BÌNH ĐỊNH TỪ NĂM 1884 - 1900.
Sau khi chiếm đƣợc tỉnh thành Thái Nguyên, thực dân Pháp tìm cách đánh chiếm khu vực miền núi phía bắc, phía tây bắc và đông bắc của tỉnh bao gồm địa bàn các huyện Phú Lƣơng, Đại Từ, Định Hóa, Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn ngày nay. Khu vực này từng nổi tiếng là vùng giàu có không chỉ về lâm thổ sản mà nhất là tài nguyên khoáng sản. Từ thời phong kiến, đặc biệt là triều Nguyễn nhà nƣớc và cả tƣ nhân đã từng tiến hành khai mỏ kim loại ở vùng này. Do vậy, với thực dân Pháp chiếm đƣợc tỉnh thành Thái Nguyên mới chỉ là bƣớc đầu của cuộc chinh phục, chiếm đƣợc toàn tỉnh mới đạt mục tiêu, nhằm thâu tóm mọi quyền lợi trong tay làm cơ sở cho việc đặt nền thống trị, khai thác thuộc địa ở tỉnh này.
Công cuộc chinh phục phía bắc tỉnh Thái Nguyên của thực dân Pháp đƣợc sự phối kết hợp của quân Pháp tiến đánh từ nhiều hƣớng.
Ngày 7-10-1886, quân Pháp do viên đại úy Đanliê chỉ huy một đơn vị gồm 84 tên từ Tuyên Quang luồn rừng sang Định Hóa tiến đánh Chợ Chu (Định Hóa).
Ngày 11-10-1886, vấp phải lực lƣợng đối kháng của Lƣờng Tam Kỳ, quân Pháp phải quay lại Tuyên Quang. Tiếp theo, ngày 23-10-1886, một đơn vị quân Pháp từ đồn Động Châu (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) do Rađikê chỉ huy tiến đánh Chợ Chu (Định Hóa) lần thứ hai nhƣng không thể chiếm đƣợc Chợ Chu phải quay lại Tuyên Quang [29, tr21-22].
và ngày 17-2-1888 chúng chiếm Ngân Sơn [45, tr.43], tạo thành vòng cung khép chặt khu vực phía bắc tỉnh Thái Nguyên để tạo điều kiện cho quân Pháp từ Thái Nguyên đánh thốc lên chiếm vùng Chợ Mới huyện Phú Lƣơng (nay thuộc tỉnh Bắc Kạn).
Thực hiện kế hoạch, ngày 17-1-1889, quân Pháp do tƣớng Boóc-nhi-Đê- bo (Borgni Débor) chỉ huy tiến đánh Chợ Mới. Kế hoạch xâm lƣợc khu vực phía bắc tỉnh Thái Nguyên của thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự của các đội nghĩa quân và nhân dân các dân tộc hết sức quyết liệt, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.