NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM 3.1 Ý nghĩa

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã hưng yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 111 - 112)

3.1. Ý nghĩa

Xây dựng đời sống văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, tồn dân, có ý nghĩa chiến lược phát triển xã hội, phát huy năng lực và hoàn thiện nhân cách con người. Thơng qua xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để nâng cao dân trí, giáo dục nhân cách, phát huy năng lực tại cơ sở, từ đó tạo thành sức mạnh và nhân tố quyết định cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngay từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) đến nay, đất nước ta đã bước sang giai đoạn mới - giai đoạn đổi mới có tính chất cách mạng, vượt biết bao khó khăn và thử thách để phát triển đi lên. Qua 20 năm đổi mới là một chặng đường phấn đấu gian khổ, quyết liệt nhưng hết sức vẻ vang của cách mạng nước ta, là giai đoạn chuyển tiếp đặc biệt, đưa đất nước chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN.

Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN mà chúng ta tiến hành đặc biệt coi trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực để phát huy sức mạnh quyết định của nhân tố con người, chăm lo giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân, củng cố khả năng bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đây là chủ trương chiến lược rất quan trọng, là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH, là con đường tất yếu thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, giữ vững ổn định chính trị, xã hội.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu của sự nghiệp đổi mới địi hỏi tồn Đảng, toàn dân, toàn quân phải nỗ lực phấn đấu trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước. Đặc biệt trong những năm gần đây khi văn hóa được coi là "nền tảng tinh thần", là mục tiêu, là động lực của phát triển thì vấn đề xây dựng nền văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được Đảng ta đặc biệt coi trọng, trở thành điều kiện quan trọng để xây dựng đất nước, phát triển con người. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, lần đầu tiên BCH Trung ương Đảng đề ra Nghị quyết chuyên đề văn hóa, trong đó

có nêu rõ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những đức tính cao đẹp là nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu. Không tạo lập được đời sống văn hóa cơ sở phong phú, lành mạnh để xây dựng những con người mới phát triển tồn diện thì sẽ khơng tạo ra được nguồn lực cần thiết để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong điều kiện đất nước đang phát triển kinh tế thị trường, đồng thời mở cửa giao lưu văn hóa với thế giới và khu vực, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trở thành yêu cầu vừa cấp thiết, vừa lâu dài tạo cơ sở cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu của sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong sự nghiệp đổi mới là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết, thể hiện tác động tích cực của nó đối với q trình phát triển tồn diện của Thị xã.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã hưng yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 111 - 112)