Vị trí, tính chất khởi nghĩa Thái Nguyên trong lịch sử cận đại Việt Nam trƣớc khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930)

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 (Trang 84 - 91)

Nam trƣớc khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930)

3.2.4.1. Ví trí

Khởi nghĩa Thái Nguyên là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong lịch sử Việt

Nam cận đại trước khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

Khởi nghĩa đã bƣớc đầu giành đƣợc những thắng lợi quan trọng, điều

quan trọng hơn là khởi nghĩa đã làm chủ đƣợc tỉnh lỵ trong 5 ngày.

Trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc kể từ đầu thế kỷ XX cho đến khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã từng có nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh

đạo kéo dài nhất trong lịch sử, ngót 1/3 thế kỷ. Khởi nghĩa Thái Nguyên nổ ra trong thời gian ngắn, song nghĩa quân đã làm chủ tình thế ở tỉnh lỵ (trừ trại lính Pháp không chiếm đƣợc) trong hơn 5 ngày.

Các cuộc khởi nghĩa khác nằm trong chủ trƣơng bạo động của Việt Nam Quang Phục hội trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và kể cả khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng sau đó cũng không có cuộc khởi nghĩa nào chiếm đƣợc tỉnh lỵ có sức đề kháng mạnh mẽ, quyết liệt nhƣ khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917. Sức mạnh ấy không chỉ là sự kế thừa tinh thần đấu tranh của binh lính Việt Nam yêu nƣớc trong quân đội Pháp, mà chính bởi nó bắt nguồn sâu xa trong truyền thống đấu tranh quật khởi của dân tộc ta, của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên trong lịch sử, nhất là trong những năm chống Pháp trƣớc khởi nghĩa Thái Nguyên .

Vì nhiều nguyên nhân, khởi nghĩa Thái Nguyên đã thất bại, song khởi nghĩa Thái Nguyên có ảnh hưởng lớn nhất trong và ngoài nước , nó còn sống mãi với thời gian lịch sử. Cuộc khởi nghĩa đã cổ vũ tinh thần đấu tranh

cách mạng của nhân dân các dân tộc Việt Bắc nói chung, Thái Nguyên nói riêng, nó bồi bổ thêm truyền thống đấu tranh chống pháp của binh lính Việt Nam yêu nƣớc trong quân đội Pháp.

Thực dân Pháp cố tình bƣng bít cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, nhất là đang lúc chúng ra sức dùng mọi thủ đoạn để bắt gần 10 vạn binh lính Việt Nam sang tham chiến trên các chiến trƣờng châu Âu. Mặc dầu vậy, những tin tức về các cuộc nổi dậy chống Pháp của nhân dân ta trong những năm 1916- 1917 vẫn lọt ra ngoài. Năm 1916, trong một loạt các sự kiện nổ ra ở châu Á, Lênin đã nhắc đến "âm mưu khởi nghĩa ở An Nam thuộc Pháp" ( tức âm

mƣu khởi nghĩa ở Huế của các sĩ phu Việt Nam Quang Phục hội và Vua Duy Tân năm 1916). Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917) đã làm chấn động dƣ

luận ở nƣớc Pháp và cả một số nƣớc ở Tây Âu [53, tr.47]. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở nƣớc ngoài đã tiếp nhận và thông báo với bạn bè thông tin quan trọng về tình hình trong nƣớc:"….nhân dân Thái Nguyên và

nhiều nơi khác nổi dậy khởi nghĩa " [58, tr.31]. Ngƣời xúc động và lấy sự kiện này để lay động bầu nhiệt huyết của nhà Ái quốc Phan Chu Chinh lúc đó đang cƣ trú ở Pháp.

Sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nƣớc ngoài, đầu năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh về hẳn trong nƣớc để chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Tại Cao Bằng, Ngƣời viết " kính cáo đồng bào" kêu gọi quốc dân đứng lên đấu tranh đánh Pháp đuổi Nhật để giành lại độc lập, tự do. Khơi dậy truyền thống đấu tranh chống Pháp của dân tộc ta, trong thƣ Ngƣời viết: " Tấm gương oanh liệt của

các bậc lão tiền bối như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Lương Ngọc Quyến còn đó. Tinh thần anh dũng của các liệt sĩ ở Thái Nguyên, Yên Bái, Nghệ An hãy còn đây… Đồng bào ta quyết nối gót người xưa, phấn đấu hy sinh đặng phá tan xiềng xích” [38, tr.321].

