Hoạt động của các đội nghĩa quân ở Phú Lƣơng

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 (Trang 38 - 47)

Hoạt động của nghĩa quân Phùng Bá Chỉ (Ba Kỳ) từ năm 1886-1890

Ngày 13-1-1889, thực dân Pháp huy động 508 quân Pháp (gồm 30 sĩ quan và 478 binh lính), 416 lính ngụy (không kể 1200 ngƣời dân bị bắt đi vận chuyển vũ khí, lƣơng thực cho chúng) do các tên Sƣ đoàn trƣởng Sƣ đoàn 2 tƣớng Boóc-nhi- đề-bo và Đồn trƣởng Đồn Thái Nguyên Cút-tơ-de-la Ri-vi-e chỉ huy từ thành Thái Nguyên tấn công lên đánh chiếm Chợ Mới. Ngày 17-1- 1889, từ Bằng Ninh (cách Chợ Mới 6 km), quân Pháp theo đƣờng nhỏ men các dãy núi đá tấn công lên đánh chiếm Chợ Mới. Từ trên các dãy núi đá, nghĩa quân Phùng Bá Chỉ đƣợc sự giúp đỡ của nhân dân huyện Phú Lƣơng đã đánh trả rất quyết liệt, bẻ gẫy hai cuộc tấn công của chúng, tiêu diệt và bắn bị thƣơng một số tên lính và sĩ quan Pháp đi đầu. Quân Pháp do Đại úy Com-pơ thuộc Trung đoàn 3 lính thủy đánh bộ trực tiếp chỉ huy mở cuộc tấn công thứ 3 vào Chợ Mới. Trƣớc sức mạnh áp đảo của địch về cả quân số và vũ khí trang bị, 15 giờ chiều ngày 17-1-1989, quân ta buộc phải tiêu hủy căn cứ Chợ Mới, và rút lui. Quân Pháp tấn công vào chiếm đƣợc căn cứ Chợ Mới nhƣng đã phải trả một giá quá đắt và nặng nề với 97 sĩ quan và binh lính bị chết và bị

thƣơng (có 8 tên sĩ quan). Sau khi chiếm đƣợc căn cứ Chợ Mới, quân Pháp phải để lại đây một lực lƣợng lớn gồm 200 tên lính Âu và gần 300 tên lính khố đỏ để chiếm giữ. Tổn thất của quân Pháp về sĩ quan và binh lính trong trận tấn công đánh chiếm Chợ Mới ngày 17/1/1889 đã làm cho “Chính phủ Pháp lo lắng trước những tổn thất rất lớn” [25].

Ngày 17-12-1889, tại Làng Cao, quân và dân huyện Phú Lƣơng phục kích, chặn đánh đoàn xe vận tải của địch từ thành Thái Nguyên lên Chợ Mới. Ba ngày sau (ngày 20-12-1889), quân và dân Phú Lƣơng lại phục kích liền 2 trận vào một toán quân Pháp gồm 24 tên đi hộ tống một đoàn xe vận tải của địch từ Chợ Chu (Định Hóa) lên Chợ Mới (Phú Lƣơng). Đêm 14, rạng ngày 15-1-1890, quân ta với 40 tay súng đã mở cuộc tập kích táo bạo vào quân địch đóng ở đồn Chợ Mới, gây cho chúng nhiều tổn thất.

Hoạt động của nghĩa quân Mã Sình Long (Mã Mang)

Tiếp theo phong trào chống thực dân Pháp do Phùng Bá Chỉ đứng đầu là phong trào chống Pháp của nhân dân các dân tộc vùng phía bắc Thái Nguyên do Mã Sình Long tức Mã Mang chỉ huy.

Ngày 10-1-1897, quân và dân Phú Lƣơng phục kích một đoàn thuyền vận tải của địch từ thị xã Thái Nguyên theo sông Cầu ngƣợc lên Chợ Mới, làm thiệt hại nặng một đơn vị địch hộ tống, thu toàn bộ vũ khí, hàng hóa. Trong những tháng đầu năm 1897, quân và dân trong huyện đã liên tiếp phục kích đánh địch ở huyện lỵ Phú Lƣơng và nam Giang Tiên, trừng trị đích đáng các tên giám binh Pháp ở Thái Nguyên và tri huyện Phú Lƣơng, tiêu diệt hàng chục tên lính của địch.

