Thành công của thị xã Hưng Yên trong việc xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2001 đến năm

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã hưng yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 99 - 111)

hóa từ năm 2001 đến năm 2006

2.2.2.1. Thành tựu

Nhờ được sự quan tâm chỉ đạo của Thị ủy Hưng Yên, trong những năm qua (2001 - 2006), đời sống văn hóa của nhân dân thị xã Hưng Yên đã đạt được những thành tựu rực rỡ.

* Hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động

Hoạt động thông tin, tuyên truyền cổ động là một bộ phận quan trọng trong cơng tác văn hóa tư tưởng, là phương tiện để phổ biến, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Là công cụ để định hướng tư tưởng, hướng dẫn suy nghĩ và hành động của tồn dân. Thơng qua hoạt động tuyên truyền cổ động phát huy vai trị làm chủ, tính tích cực sáng tạo của quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường sự đồng thuận trong xã hội.

Trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động đóng một vai trị vơ cùng quan trọng, đó là hình thức tác động trực tiếp vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của quần chúng nhân dân, thức tỉnh và lôi cuốn họ tham gia thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong những năm qua (2001 - 2006), công tác tuyên truyền, cổ động của thị xã Hưng Yên đã được tiến hành rộng khắp từ xã, phường đến các khu dân cư, xuống các gia đình đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng. Công tác tuyên truyền, cổ động của thị xã Hưng Yên đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước trong năm như: Đại hội Đảng bộ các cấp, bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp khóa XII, các ngày lễ lớn của dân tộc như: kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2), ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), kỷ niệm ngày giải phóng miền nam (30/4), ngày quốc khánh (2/9), ngày sinh nhật Bác (19/5), ngày quốc tế lao động (1/5)… Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và các sự kiện lớn của thị xã Hưng Yên theo phương châm thiết thực, hiệu quả tiết kiệm, tránh phơ trương hình thức, tập trung vào việc phát động và đẩy mạnh các phong trào thi đua

yêu nước, hướng về cơ sở, sáng tạo mọi biện pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều loại hình thức trên các kênh thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh của từng khu phố, hay thông qua các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt các CLB, tủ sách nhà văn hóa ở các khu dân cư, hay qua các phong trào TDTT, giao lưu thi đấu bóng bàn cầu, cầu lơng, bóng đá… thơng qua đó làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đồn thể, đặc biệt là nhân dân nhận thức rõ vai trị, vị trí, tầm quan trọng của phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong đời sống xã hội. Góp phần ổn định trật tự xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, lành mạnh hóa mơi trường sống.

* Hoạt động phong trào văn nghệ quần chúng

Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của các phương tiện nghe nhìn hiện đại, nhưng văn nghệ quần chúng vẫn chiếm được những tình cảm đặc biệt của nhân dân, nên đã thu hút đông đảo người xem, người dự và tham gia. Tâm lý muốn sáng tạo và thể hiện tài năng của mình, nhất là những người có năng khiếu là điều kiện để phát triển phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở. Thông qua các buổi sinh hoạt văn nghệ quần chúng, quần chúng nhân dân đã được thưởng thức, hưởng thụ các giá trị nghệ thuật, đồng thời còn thỏa mãn nhu cầu giao lưu, tiếp xúc, gặp gỡ của các tầng lớp nhân dân thuộc các lứa tuổi khác nhau. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cách mạng, tình yêu đối với quê hương đất nước cho mỗi người dân.

Hàng năm, thị xã đã mời các đồn văn hóa nghệ thuật Trung ương cơng diễn, phục vụ nhu cầu hưởng thu và tìm hiểu nghệ thuật của nhân dân. Đồng thời phong trào làng vui chơi, làng ca hát cũng được thực hiện 1-2 lần trong năm, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, làm tăng tính cộng đồng trong dân cư.

Được sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện của các cấp, ban ngành lãnh đạo, đến nay trên địa bàn thị xã Hưng Yên đã thành lập được 67 đội văn nghệ các thôn, làng, khu phố, tiêu biểu như: đội văn nghệ xã Liên Phương, Bảo Khê, đội văn nghệ thơn Xích Đằng, phường An Tảo, Đơng Thành… Với các đội văn nghệ như trống, cải lương, trống quân, quan họ, chèo…

Hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng của thị xã Hưng Yên diễn ra sôi nổi phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của tỉnh, của địa phương như:

mừng xuân; chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, ngày Quốc tế lao động, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày Thương binh liệt sỹ… đã thu hút đông đảo nhân dân đến cổ vũ, tạo khơng khí sơi nổi, phẩn khởi, góp phần vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.

Phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng trong những năm qua đã ngày càng mang tính xã hội hóa cao, đặc biệt là đã nhận được sự hỗ trợ kinh phí của các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn thị xã như: Công ty Mobifone chi nhánh Hưng Yên, Công ty may Hưng Yên, các thành viên CLB bóng đá thị xã… với số tiền hàng chục triệu đồng.