Có thể nói Chủ Tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, vai trò của Lƣơng Ngọc quyến và tinh thần anh dũng đấu tranh của binh sĩ yêu nƣớc trong khởi nghĩa Thái Nguyên đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử cận đại (đầu thế kỷ XX đến trƣớc khi có Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời) giành đƣợc thắng lợi bƣớc đầu, tuyên bố Thái Nguyên độc lập.

Trong cuộc đấu tranh ấy, khi tiến hành công tác binh vận, các chiến sĩ Cứu quốc quân đã lấy tinh thần yêu nƣớc của binh sĩ trong khởi nghĩa ở Thái Nguyên để thuyết phục, thức tỉnh tinh thần yêu nƣớc của binh lính Việt Nam đóng trên các đồn Tràng Xá, Đình Cả, La Hiên… (Võ Nhai), kêu gọi họ vác súng về với cách mạng. Noi gƣơng tinh thần chống Pháp của binh sĩ ở Thái

Nguyên (1917), trong cao trào cách mạng một số binh sĩ Việt Nam trong quân đội Pháp ở Thái Nguyên hƣớng theo cách mạng.

Nhân dân thị xã Thái Nguyên ( nay là thành phố Thái Nguyên ) ngƣỡng mộ tinh thần yêu nƣớc của binh sĩ Thái Nguyên đã lập đền thờ Đội Cấn để nhắc nhở truyền thống đấu tranh cho các thế hệ mai sau. Nhiều đƣờng phố, khu dân cƣ, trƣờng học trong cả nƣớc nhất là ở Thái Nguyên mang tên Đội Cấn và Lƣơng Ngọc Quyến

Bút tích của đồng chí Trƣờng Chinh ( viết ngày 07- 05- 1948) để lại cho Đảng bộ và nhân dân thị xã Thái Nguyên đã nêu lên khởi nghĩa Thái Nguyên (1917) là một trong những sự kiện lớn xảy ra ở thị xã Thái Nguyên trong đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Pháp. Đồng chí viết: Năm 1917, các liệt sĩ Đội Cấn và Lƣơng Ngọc Quyến đã nổi dậy đánh Pháp ở đây, năm 1940-1941 đồng bào Đình Cả, Tràng Xá đã nổ súng chống Pháp. Tháng Tám năm 1945, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp chỉ huy quân giải phóng diệt Nhật ở thị xã này.

“Mong anh em noi theo tinh thần tiên phong ấy mà phấn đấu” [64, tr.2].

Trong suốt 80 năm chống ách thống trị của thực dân Pháp, ở Thái Nguyên có ba sự kiện lớn về đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang nhƣ đồng chí Trƣờng Chinh đã nêu. Riêng thành phố Thái Nguyên, ngoài tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử chống Pháp, giành đọc lập dân tộc, thì khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 là sự kiện tiêu biểu nhất trong phong trào chống Pháp trƣớc khi có Đảng lãnh đạo.

Sức mạnh ấy không chỉ là sự kế thừa tinh thần đấu tranh của binh lính Việt Nam yêu nƣớc trong quân đội Pháp, mà chính bởi nó bắt nguồn sâu sa trong truyền thống đấu tranh quật khởi của dân tộc ta của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên trong lịch sử nhất là những năm chống Pháp.

3.2.4.2. Tính chất

Khởi nghĩa Thái Nguyên mặc dù còn tự phát song đã mang tính chất chính trị rõ rệt.

Nhận định khởi nghĩa Thái Nguyên còn mang tính “tự phát” là căn cứ vào diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa. Khi cuộc khởi nghĩa đã giành đƣợc thắng lợi bƣớc đầu thì những ngƣời lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trở nên lúng túng, không có kế hoạch tiếp theo có thể coi là đúng đắn nhằm đƣa cuộc khởi nghĩa phát triển đi lên giành thắng lợi trọn vẹn. Cố thủ tại thành Thái Nguyên hay phát huy thắng lợi, mở rộng địa bàn chiến đấu trở thành vấn đề lớn chƣa đƣợc Ban lãnh đạo bàn đến.

Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa phải là vấn đề chính quyền, song vấn đề này đã không đƣợc Ban lãnh đạo quan tâm. Ngay sau khi tuyên bố Thái Nguyên độc lập, những ngƣời lãnh đạo chƣa biết hay nói đúng hơn là chƣa đi tới thành lập chính quyền cách mạng và ban bố chính sách cho nhân dân.

