Văn hóa trước yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã hưng yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 61 - 65)

Tháng 7 năm 1998, Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII ra Nghị quyết về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Toàn bộ tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã làm sáng lên bức tranh của nền văn hóa đất nước trong tương lai. Đó là nền văn hóa với vai trị là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, gắn với những vấn đề nảy sinh trong xu thế tồn cầu hóa và nền kinh tế thị trường.

Thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo ra thế và lực cùng nhiều tiền đề cần thiết cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sự nghiệp CNH, HĐH được đẩy mạnh và phát triển, nước ta từng bước sẽ trở thành một nước cơng nghiệp, có sơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, làm cải biến xã hội sâu sắc trong đất nước ta. Từ đó, sẽ diễn ra một q trình thay đổi lớn về kết cấu kinh tế, cơ cấu quản lý kinh tế, cơ cấu xã hội, tính chất nơng thơn, trình độ dân trí, đời sống vật chất của nhân dân... [25, tr.199-200]. sự thay đổi này cùng với q trình dân chủ hóa ngày càng sâu rộng, sự chuyển tiếp thế hệ công dân sẽ tạo nên sự chuyển biến lớn về nhiều mặt đời sống văn hóa của Việt Nam.

Năm 2001, cùng với toàn nhân loại, dân tộc Việt Nam đã bước sang một thế kỷ mới, một thiên niên kỷ mới. Nhận thức của loài người về vai trị, vị trí của văn hóa đã dần dần thay đổi, tiếp cận được đúng với bản chất của vấn đề. Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa lên tầm cao mới. Văn hóa là động lực của sự phát triển, là mục tiêu của sự phát triển. Nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vinh quang, cũng là nhiệm vụ lịch sử giao phó cho thế hệ hơm nay. Năm quan điểm cơ bản; mười nhiệm vụ cụ thể;

bốn giải pháp lớn mà Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương khóa VIII của Đảng đã xác định là định hướng tư tưởng, tinh thần cho chúng ta thực hiện hoàn thành nhiệm vụ trọng đại ấy. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về văn hóa thơng qua việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng bằng luật pháp, pháp lệnh, nghị định, quy định, các chính sách văn hóa... Thơng qua các chương trình hành động, phong trào thi đua yêu nước, qua hệ thống các thiết chế văn hóa để vận động quần chúng nhân dân thực hiện; biến chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng thành lực lượng vật chất, thành phong trào cách mạng; tạo ra những kết quả cụ thể nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, trực tiếp xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội.

Đến Đại hội IX, những tư tưởng chủ yếu của Đảng về phát triển văn hóa được thể hiện trên cơ sở thực tiễn thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Nghị quyết Đại hội IX tiếp tục nhấn mạnh vị trí của văn hóa trong lịch sử phát triển của dân tộc ta; khẳng định sức sống lâu bền của những quan điểm, tư tưởng nêu trong Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; về ý nghĩa, Nghị quyết nhấn mạnh đó là tầm cao, chiều sâu của sự phát triển của dân tộc, khẳng định và làm rõ vị trí của văn hóa trong đời sống dân tộc, trong cách mạng XHCN.

Đại hội IX (4 - 2001) của Đảng đã khẳng định xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: "hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện về mặt chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình, cộng đồng và xã hội" [19, tr. 38]. Có thể nói nhiệm vụ trung tâm, lâu dài và thường xuyên của sự nghiệp văn hóa mà Đại hội IX xác định là xây dựng con người mới đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng đất nước. Nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa thì cần tạo ra những điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời là người hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hóa. Nâng cao chất lượng hệ thống bảo tàng; đẩy mạnh xây dựng thư viện, nhà văn hóa, nhà thơng tin, câu lạc bộ sức khỏe, sân bãi thể dục thể thao, khu vui chơi giải

trí...Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục, tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa. Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Đặc biệt phải đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", ngăn chặn sự phục hồi các hủ tục, khắc phục tình trạng mê tín, dị đoan đang có xu hướng lan rộng trong xã hội. Văn hóa trở thành một nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhằm đẩy mạnh xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, Đại hội IX đã khẳng định: "mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa", phong trào "người tốt, việc tốt", làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hồn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam... Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân" [19, tr.208].

Chú trọng giữ gìn, phát triển các di sản văn hóa phi vật thể, tơn tạo và quản lý tốt các di sản văn hóa vật thể, các di tích lịch sử; nâng cấp các bảo tàng. Phát triển mạng lưới thư viện, lưu trữ, xây dựng các cơng trình văn hóa, các khu vui chơi cơng cộng. Chú trọng thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam trong các cơng trình xây dựng, kiến trúc mới.

Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và các tổ chức tham gia thiết thực, có hiệu quả các hoạt động văn hóa, thể thao. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và bảo trợ các hoạt động văn hóa thể thao. Đồng thời, tăng đầu tư ngân sách cho văn hóa tương ứng với tăng trưởng kinh tế, tập trung xây dựng một số trung tâm lớn gắn với văn hóa, thể thao, du lịch.

Tiếp tục đưa các hoạt động văn hóa thơng tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa; phát động phong trào toàn dân tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình, bản, làng văn hóa; tiến tới hồn chỉnh hệ thống thiết chế văn hóa bằng nguồn lực nhà nước và mở rộng xã hội hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người [19, tr.297].

Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và ra kết luận tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần xã hội, gắn kết và đồng bộ với phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt.

Đại hội X (4 - 2006), Đảng xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Gắn kết chặt chẽ hơn với phát triển kinh tế xã hội; Làm cho văn hóa thấm sâu và mọi lĩnh vực đời sống xã hội; Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam; Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế; Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa Việt Nam; Đầu tư cho việc bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch. tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn hóa; Đa dạng hóa các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” [21, tr.33-34].

Để thực hiện được yêu cầu trên, trong xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện cần phải phát huy tính năng động, chủ động của các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể nhân dân, các hội văn học nghệ thuật, khoa học, trí thức, báo chí, của các cá nhân; Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, nếp sống văn hóa hiện đại trong nhân dân; Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa; Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định; Tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa; Chống sự xâm nhập văn hóa độc hại, lai căng, phản động; Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa; Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển; Nâng cao chất lượng tư tưởng văn hóa, hiện đại về mơ hình, cơ cấu, cơ sở vật chất kỹ thuật; Xây dựng cơ chế quản lý khoa học, phù hợp; Đi đôi với phát huy trách nhiệm công dân của văn nghệ sỹ; Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức của các hội văn học- nghệ thuật từ trung ương đến địa phương.

Quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới, vấn đề định hướng phát triển đất nước là cực kỳ quan trọng. Định hướng đúng để đạt tới mục tiêu mà Cương lĩnh năm 1991 về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã đề ra, được Đại hội VII của Đảng thơng qua. Theo đó, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN để phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhưng điều cốt lõi là chất lượng phát triển, phát triển muốn đạt chất lượng nhất thiết phải có nội dung văn hóa- xã hội. Phát triển văn hóa- xã hội và xây dựng con người ln ln gắn bó với định hướng chính trị, định hướng phát triển kinh tế đất nước. Và cũng như phát triển kinh tế, phát triển văn hóa cũng phải coi trọng chất lượng, phải đúng hướng.

Những nét mới trong đường lối, chủ trương của Đảng về văn hóa từ năm 2001 đến năm 2006 là những cơ sở, tiền đề lý luận quan trọng tác động mạnh mẽ đến việc công tác xây dựng đời sống văn hóa ở thị xã Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Hưng Yên.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã hưng yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 61 - 65)