* Hoạt động thư viện đọc sách báo

Sách báo là nguồn tri thức vơ tận, góp phần trực tiếp nâng cao trình độ hiểu biết cho nhân dân. Bởi vậy, thư viện, phòng đọc chiếm một vị trí quan trọng trong cơng tác xây dựng, phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở, đặc biệt hướng tới mục đích mở mang và nâng cao dân trí.

Nhận thức được vai trị và tầm quan trọng của thư viện, phòng đọc, các cấp lãnh đạo thị xã luôn dành sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên cho các cơ quan chức năng nhằm phát triển hệ thống thư viện, phòng đọc, tủ sách trên địa bàn thị xã. Đến nay, thư viện của thị xã đã được xây dựng mới với khoảng 10.000 đầu sách và 20 loại tạp chí. Nhằm đẩy mạnh hoạt động của thư viện, hàng năm thị xã đều tổ chức các hội thi thiết thực và hấp dẫn như: “kể truyện theo sách”, “Tìm hiểu kiến thức qua sách”, đặc biệt từ năm 2003 trở đi, thị xã đã phát động và đẩy mạnh phong trào tìm hiểu và kể truyện về “Bác Hồ với Hưng Yên, Hưng Yên với Bác Hồ”… đồng thời củng cố và đưa vào hoạt động hệ thống tủ sách - thư viện tại các đơn vị trường học, nhà văn hóa xã, phường, làng, phố. Hiện nay trên địa bàn thị xã Hưng Yên đã có trên 20 thư viện, phịng đọc ở những quy mơ lớn, nhỏ khác nhau.

Trong năm 2006, thư viện thị xã Hưng Yên đã được quan tâm đầu tư kinh phí để mua sắm cơ sở vật chất như bàn ghế, sách, báo, tạp chí để phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của các tầng lớp nhân dân. Số bạn đọc thường xuyên đến thư viện ngày càng tăng, bình quân hàng năm thư viện của thị xã đã phục vụ được trên 3000 lượt bạn đọc. Bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ phục

vụ bạn đọc, thị xã đã tập trung tổ chức khai thác có hiệu quả thư viện của tỉnh, thư viện của các trường học, tủ sách của các cơ quan đóng trên địa bàn thị xã.

Với sự phát triển của hệ thống thư viện, phòng đọc, tủ sách của thị xã Hưng Yên đã góp phần tích cực vào việc đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và học tập của nhân dân, qua đó trình độ nhận thức, học vấn của nhân dân của thị xã ngày càng được nâng cao.

* Hoạt động giáo dục truyền thống và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa

Di sản văn hóa là tài sản vơ giá gắn kết cộng đồng dân tộc qua các thế hệ, là cốt lõi của bản sắc dân tộc. Phát huy vai trị của các di sản văn hóa để bồi dưỡng tình cảm đối với quê hương, nhớ về nguồn cội, truyền thống yêu nước, đoàn kết, nghĩa tình, giáo dục tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với truyền thống của địa phương.

Nhận thức sâu sắc vai trị, vị trí của các di tích lịch sử văn hóa trong đời sống của nhân dân và truyền thống quê hương, đất nước. Trong những năm qua công tác bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị của vốn văn hóa cổ trên địa bàn thị xã được quan tâm và đã đạt được những kết quả quan trọng.

Thị xã Hưng n hiện nay có 128 di tích, trong đó có 17 di tích được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia, 04 di tích xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Nơi đây có sự hiện diện của nhiều loại hình kiến trúc, nghệ thuật như đình, chùa, đền, miếu… chủ yếu được xây dựng hàng trăm năm nay phần lớn còn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc hoa văn nghệ thuật cũng như nhiều hiện vật. Trên cơ sở các di tích đã xếp hạng, UBND và Đảng bộ thị xã Hưng Yên đã chỉ đạo ngành văn hóa phối hợp với các địa phương từng bước có kế hoạch bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị di tích nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tạo nên động lực phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2003, đã thực hiện xong dự án trùng tu, tơn tạo quần thể dich tích Phố Hiến giai đoạn 1 với tổng kinh phí là 4,7 tỷ đồng, đến năm 2004, tiếp tục thực hiện dự án Phố Hiến giai đoạn 2 với tổng kinh phí là 53 tỷ đồng. Những năm qua, thị xã Hưng Yên đã làm tốt công tác bảo vệ và quản lý di tích, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân. Cuối năm 2006, Ban quản lý của 11 di tích trên địa bàn thị xã được

UBND thị xã khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong cơng tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích.

