Về cơ bản, hình thức đấu tranh của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 là đấu tranh vũ trang.Song các cuộc đấu tranh ở giai đoạn đầu của phong trào diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, thiếu sự chỉ huy thống nhất lấy hình thức đấu tranh du kích phục kích là chính, vũ khí thiếu thốn, trang bị lạc hậu, thiếu sự vận động cách mạng một cách sâu rộng để phát huy sức mạnh quật khởi của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, cũng có lúc, có nơi hình thức đấu tranh đƣợc thay đổi, quân dân ta cũng đã tổ chức đƣợc một số trận tập kích vào căn cứ của địch nhƣng không lớn lắm nhƣ cuộc tập kích vào thị trấn chợ Mới.
Ngoài đấu tranh vũ trang, ở giai đoạn sau, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, còn có cả đấu tranh đòi quyền lợi của công nhân mỏ.
Với cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, Ban chỉ huy nghĩa quân đã chọn hình thức đấu tranh vũ trang là chủ yếu. Do không có lực lƣợng chính trị rộng lớn, cho nên khởi nghĩa Thái Nguyên không phát huy đƣợc sức mạnh đấu tranh của nhân dân để giam chân địch. Mặc dù đi đến đâu nghĩa quân Thái Nguyên cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhân dân nhƣng nghĩa quân lại chƣa có chỗ dựa vững chắc trong nhân dân.
Mặc dù vậy, dựa vào địa hình vùng rừng núi hiểm trở, các đội nghĩa quân đã gây cho địch nhiều tổn thất.
5. Nguyên nhân thất bại
Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 mặc dù diễn ra khá sôi nổi, mạnh mẽ và ảnh hƣởng lớn nhất là khởi nghĩa Thái Nguyên nhƣng rốt cuộc đều thất bại. Nguyên nhân chính là do phong trào chƣa có một đƣờng lối lãnh đạo đúng đắn, phù hợp đáp ứng đƣợc yêu cầu của lịch sử, có khả năng tập hợp đƣợc mọi lực lƣợng của dân tộc.
Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã tập hợp đƣợc một lực lƣợng khá đông đảo.Tuy nhiên, lực lƣợng khởi nghĩa vẫn ở trong tình trạng cô độc do chƣa phát động và chƣa liên kết đƣợc toàn dân để kháng chiến.
Tất cả các cuộc khởi nghĩa đều diễn ra một cách lẻ tẻ, tự phát, cuộc nổi dậy của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp trừ khởi nghĩa Thái Nguyên là liên kết với những ngƣời yêu nƣớc trong nhà tù Thái Nguyên, là một cuộc khởi nghĩa lớn có sự chuẩn bị, bàn bạc, có tổ chức, có ngƣời lãnh đạo tài giỏi, dƣới tác động của tƣ tƣởng cách mạng Việt Nam Quang phục hội- một tổ chức chính trị tiến bộ nhất lúc bấy giờ, thông qua nhãn quan chính trị và hoạt động của Lƣơng Ngọc Quyến trong Bộ chấp hành của Việt Nam Quang phục hội, nên cuộc khởi nghĩa biểu hiện ý thức chính trị rõ rệt, nhƣng cũng không thoát khỏi yếu tố tự phát. Kế hoạch khởi nghĩa đã vạch ra, quân khởi nghĩa đã giết Giám binh, chiếm tòa Công sứ, trại lính khố xanh, phá nhà lao, làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên, tuyên bố Thái Nguyên độc lập, đặt ra Quốc kì, … nhƣng sau đó ban chỉ huy khởi nghĩa lại không có đƣờng lối đúng đắn cho nghĩa quân phát triển, không đƣa ra những quyền lợi cho nhân dân để lôi kéo họ.
Phong trào đấu tranh chống Pháp ở Thái Nguyên trong thời kỳ 1884- 1918 thất bại còn do hình thức đấu tranh chƣa thích hợp .Các cuộc đấu tranh ở giai đoạn đầu khi thực dân Pháp mới bắt đầu tiến hành cai trị Thái Nguyên chỉ đơn thuần là các cuộc nổi dậy tự phát, lẻ tẻ. Với hình thức đấu tranh vũ trang bằng lối đánh du kích là chủ yếu, chƣa kết hợp đƣợc giữa xây dựng lực lƣợng trong đấu tranh vũ trang với xây dựng lực lƣợng chính trị, đấu tranh chính trị. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên diễn ra trong điều kiện khá thuận lợi: chiến tranh thế giới thứ nhất đang ở giai đoạn quyết liệt; phong trào lại đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của quần chúng nhân dân; các nhà lãnh đạo khởi nghĩa
đều là những ngƣời có kinh nghiệm chiến đấu… nhƣng cuộc khởi nghĩa đã không có hình thức đấu tranh thích hợp, ban chỉ huy khởi nghĩa đã chọn con đƣờng cố thủ chờ tiếp viện mà trong chiến tranh “cố thủ là triệu chứng chết
non của mọi cuộc khởi nghĩa vũ trang ” - Lênin-. Đồng thời ban chỉ huy khởi
nghĩa đã không tập hợp đƣợc quần chúng nhân dân tạo thành phong trào rộng lớn, để cuối cùng khởi nghĩa bị thực dân Pháp dìm trong biển máu.