Xây dựng đời sống văn hóa có vai trị thúc đẩy kinh tế phát triển

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã hưng yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 114 - 117)

Khi xác định văn hóa là mục tiêu, đồng thời là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, các Đại hội VI, VII, VII của Đảng đã chỉ rõ mối quan hệ qua lại và vai trị động lực của văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa đối với sự phát triển kinh tế.

Tuy đời sống văn hóa bao gồm những điều kiện thuộc đời sống tinh thần của xã hội, còn kinh tế thuộc đời sống vật chất của xã hội, còn kinh tế là yếu tố thuộc đời sống vật chất của xã hội, nhưng hai yếu tố này không tách rời nhau, khơng đứng ngồi nhau mà trái lại, gữa chúng có mối quan hệ hữu cơ khơng tách rời và cùng hướng tới mục tiêu phát triển. Đời sống văn hóa cơ sở được xây dựng nhằm hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ, cơng bằng xã hội, vì sự phồn vinh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân sẽ chứa đựng tiềm tàng những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, đảm bảo tốc độ và trình độ ngày càng cao của tăng trưởng kinh tế. Đời sống văn hóa lành mạnh, tinh thần phải cùng được xây dựng hài hòa và tương tác lẫn nhau để phát triển văn hóa, xây dựng những con người phát triển tồn diện.

Sau khi tái lập tỉnh, một trong những mục tiêu của tỉnh nói chung và thị xã Hưng Yên nói riêng là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thủ công nghiệp và dịch vụ, thực hiện đổi mới cơ cấu kinh tế. Đây là một quá trình phấn đấu lâu dài, từng bước. Cái khó đầu tiên khi thực hiện mục tiêu này là tư tưởng, nhận thức của người dân vốn quen nếp nghĩ, cách làm cũ. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở thị xã Hưng n đóng vai trị to lớn trong cuộc vận động bà con thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng đa ngành, đa nghề, đa cây, đa con.

Cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa đã từng bước nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thị xã đó là đổi mới cách làm ăn, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dám nghĩ, giám làm để phát triển kinh tế gia đình... Trên cơ sở nhận thức đó, căn cứ vào tiềm năng thế

mạnh, điều kiện cụ thể của từng vùng đã vận động bà con thực hiện cơ cấu sản xuất hợp lý, nhằm tạo nhiều việc làm, tăng sản phẩm.

Trong 10 năm qua, Đảng bộ và nhân dân thị xã đã phát huy truyền thống đoàn kết, khai thác thuận lợi và lợi thế, khắc phục khó khăn, tiếp tục đổi mới giành được những kết quả quan trọng. Hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XVI, XVII mà Đảng bộ Thị xã đề ra.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước: từ năm 1996 - 2000 bình quân đạt 13,4%; từ năm 2001 - 2005 bình quân đạt 17,4%, đến năm 2006 đạt 18,1%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỉ trọng cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 1996, cơ cấu công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp là 60% - 20% - 20%. Năm 2000 là 56% - 34% - 10%; Năm 2005 là 43% - 47% - 10%; Năm 2006 là 43,5% - 47,5% - 9%.

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 1995 đạt 109 tỷ đồng, năm 2001 đạt 201 tỷ đồng, bình quân tăng 12,85%; giai đoạn 2001 - 2005 bình quân tăng 19%/năm. Giá trị sản xuất năm 2005 đạt 510 tỷ đồng tăng gần 5 lần so với năm 1996.

Cùng với quá trình đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa, thương mại - dịch vụ trên địa bàn Thị xã có bước phát triển nhanh, đa dạng, chất lượng được nâng cao. Số nhà hàng, khách sạn năm 1996 là 10 cơ sở, năm 200 là 21 cơ sở, đến năm 2005 là 45 cơ sở. Hệ thống bưu chính viễn thơng tăng nhanh, 100% xã, phường có điểm bưu điện văn hóa, đến nay có trên 15 máy điện thoại/100 người dân. Giá trị dịch vụ - thương mại bình quân tăng 21.96%. Giá trị năm 2005 là 750 tỷ đồng, năm 2006 đạt 905 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2005.