2.2.2.Phong trào hƣởng ứng khởi nghĩa Yên Thế

Phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913) là một trong những phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp quyết liệt và kéo dài nhất, ngót 30 năm.

Lãnh đạo phong trào những năm đầu khi khởi nghĩa bùng nổ nổi lên là vai trò của Lƣơng Văn Nắm (Đề Nắm), sau khi Đề Nắm hy sinh, Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào. Theo một nguồn tài liệu của Tôn Quang Phiệt tác giả của cuốn: “Tìm hiểu Hoàng Hoa Thám”, Sở văn hóa thông tin Hà Bắc xuất bản năm 1984 nêu lên: Hoàng Hoa Thám trƣớc khi trở thành ngƣời lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế, ông đã từng tham gia trong đội quân của Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh) hoạt động ở vùng Bắc Sơn (Lạng Sơn). Ông đƣợc Hoàng Đình Kinh quý mến cho ông mang họ mình và đặt cho ông họ tên mới: Hoàng Hoa Thám [51, tr.18]. Điều đó có thể là sự thật, trong cuốn: “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn ” (1930-1954), Đảng bộ huyện Bắc Sơn xuất bản năm 1990, có khẳng định: “ Một tướng tài của phong trào Kai Kinh là Hoàng Hoa Thám” [19,

tr.40]. Nêu vấn đề trên để thấy đƣợc phong trào chống Pháp do Hoàng Đình Kinh lãnh đạo ở Bắc Sơn trong những năm 1885-1888, trong đó có sự tham gia của Hoàng Hoa Thám, có ảnh hƣởng sâu sắc đến phong trào yêu nƣớc ở Võ Nhai.

Thái Nguyên một huyện liền kề với Bắc Sơn (Lạng Sơn) có nhiều mối quan hệ về tập quán, kinh tế, xã hội nên khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo bùng nổ đã có ảnh hƣởng lớn đến Thái Nguyên , trƣớc hết là Võ Nhai. Từ Võ Nhai đến các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ đều tiếp cận với địa bàn hoạt động của nghĩa quân Yên Thế.

Trong lịch sử đấu tranh của khởi nghĩa Yên Thế, vào những lúc phong trào gặp khó khăn, Thái Nguyên cũng là một trong những địa bàn hoạt động của nghĩa quân Đề Thám.

Đầu tháng 7 năm 1909 trong một cuộc truy kích của quân Pháp, Đề Thám đã kéo quân đến đóng ở Làng Lai (Thái Nguyên) nơi gần tỉnh giới Vĩnh Yên,

đƣợc nhân dân giúp đỡ, che chở nghĩa quân Hoàng Hoa Thám an toàn [51, tr.102], cho đến khi địch đến đƣợc Làng Lai thì nghĩa quân đã rời khỏi nơi đây.

Nhiều ngƣời dân Phổ Yên đã bí mật hƣởng ứng hoặc trực tiếp tham gia nghĩa quân Yên Thế. Ở tổng Thƣợng Giã có gia đình các ông Phó Tổng Kinh (tức An Bá Quát), Lý Cọn (tức Đào Thế Chiêm) ở làng Phù Lôi, Phó lý Thỉnh (tức Nguyễn Văn Thỉnh), Phó lý Ngũ (tức Nguyễn Văn Ngũ) ở làng Đình Thông (nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội); ở tổng Hoàng Đàm có gia đình các ông Phó tổng Trình (tức Phó tổng Nguyễn Quang Đông), Chánh Hợp, Chánh Xuân ở xóm Đồi, Lý trƣởng Nguyễn Văn Biện ở làng Sơn Cốt…., là những cơ sở bí mật thu gom tiền bạc, lƣơng thực tiếp tế cho nghĩa quân hoặc là những trạm liên lạc của nghĩa quân Yên Thế. Phó tổng Trình đã đƣợc Hoàng Hoa Thám giao cho một lá cờ lệnh để chỉ huy nghĩa quân. Sau khi Hoàng Hoa Thám bị bọn thuộc hạ của Lƣơng Tam Kỳ (một tên tay sai của thực dân Pháp ở huyện Định Hoá) sát hại, cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại, khám nhà Phó tổng Trình thu đƣợc lá cờ lệnh của Hoàng Hoa Thám, thực dân Pháp đã bắt Phó tổng Trình, đƣa đi tù và cách chức Chánh Hợp. Lý trƣởng làng Sơn Cốt Nguyễn Văn Biện cũng bị thực dân Pháp bắt đi tù [68, tr151- 152].