Mặc dù còn có những hạn chế, chƣa loại bỏ đƣợc yếu tố “tự phát”, nhƣng khởi nghĩa Thái Nguyên đã mang tính chất chính trị rõ rệt. Điều đó đƣợc biểu hiện ở chỗ: Khởi nghĩa Thái Nguyên chịu ảnh hƣởng sâu sắc tƣ tƣởng cách mạng của Việt Nam Quang phục hội, có một sự chuẩn bị lâu dài, sự bàn tính, thảo luận khá kỹ lƣỡng về chủ trƣơng và kế hoạch hành động.

Khởi nghĩa Thái Nguyên đã bùng nổ dƣới lá cờ của Việt Nam Quang phục hội là tổ chức cách mạng duy nhất ở nƣớc ta khi đó với tôn chỉ, mục đích: “ Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam , thành lập Nước cộng hòa Dân quốc Việt Nam ” [16, tr.41]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Ban lãnh đạo khởi nghĩa có Lƣơng Ngọc Quyến, ông từng du học ở Nhật Bản, ở Trung Quốc, hoạt động ở Trung Quốc trong thời kỳ cách mạng Tân Hợi bùng nổ, rõ ràng ông chịu ảnh hƣởng rất lớn của phong trào Duy

Tân. Năm 1912, ông tham gia trong Bộ chấp hành Việt Nam Quang phục hội, đƣợc cử phụ trách về quân sự ( ủy viên quân vụ) cùng với Hoàng Trọng Mậu. Ở cƣơng vị này riêng về tƣ tƣởng cách mạng ông đã vƣợt xa những ngƣời hoạt động trong Việt Nam Quang phục hội vốn thuộc Duy Tân hội mang tƣ tƣởng quân chủ lập hiến trong đó có Thái Phiên và Trần Cao Vân. Khi thấy ở nƣớc ngoài Duy Tân hội đƣợc xóa bỏ thay vào đó là Việt Nam Quang Phục hội, họ đã chuyển từ Duy Tân hội sang tổ chức mới (Việt Nam Quang phục hội) không có sự chuẩn bị trực tiếp về tƣ tƣởng và tổ chức.

Thông qua Lƣơng Ngọc Quyến, những tƣ tƣởng cách mạng của Việt Nam Quang phục hội đã đến đƣợc với Đội Cấn và các đồng chí của ông. Đến khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ, Lƣơng Ngọc Quyến gần nhƣ là cố vấn tối cao, quân sƣ trong Bộ chỉ huy khởi nghĩa, Trịnh Văn Cấn giữ chức Quang phục quân Đại đô đốc, những tƣ tƣởng cách mạng của Việt Nam Quang phục hội càng đƣợc quán triệt đó là tƣ tƣởng cộng hòa dân chủ.

So với các cuộc khởi nghĩa nổ ra trƣớc khởi nghĩa Thái Nguyên, chúng ta thấy các cuộc bạo động do Việt Nam Quang phục hội tiến hành ở Thái Bình, Hà Nội (1913) manh tính chất manh động, phiêu lƣu, còn các cuộc bạo động tại các đồn dọc biên giới Việt - Trung trong những năm 1914-1918 cũng không kém manh động, phiêu lƣu, thiếu hẳn sự ủng hộ của lực lƣợng trong nƣớc, nhất là trong quần chúng nhân dân. Riêng vụ âm mƣu đánh kinh thành Huế (1916) đƣợc triển khai khá rộng rãi trong binh lính Huế và cả các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, chừng nào có cả sự hƣởng ứng của nhân dân, song tƣ tƣởng chỉ đạo vẫn nặng tƣ tƣởng quân chủ lập hiến của Hội Duy Tân vẫn sử dụng ảnh hƣởng của Duy Tân, nhất là về mặt tổ chức tỏ ra lỏng lẻo, công tác chuẩn bị khởi nghĩa không chắc chắn, có nhiều sơ hở, bị lộ kế hoạch làm cho địch kịp thời đối phó, bóp chết khởi nghĩa trong “trứng nƣớc”.

Có thể nói rằng khởi nghĩa Thái Nguyên đã vƣợt xa các cuộc khởi nghĩa trƣớc đó cả về mặt tƣ tƣởng chính trị và tổ chức.

Cần phải nhấn mạnh thêm rằng, ngoài chính trị, tƣ tƣởng tiến bộ lãnh đạo khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, bàn tính, thảo luận kỹ lƣỡng về chủ trƣơng và kế hoạch hành động.

