Hoàn cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 (Trang 25 - 26)

Sau 26 năm chinh phục Việt Nam, với điều ƣớc Hác - Măng (1883) thực dân Pháp đã bắt nhà Nguyễn phải đầu hàng dâng toàn bộ đất nƣớc ta cho thực dân Pháp.Tuy nhiên để đi đến thiết lập nền thống trị trên đất nƣớc ta, thực dân pháp còn phải lo đối phó với phong trào kháng chiến chống Pháp mạnh mẽ của nhân dân ta, nhất là vùng thƣợng du Bắc Kỳ.

Ở nƣớc ta, từ năm 1867, Ngô Côn (thủ lĩnh của một đạo quân "Thái bình thiên quốc") sau khi cuộc khởi nghĩa bị thất bại đã kéo hơn 2000 tàn quân vƣợt biên giới Việt - Trung tràn qua các tỉnh vùng núi phía Bắc xuống Thái Nguyên làm thổ phỉ. Để tranh giành ảnh hƣởng với thực dân Pháp ở Bắc Kỳ và đáp ứng yêu cầu chi viện của triều đình Huế, năm 1882 quân Thanh bắt đầu xâm nhập Bắc Kỳ, đóng rải rác trên một tuyến kéo dài từ Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hƣng Hóa, sang đến Cao Bằng, Lạng Sơn và xuống đến Bắc Ninh [44, tr.51].

Nhân dân Thái Nguyên nói riêng, các tỉnh vùng núi phía bắc nói chung vừa phải chống sự cƣớp bóc của giặc Ngô Côn vừa phải lo đối phó với quân Thanh. Năm 1870, Ngô Côn chết, khoảng 1000 quân theo Lƣờng Tam Kỳ đến huyện vùng núi Định Hoá ( tỉnh Thái Nguyên) đuổi dân, cƣớp ruộng, xây dựng căn cứ, trở thành quân "cờ vàng"; hơn 1000 quân theo Lƣu Vĩnh Phúc sang Lào Cai xây dựng căn cứ, trở thành quân "cờ đen".

Khi quân Pháp tấn công và đánh đƣợc thành Bắc Ninh ( 12-3-1884 ), quân Thanh ở Bắc Ninh lúc đó đông tới vạn ngƣời, nhƣng chỉ chống cự yếu ớt, lấy lệ, giặc Pháp tới đâu là chúng rút lui đến đấy, cuối cùng chúng rút về hai hƣớng Thái Nguyên và Lạng Sơn [44, tr.57] Và nhƣ vậy, trƣớc khi quân Pháp đánh tỉnh thành Thái Nguyên thì tại đây ngoài lực lƣợng quân nhà Nguyễn khoảng 600 quân do Nguyễn Quang Khoáng chỉ huy, còn có khoảng 200 quân cờ đen và khoảng 2000 quân Mãn Thanh (Trung Quốc ) cùng chiếm đóng [13, tr.29]

Sau khi chiếm Bắc Ninh, địch tranh thủ mở rộng phạm vi chiếm đóng, chúng lần lƣợt cho quân đánh chiếm Thái Nguyên, Hƣng Hóa, Tuyên Quang

Đi đầu đạo quân đánh chiếm Thái Nguyên là 2 đội xung kích thuộc Tiểu đoàn lính An-giê-ri, 1 trung đội pháo binh do tiểu đoàn trƣởng Het- sling chỉ huy. Tại Đức Lân ( Phú Bình), quân ta chặn đánh quyết liệt cuộc tấn công của quân Pháp. Trƣớc sức mạnh áp đảo của quân địch cả về quân số và vũ khí trang bị, quân ta phải rút lui. Sau khi chọc thủng tuyến phòng thủ của ta, 16 giờ 30 phút chiều ngày 17 tháng 3 năm 1884, quân Pháp ồ ạt vƣợt qua sông Cầu.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 (Trang 25 - 26)