Tuy cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại, nhƣng truyền thống yêu nƣớc và tinh thần đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Phổ Yên vẫn nhƣ những ngọn lửa âm ỉ, chỉ chờ có thời cơ thuận lợi là cháy bùng lên thiêu đốt quân xâm lƣợc Pháp.

Tình hình trên làm cho quân Pháp hết sức lo sợ một cuộc nổi dậy lớn hơn ở tỉnh Thái Nguyên. Chúng thừa nhận: “Toàn bộ nam Thái Nguyên đều

qui thuộc Đề Thám và có thái độ chống đối rõ rệt các nhà cầm quyền Pháp và bản xứ” [26, tr.79].

Hƣởng ứng khởi nghĩa Yên Thế, tại Võ Nhai nhân dân ở 8 tổng, 30 làng bỏ nhà vào rừng theo nghĩa quân Yên Thế [13, tr.32].

Tại Đại Từ, đầu năm 1896 dƣới sự chỉ huy của Đề Nguyên, quân ta đã đánh 16 trận, diệt hàng chục tên Pháp.

Ở Phú Lƣơng, hƣởng ứng khởi nghĩa nông dân Yên Thế, nhân dân các xã khu vực phía nam bao gồm các địa phƣơng: Phấn Mễ, Cổ Lũng, Sơn Cẩm đã ra sức ủng hộ nghĩa quân về lƣơng thực, thực phẩm và bảo vệ lực lƣợng hoạt động trên địa bàn. Tại khu vực phía bắc của huyện, lực lƣợng nghĩa quân Ba Kỳ vẫn tiếp tục hoạt động quấy rối, phục kích các toán nghĩa quân lẻ tẻ của địch. Địch phải thú nhận: “ Ba Kỳ vẫn gây cho chúng ta những lo ngại” [32, tr.20].

Tại Định Hóa , ngày 1- 4-1912, nhân dân Định Hóa phối hợp với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám tiến đánh quân Pháp ở Quảng Nạp. Ngày 13-9-1912, quân ta phục kích tấn công bất ngờ quân Pháp trên đƣờng Quảng Nam đi Chợ Chu [60, tr.260]

Khởi nghĩa Yên Thế không chỉ tác động trong nhân dân các dân tộc Thái Nguyên mà còn ảnh hƣởng lớn đến binh lính Việt Nam yêu nƣớc trong quân đội Pháp, thức tỉnh họ, cổ vũ họ đứng lên đấu tranh trong đó có binh lính ở đồn Hùng Sơn (Đại Từ ), đặc biệt là Đội Cấn và những ngƣời thân thiết của ông.

2.2.3.Nổi dậy của binh lính Pháp ở đồn Hùng Sơn (Đại Từ )

Cuối năm 1892, binh lính trong đồn dƣới sự chỉ huy của Cai Bát đã nổi dậy làm cuộc binh biến phát huy truyền thống yêu nƣớc chống Pháp của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp. Lực lƣợng nghĩa quân phát triển rất

nhanh, từ nòng cốt là lực lƣợng lính khố đỏ nổi dậy ở đồn Hùng Sơn, trong thời gian ngắn, đến tháng 3-1894 đã lên tới 350 ngƣời.

Dựa vào địa thế hiểm trở vùng núi Tam Đảo - địa giới 3 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Yên, nghĩa quân Cai Bát kéo dài cuộc chiến đấu từ năm 1892 đến năm 1896, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.

2.2.4.Hoạt động của lực lƣợng Lƣờng Tam Kỳ tại Định Hóa

Nhƣ chƣơng 1 của luận văn đã trình bày, lợi dụng sự suy yếu của nhà

Nguyễn, Lƣờng Tam Kỳ trong đội quân Ngô Côn ( tàn quân của phong trào “Thái bình Thiên quốc”), khi tiến sang cƣớp bóc nhân dân các dân tộc vùng Việt Bắc đã tiến về Chợ Chu (Định Hóa) và cố thủ ở đây từ năm 1870. Dựa vào rừng núi hiểm trở, nhất là các dãy núi phía đông Chợ Chu (Định Hóa), Lƣờng Tam Kỳ ra sức xây dựng lực lƣợng, cát cứ một vùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với bản chất thổ phỉ, ăn cƣớp quân của Lƣờng Tam Kỳ không chỉ cƣớp bóc, tƣớc đoạt của cải, ruộng đất, khống chế mọi hoạt động của nhân dân vùng Định Hóa mà chúng còn tổ chức các cuộc cƣớp bóc nhân dân tại các huyện Đại Từ, Phú Lƣơng, Bạch Thông, Chợ Đồn (Bắc Kạn) và sang cả các tỉnh Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

