiệt tâm, năng động, có trình độ, sự am hiểu về văn hóa địa phương... từ cơ sở văn hóa tỉnh, đến thị xã, xã, phường... Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào địa phương mình. Bởi vì, cán bộ văn hóa là những người đi đầu trong phong trào, thường xuyên bám sát phong trào, đi sâu, đi sát với quần chúng, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của quần chúng, để có kế hoạch, chủ trương, biện pháp thích hợp. Thực tế ở thị xã Hưng n cho thấy, có hay khơng có phong trào, phong trào có được duy trì thường xun liên tục và khơng ngừng phát triển hay không thực chất phần lớn là do đội ngũ cán bộ văn hóa.