Trong sản xuất nông nghiệp, các cấp Đảng ủy, Chính quyền thơng qua sinh hoạt thường kỳ ở các làng, khu phố văn hóa phát động nhân dân đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Giá trị sản xuất tăng 7,65%/năm (trong đó, giai đoạn 1996 - 2000 là 9,45%; giai đoạn 2001 - 2005 là 6,2%/năm). Giá trị sản xuất năm 2005 đạt 120 tỷ đồng, đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng được 433 ha. Tập trung các cây con có giá trị kinh tế cao như nhãn đặc sản, trồng dâu nuôi tằm, rau an tồn, cam, qt, hoa, cây cảnh... Tăng nhanh đàn bị thịt, bò sinh sản, phát triển kinh tế trang trại và kinh tế bãi bồi. Đến năm 2006 đã có 150 trang trại, trong đó có 30 trang trại đạt

tiêu chí của Bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thôn. Giá trị thu được trên 1 ha canh tác tăng từ 29 triệu đồng/ha năm 2000 lên đến 41 triệu đồng/ha năm 2006.

Bình quân thu nhập đầu người tăng nhanh: năm 1996 là 266,5USD/năm, năm 2000 là 450USD/năm, năm 2005 là 710USD/năm.

Cùng với phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tăng cường hệ thống vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cho nhân dân thì kết cấu hạ tầng của thị xã đã được xây dựng với tốc độ cao và tương đối đồng bộ. Nhiều cơng trình lớn có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của thị xã như Cầu Yên Lệnh đưa vào khai thác sử dụng năm 2004, nối Hưng Yên với quốc lộ 1A, tạo điều kiện thuận lợi cho thị xã giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc lộ 39 đoạn thị xã cơ bản được nâng cấp mở rộng 54m, Quảng trường Trung tâm, kè Lam Sơn, các bệnh viện tuyến tỉnh, các trường cao đẳng, trung học chun nghiệp và dạy nghề; các cơng trình văn hóa... Xây dựng 3 cơng viên và gần 200 phòng học kiên cố ở 12 trường, 10 di tích được trùng tu, tơn tạo với kinh phí đến hàng trăm tỷ đồng. Xây mới và cải tạo gần 4000 ngôi nhà kiên cố cao tầng của nhân dân. Một số phố chính, vỉa hè được chỉnh trang, lát bằng gạch chèn. Đường làng, ngõ xóm cơ bản được nâng cấp bằng bê tông hoặc vật liệu cứng. 100% hộ gia đình được sử dụng điện sinh hoạt. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2005 đạt 180 tỷ đồng. Chi ngân sách đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Với những kết quả đạt được trong lĩnh vực sản xuất, trong tăng trưởng kinh tế, chúng ta có thể khẳng định, phong trào xây dựng đời sống văn hóa trước hết có vai trị góp, phần tun truyền, vận động nhân dân đổi mới tư duy, đổi mới phương thức sản xuất.

Từ lâu, người nơng dân nói chung, người nơng dân ở thị xã Hưng Yên làm ăn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, canh tác theo lối cổ truyền, cuộc vận động toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa đã đưa nội dung phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch cơ cấu... thành những mục tiêu cụ thể là "xóa đói, giảm nghèo", "phát triển kinh tế hộ", "đẩy mạnh làm hàng thủ công xuất khẩu"... Những mục tiêu mà cuộc vận động đưa ra hết sức thiết thực đến lợi ích của người dân, khơng nặng

nề về hành chính, khơng mang tính bắt buộc, do vậy mà dễ dàng được nhân dân chấp nhận, thực hiện.

Thực tế cho thấy, từ những hộ kinh doanh, sản xuất nhỏ, chỉ sau 10 năm qua dưới tác động của cơ chế thị trường, của các chính sách khuyến khích của nhà nước trong ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nghiệp đã ra đời. Có được kết quả này là nhờ một phần vào hoạt động của phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở các cơ sở trên tồn thị xã đã hướng dẫn, giúp đỡ nhau làm kinh tế.

Những con số đạt được trên các lĩnh vực của kinh tế đạt được đó có một phần lớn cơng sức huy động sự đóng góp của nhân dân thơng qua các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Từ đó, cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa khơng những vận động, tun truyền mà cịn có ý nghĩa, có vai trị trực tiếp trong việc huy động nguồn lực tại chỗ và bên ngoài, ở mọi tầng lớp nân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng ngay trên chính mảnh đất q hương mình.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã hưng yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)