Triều đình nhà Nguyễn mất chủ quyền ở vùng này đã nhiều lần khẩn cầu nhà Thanh can thiệp và quân đội nhà Nguyễn cũng trực tiếp nhiều lần lên đánh dẹp, nhƣng không kết quả. Bị cƣớp bóc và chiến tranh tàn phá, đời sống của các tầng lớp nhân dân ở Định Hóa hết sức khổ cực, còn nhân dân các vùng lân cận thì nơm nớp lo âu.

Khi quân Pháp từ Tuyên Quang tiến sang và sau đó từ Thái Nguyên tiến lên đánh chiếm Định Hóa, lực lƣợng quân sự của Lƣờng Tam Kỳ đã ra sức chống lại để bảo vệ các “quyền lợi” của chúng ở vùng này.

Trong đợt tấn công thứ nhất của thực dân Pháp (11-10-1886), quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của khoảng 300 tay súng của Lƣờng Tam Kỳ, ngày 12-10-1886 quân Pháp phải theo đƣờng rừng rút về Tuyên Quang. Hơn mƣời ngày sau (ngày 23-10-1886), từ Động Châu (huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang), 170 lính khố đỏ do Đại uý Rađikê chỉ huy vƣợt sông Đáy tấn công sang Định Hoá. Dựa vào các dãy núi đá ở vùng phía đông Chợ Chu, Lƣờng Tam Kỳ đã chỉ huy quân lính cố thủ, đánh trả quyết liệt. Trƣớc tình hình đó, ngày 27-10-1886, Đại uý Rađikê phải cho lính quay trở lại Động Châu (Chiêm Hoá - Tuyên Quang).

Những năm tiếp theo, thực dân Pháp tổ chức một số cuộc tấn công nhỏ, lẻ vào Định Hoá, chủ yếu là để thăm dò. Đến năm 1889, sau khi hoàn thành việc đánh, chiếm Chợ Mới (ngày 17-1), ngày 31-1, thực dân Pháp huy động 37 sĩ quan, 779 lính lê dƣơng, 278 lính khố đỏ và 1.200 dân phu (bắt ở Hà Nội và Thái Nguyên, làm nhiệm vụ vận chuyển lƣơng thực, thực phẩm, vũ khí, tải thƣơng), do tƣớng Boóc-nhi-Đê-bo (BorgniDébor) (Sƣ đoàn trƣởng, Sƣ đoàn 2) chỉ huy, chia làm hai mũi tiến công, đánh chiếm vùng Chợ Chu (Định Hoá). Mũi thứ nhất từ Hùng Sơn (Đại Từ, Thái Nguyên), tiến qua vùng tây nam Định Hoá lên Chợ Chu; mũi thứ hai từ Động Châu (Chiêm Hoá - Tuyên Quang), vƣợt sông Đáy, tiến qua vùng tây bắc Định Hoá xuống Chợ Chu. Ngày 2-2-1889, mũi tấn công thứ nhất của quân Pháp đã đánh chiếm đƣợc Chợ Chu và hôm sau (ngày 3-2-1889), mũi tấn công thứ hai của quân Pháp cũng có mặt ở vùng này.

Trƣớc các cuộc tấn công của quân Pháp vào địa bàn huyện Định Hoá, để bảo vệ quê hƣơng nhân dân Định Hoá trƣớc đây phản kháng mãnh liệt đạo quân cƣớp bóc ô hợp, vô chính phủ của Lƣờng Tam Kỳ, nay nhiều ngƣời ủng hộ Lƣờng Tam Kỳ chống Pháp [29, tr.22-23]. Chính vì đƣợc nhiều ngƣời dân

giúp đỡ, ủng hộ Lƣờng Tam Kỳ chống Pháp, nên tuy quân Pháp chiếm đƣợc vùng Chợ Chu, xây dựng đƣợc các đồn binh ở Quảng Nạp, Bảo Biên, Chợ Chu, Thác Mu, Đinh Man (mỗi đồn binh lẻ có từ 30 đến 50 lính, mỗi đồn binh lớn có từ 100 đến 200 lính, gồm lính lê dƣơng là ngƣời Âu Phi và lính khố xanh, khố đỏ là ngƣời Việt, các đồn binh này đều thuộc quân đội Pháp và do ngƣời Pháp chỉ huy), nhƣng quân Pháp vẫn không thể tiến sâu hơn vào các xóm, bản trên địa bàn huyện Định Hoá. Quân Pháp đã phải thừa nhận “Quân

