hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân
Đưa văn hóa vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là việc làm thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Suy cho cùng, xây dựng đời sống văn hóa cũng chính là xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, từng bước đẩy lùi, loại bỏ những yếu tố độc hại, phản văn hóa, những tiêu cực nảy sinh cản trở bước tiến của xã hội, tạo chuyển biến vững chắc cho sự phát triển.
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nhằm giải quyết những vấn đề đòi nghèo của xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Đây là vấn đề mà Đảng chú trọng tập trung giải quyết trong thời kỳ đổi mới, bởi một quốc gia muốn phát triển phải đặt vấn đề "dân sinh" lên vị trí hàng đầu.
Hiện tại, tỷ lệ người thất nghiệp ở nước ta còn khá cao (chiếm 7% lực lượng lao động xã hội), hàng năm có hơn 1 triệu người đến tuổi lao động cần việc làm. Số lao động dư dơi trong q trình tổ chức lại nền kinh tế - xã hội đang tiếp tục phải giải quyết. Do vậy, giải quyết việc làm là một hoạt động trong những chính sách xã hội cơ bản của quốc gia, đời sống văn hóa lành mạnh, ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi đưa các yếu tố văn hóa vào trong các chính sách xóa đói, giảm nghèo.
Bằng nhiều biện pháp cụ thể như khôi phục các làng nghề truyền thống, mở lớp dạy nghề, đào tạo nghề... Trong những năm qua (1996 - 2006), thị xã đã giải quyết việc làm mới cho 7000 lao động (trong đó có 1.100 người đi lao động ở nước ngoài mang lại nguồn thu nhập trên 150 tỷ đồng). Năm 2005, tỷ lệ người lao động phi nông nghiệp đạt 67%; số lao động qua đào tạo đạt 47%.
Trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, MTTQ có vai trị to lớn, đặc biệt trong việc phát động phong trào "Quỹ vì người nghèo", cùng với đó là các hoạt động "giúp nhau làm giàu"... Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Hộ nghèo giảm từ 10% năm 1996 xuống còn 5% năm 2000 và năm 2005 còn 5,7%, năm 2006 còn 4,8%, số hộ giàu tăng nhanh. Đến tháng 10 năm 2004, thị xã đã xóa xong nhà tranh vách đất cho hộ nghèo. Nhu cầu ăn, ở, đi lại, học hành, điện nước sinh hoạt, chữa bệnh, hưởng thụ văn hóa được đáp ứng ngày càng tốt hơn.
Với truyền thống "tương thân, tương ái", "uống nước nhớ nguồn", Đảng bộ và các cấp chính quyền, nhân dân thị xã thường xun quan tâm đến cơng tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, những người có cơng với nước. Vận động xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa được gần 600 triệu đồng, xây dựng, sửa chữa 55 nhà tình nghĩa. Các bà mẹ Việt Nam anh hùng đều ở nhà mái ngói hoặc kiên cố được phụng dưỡng. Vận động xây dựng các quỹ, trợ cấp cho trên 850 lượt đối tượng có hồn cảnh khó khăn, tàn tật, cơ đơn, nạn nhân chất độc da cam trên 600 triệu đồng.
Từ thực tế xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn thị xã Hưng Yên đã khẳng định, vai trò từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân về giáo dục, nâng cao trình độ dân trí. Những trang sử truyền thống của thị xã đã giúp cho người dân địa phương tự tin hơn, có trách nhiệm trong việc lưu giữ và phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, của những thế hệ đi trước, của những gia đình, những người con thành đạt. Đi đôi với việc phát triển kinh tế, thị xã Hưng Yên rất chú trọng phát triển văn hóa giáo dục, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Sự nghiệp giáo dục của thị xã có bước phát triển mới: tỷ lệ trường tiểu học và THCS đạt chuẩn quốc gia là 48%. Các trường tiểu học và THCS có khn viên thống mát và 100% kiên cố cao tầng. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS. Tỷ lệ
đỗ tốt nghiệp THCS đạt 98,9%, đỗ vào THPT các loại hình giáo dục là 86%, tốt nghiệp THPT đạt 100%, đỗ vào đại học, cao đẳng trên 34,2%.
Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Coi trọng chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cơ sở vật chất của ngành y tế được tăng cường. 100% trạm y tế phường, xã có y, bác sỹ. Mạng lưới y tế từ thị xã đến phường, xã, khu phố, thơn được chăm lo kiện tồn. Các chương trình y tế đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao. Khơng có dịch bệnh lớn xảy ra, hồn thành chương trình xóa mù lịa do đục thủy tinh thể cho đối tượng nghèo và chính sách.
Giáo dục dân số, bảo vệ sức khỏe nhân dân cũng là một trong những nội dung hoạt động của phong trào xây dựng đời sống văn hóa. Bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh và thực hiện các chương trình quốc gia về y tế là việc làm thiết thực, thường xuyên ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương xây dựng môi trường, cảnh quan xanh, sạch đẹp, các làng, khu phố văn hóa cùng với ngành y tế góp phần ngăn chặn những bệnh dịch có nguy cơ bùng phát trên địa bàn thị xã. Các làng văn hóa đã đưa một số tiêu chí trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe như vận động bà con ăn sạch, ở sạch, ăn chín, uống sơi, khám sức khỏe định kỳ... Như vậy, thông qua sinh hoạt của các làng văn hóa đã từng bước nâng cao chất lượng sức khỏe của người dân trên cơ sở phòng bệnh và chữa bệnh kịp thời.
Dân số, kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề khó khăn khi thực hiện ở thị xã Hưng Yên. Song những năm qua, công tác dân số đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Tỷ lệ phát triển dân số 0,87%. Mục tiêu gia đình "ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững" đạt kết quả khá. Chăm sóc trẻ em được gia đình, xã hội quan tâm. Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống đủ 7 loại vắc - xin đạt 100%. Trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 22%. 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế cơng lập. Để có được những kết quả này, phong trào xây dựng làng, khu phố văn hóa có vai trị vận động, nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa gia đình - sức khỏe - sinh sản. Làng văn hóa với những hoạt động của các đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Hội phụ nữ đã phối hợp cùng với Phịng dân số kế hoạch hóa gia đình thị xã thực hiện tốt cơng tác truyền thông
dân số. Với sinh hoạt mang tính cộng đồng, làng, khu phố văn hóa cịn tạo ra sức ép dư luận, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch đạt kết quả.