Về cơng tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, trên địa bàn thị xã hàng năm có 28 lễ hội lớn, nhỏ theo quy mơ tổ chức của các di tích. Các lễ hội thường tập trung nhiều vào mùa xuân gắn liền với các di tích lịch sử và văn hóa. Lễ hội thường kéo dài từ 1-3 ngày. Do có sự chỉ đạo và tổ chức quản lý chặt chẽ của Chính quyền địa phương từ thị xã đến cơ sở, nên việc tổ chức lễ hội ở các di tích đều được thực hiện trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm. Các di tích ở thị xã Hưng Yên gắn liền với lịch sử của thương cảng Phố Hiến một thời với câu nói “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Lễ hội Phố Hiến là một trong những lễ hội có quy mơ lớn nhất mang tính khu vực của tỉnh và thị xã Hưng Yên. Lễ hội Phố Hiến đã thu hút đông đảo nhân dân ở các xã trong tỉnh và các tỉnh lân cận về dự. Qua việc tổ chức lễ hội Phố Hiến đã giới thiệu, quảng bá đến cán bộ, nhân dân và khách thập phương trong, ngoài tỉnh biết được những giá trị lịch sử - văn hóa các di tích thuộc quần thể cá di tích lịch sử văn hóa Phố Hiến, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thương mại, dịch vụ của thị xã. Lễ hội Phố Hiến nói riêng và các lễ hội trên địa bàn thị xã nói chung đã trở thành hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống của nhân dân, mang đậm bản sắc văn hóa Phố Hiến và sinh hoạt văn hóa của nhân dan. Thị xã Hưng n ln được tỉnh đánh giá là đơn vị quản lý và tổ chức lễ hội tốt nhất. Trong những năm tới, thị xã đang tiếp tục triển khai thực hiện đề án khôi phục Lễ hội truyền thống dân gian Phố Hiến.

Ngồi lễ hội gắn với những di tích lịch sử văn hóa, thị xã Hưng n cịn khơi phục các lễ hội dân gian truyền thống, đáng chú ý như: Hội thả chim bồ câu, Hội hát trống quân, Hội hát ả đào… cùng với đó các thể loại văn hóa dân gian cũng được dần khơi phục và có bước phát triển.

Các sinh hoạt dòng họ, gia đình như giỗ tổ, mừng thọ, đi chùa, nhà thờ… những năm gần đây có chiều hướng phát triển mạnh mẽ, ngày càng trở thành một bộ phận khơng thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân thị xã.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển vì vậy việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa trên địa bàn thị xã có ý nghĩa chính trị quan trọng. Với đạo lý, truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” việc bảo tồn, giữ gìn di sản văn hóa chính là khơi phục lại thân thế, sự nghiệp, công trạng của những người đã từng làm rạng danh cho quê hương, đất

nước. Những di tích văn hóa được khơi phục, trùng tu, tơn tạo và bảo vệ sẽ mang lại những giá trị văn hóa, có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong công cuộc đổi mới toàn diện của nước nhà.

* Hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu phố, đơn vị văn hóa

Phong trào xây dựng GĐVH được thị xã quan tâm từ nhiều năm nay đã đi vào nề nếp, chất lượng từng bước được nâng lên. Đến năm 2006, số GĐVH trên địa bàn thị xã đạt 20.121/21.973 đạt 81%. Trong phong trào xây dựng GĐVH đã xuất hiện những gia đình điển hình tiên tiến như: gia đình ơng Phạm Văn Cang là một gia đình nhiều năm liên tục đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Gia đình ơng có 5 thế hệ đang chung sống (tại số nhà 21A Phan Đình Phùng, phường Minh Khai, thị xã Hưng Yên) những vẫn giữ được hịa thuận, trên kính dưới nhường, bà con khối phố q mến. Gia đình ơng ln gương mẫu thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy ước của khu phố, tham gia tích cực vào các hoạt động đóng góp, ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Quỹ vì người nghèo”…Gia đình ơng đã được BCĐ thị xã nhất trí cử ơng đại diện cho hàng nghìn GĐVH tiêu biểu đi tham dự Hội nghị biểu dương GĐVH tiêu biểu xuất sắc toàn quốc vào năm 2007 tại Thủ đô Hà Nội.

Trên địa bàn thị xã Hưng Yên đến nay đã có 42/60 (đạt 70%) làng, khu phố văn hóa được cơng nhận danh hiệu, làng khu phố văn hóa được cơng nhận qua các năm:

Bảng 2.3: Tổng kết số làng, khu phố đƣợc cơng nhận văn hóa (1996 - 2006) Năm Số lƣợng làng, khu phố đƣợc công nhận văn hóa

1996 02 1997 02 1998 03 1999 01 2000 11 2002 02 2003 04 2004 06 2005 04 2006 07 Nguồn: [44, tr.2]

Tổng số làng, khu phố văn hóa được cơng nhận lại sau 03 năm là 17 khu phố, làng thuộc phường Quang Trung, Minh Khai, Lê Lợi, Hồng Châu và xã Bảo Khê.

Ban chỉ đạo cơ sở thực hiện tốt 6 nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở 76 khu dân cư. Năm 2006, tổng số khu dân cư tiên tiến là 72/76 (đạt 94,7%), tổng số khu dân cư được khen thưởng là 14 khu.

Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa được các cấp ngành, các cơ quan trên địa bàn thị xã quan tâm, chú trọng. Hàng năm, thị xã triển khai việc đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa tới các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thị

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã hưng yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tu nam 1997 den nam 2006 (Trang 99 - 111)