đội của chúng ta lúc đó bị thất bại nặng nề vì bệnh sốt rét rừng. Chính phủ Pháp lo lắng trước những tổn thất lớn …” [1, tr.12] Trƣớc tình hình đó, quân

Pháp tìm cách mua chuộc, dụ dỗ Lƣờng Tam Kỳ bằng kinh tế và quyền lực. Ngày 14-8-1890, thực dân Pháp kí 16 điều giao ƣớc với Lƣờng Tam Kỳ; theo đó, thực dân Pháp giao cho Lƣờng Tam Kỳ chức Phó lãnh binh, chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh ở các vùng Định Hoá, Đại Từ, Phổ Yên và Bình Xuyên (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), phải đuổi khỏi các địa hạt trên những toán thổ phỉ; phải bắt giữ và nộp cho Pháp những ngƣời đã cấp vũ khí đạn dƣợc cho bọn cƣớp; phải báo tin tức cho Pháp và khi cần phải đem quân phối hợp với quân Pháp đàn áp giặc cƣớp (chỉ những ngƣời nổi dậy chống Pháp của nhân dân). Lƣờng Tam Kỳ phải thƣờng xuyên báo cáo với quan công sứ tỉnh Thái Nguyên và quan Địa lí (đại diện của Công sứ tỉnh) tại Tòa Đại lí Chợ Chu tất cả những việc xảy ra trên địa hạt, đặc biệt là những vấn đề về chính trị và kinh tế. Đổi lại, thực dân Pháp cho Lƣờng Tam Kỳ đƣợc giữ lại 500 quân và mỗi năm đƣợc cấp 40.200 đồng để nuôi số quân đó; đƣợc trực tiếp thu thuế và bổ nhiệm các chức Lý trƣởng, Chánh tổng.

Tuy nhiên, thực dân Pháp đã tìm cách để thu hẹp quyền lợi và ảnh hƣởng của Lƣờng Tam Kỳ. Tháng 2-1892, thực dân Pháp qui định mọi công việc Lƣờng Tam Kỳ giải quyết phải qua viên quan đại diện của Công sứ tỉnh tại

Chợ Chu. Tháng 2-1909, thực dân Pháp thiết lập cơ quan hành chính ở châu Định Hoá và cử một tên tri châu quan hệ trực tiếp với Công sứ tỉnh Thái Nguyên giải quyết công việc hàng ngày. Năm 1912, thực dân Pháp cho Lƣờng Tam Kỳ chỉ đƣợc trực tiếp thu thuế của ngƣời Dao và đến năm 1919 thì quyền này bị cắt nốt. Trong khoản tiền cấp cho Lƣờng Tam Kỳ nuôi quân hàng năm, thực dân Pháp chỉ trả 2/3 bằng tiền mặt, còn lại 1/3 trả bằng thuốc phiện. Bằng hình thức này, thực dân Pháp đã dần dần huỷ hoại quân lính của Lƣờng Tam Kỳ cả về thể xác lẫn tinh thần và đầu độc nhân dân trong vùng. Mặt khác, số tiền cấp cho Lƣờng Tam Kỳ nuôi quân hàng năm, thực dân Pháp cũng giảm dần. Chỉ tính riêng lƣơng của Lƣờng Tam Kỳ cũng giảm từ 200 đồng một tháng (năm 1890) xuống còn 100 đồng một tháng (năm 1901). Thực dân Pháp thống trị nhân dân các dân tộc Định Hóa theo chế độ “ủy trị” cho Lƣờng Tam Kỳ 34 năm (1890-1924). Trong khoảng thời gian trên Lƣờng Tam Kỳ thực sự là tay sai của Pháp, y vừa ra sức áp bức, bót lột nhân dân, đầu độc nhân dân bằng thuốc phiện (do Lƣờng Tam Kỳ nhận từ thực dân Pháp), mở sòng bạc để vơ vét thêm tiền của và đẩy nhân dân vùng này vào

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 (Trang 38 - 47)