Chủ trƣơng nổi dậy của Đội Cấn chống lại Đáclơ, chống lại nền thống trị của Pháp ở Thái Nguyên đã đƣợc ấp ủ từ khi ông và các đồng chí của ông ở đồn Chợ Chu (Định Hóa, Thái Nguyên ), chuyển về tỉnh lỵ, ông và bầu bạn của ông càng ra sức chuẩn bị cho cuộc nổi dậy bằng cách mở rộng và liên kết với nhiều ngƣời có chung chí hƣớng. Gặp đƣợc Lƣơng Ngọc Quyến, ngƣời có tƣ tƣởng cách mạng Việt Nam Quang phục hội càng giúp cho Đội Cấn nâng cao tầm tƣ tƣởng và đẩy mạnh công tác chuẩn bị bao gồm lực lƣợng, vũ khí cả việc mang sẵn lá cờ “Nam binh phục quốc”. Kế hoạch khởi nghĩa đƣợc

bàn bạc thống nhất, ngày giờ khởi nghĩa nổ ra đƣợc giữ bí mật đến cùng. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ, Bộ lãnh đạo chỉ huy khởi nghĩa liền đƣợc thành lập, đó cũng chính là những ƣu điểm, những nhân tố bảo đảm cho khởi nghĩa giành thắng lợi bƣớc đầu.

Khởi nghĩa Thái Nguyên mang tính nhân dân đậm nét. Khi khởi nghĩa

nổ ra, lực lƣợng chính tham gia khởi nghĩa gồm 131 lính khố xanh và 180 tù nhân. Nhƣng ngay khi khởi nghĩa nổ ra, nghĩa quân đã nhận đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình của ngƣời dân Thái Nguyên, đã có 312 ngƣời xin tham gia nghĩa quân. Mặc dù không có sự báo trƣớc ( kế hoạch khởi nghĩa bí mật, bất ngờ) nhƣng sự hƣởng ứng của ngƣời dân đã chứng tỏ tinh thần yêu nƣớc, một lòng hƣớng theo cách mạng của họ. Ngoài những ngƣời trực tiếp tham gia vào khởi nghĩa, nghĩa quân còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của đồng bào trên đƣờng di chuyển, họ giúp nghĩa quân lƣơng thực, nƣớc uống, dẫn đƣờng, che dấu nghĩa

quân… Ví dụ: Nhiều làng chờ nghĩa quân đi qua là làm cơm cho ăn, sau khi nghĩa quân đi xa họ mới báo giặc Pháp để tránh sự khủng bố của chúng. Một ví dụ khác, khi tốp quân của Đội Giá rút khỏi Thái Nguyên theo đại quân của Đội Cấn đã đƣợc một cụ già 70 tuổi dẫn đƣờng. Sau khi gặp đại quân, nghĩa quân đem tiền hậu tạ cụ già nhất định từ chối, đến tên tuổi, quê quán cũng không cho biết.

Thành phần tham gia nghĩa quân gồm có nông dân, viên chức nhỏ đặc biệt là sự tham gia của công nhân mỏ than Phấn Mễ và mỏ than Làng Hích. Qua đây có thể thấy rằng, giai cấp công nhân Việt Nam trong thời điểm chiến tranh đã có những thay đổi lớn, đã phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Bên cạnh sự kiện giai cấp công nhân tham gia vào khởi nghĩa Thái Nguyên, năm 1917 còn nổ ra một loạt phong trào của công nhân nhƣ cuộc bãi công của công nhân mỏ Vôn-fram ở Cao Bằng, hay cuộc bãi công của công nhân ngƣời Việt ở Cao Miên đòi đƣợc trở về nguyên quán (10-1917). Nhƣ vậy, ngay trong chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân vẫn không ngừng phản kháng, không ngừng đấu tranh, đó là cơ sở để giai cấp công nhân Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ và đã trở thành lực lƣợng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc sau này.

Với sự tham gia của công nhân Thái Nguyên trong khởi nghĩa Thái Nguyên đã chứng tỏ " giai cấp công nhân Việt Nam đang tiến mạnh trên con

đường đấu tranh "tự giác " [68, tr.258]. Mặc dù đã có sự tham gia của nhân

dân nhƣng khởi nghĩa Thái Nguyên chƣa phải là phong trào cách mạng của quảng đại quần chúng nhân dân, Ban chỉ huy khởi nghĩa chƣa thể gắn liền cuộc vận động khởi nghĩa của binh lính với cuộc vận động của nhân dân, chƣa huy động đƣợc đông đảo quần chúng tham gia.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 (Trang 84 - 91)