Nguyên nhân thất bạ

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 (Trang 92 - 97)

Cuộc khởi nghĩa của binh lính và nhân dân Thái Nguyên năm 1917 cũng nhƣ tất cả các cuộc đấu tranh vũ trang trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam trƣớc khi có Đảng cộng sản lãnh đạo, rốt cuộc đều bị kẻ thù dìm trong biển máu. Sự thất bại của các cuộc đấu tranh vũ trang đó, có thể nói là khó tránh khỏi, xuất phát từ những nguyên nhân chung nhất, từ trong điều kiện, hoàn cảnh của xã hội Việt Nam đƣơng thời.

Khởi nghĩa Thái Nguyên thất bại là do chưa có thời cơ thuận lợi

Những ngƣời lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đã lợi dụng đƣợc một tình thế khách quan thuận lợi: Chiến tranh thế giới đang diễn ra quyết liệt, Pháp là nƣớc tham chiến. Chính sách vơ vét sức ngƣời, sức của ở Đông Dƣơng phục vụ chiến tranh đã gây nên nỗi bất bình trong mọi tầng lớp nhân dân. Chính Lênin đã phân tích một cách sâu sắc tình hình chuyển biến mau lẹ khi Chiến tranh thế giới nổ ra và kêu gọi hãy biến Chiến tranh thế giới thành nội chiến cách mạng. Lịch sử đã chứng minh luận điểm đúng đắn của Lênin. Nhƣng, cần phải nói ngay rằng xã hội Việt Nam vào thời điểm đó không giống xã hội Nga, nơi đang diễn ra cuộc chiến tranh tranh giành nhau quyết liệt giữa các cƣờng quốc đế quốc chủ nghĩa. So với nƣớc Nga, xã hội Việt Nam trong những năm 1914-1918 hầu nhƣ chƣa có một sự chuẩn bị nào cho một cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, điều kiện khách quan dù có thuận lợi đến đâu cũng không thể vƣợt qua đƣợc nếu điều kiện chủ quan chƣa cho phép.

Bản Tuyên bố Thái Nguyên độc lập khẳng định: "Thời cơ đã đến…" Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, chúng ta nhận thấy Bộ tham mƣu cuộc khởi nghĩa chỉ mới phân tích thời cơ ở một vài khía cạnh, do "Kiếp sống của nhân dân điêu đứng đến nông nỗi này không tài nào cam chịu được nữa", chứ chƣa nhìn

thấy toàn bộ tình hình, xã hội Việt Nam lúc đó chƣa xuất hiện tình thế cách mạng trực tiếp. Theo Lênin, cuộc bạo động đem lại thắng lợi chỉ khi nào phe thống trị đã bị hoang mang, chia rẽ và khủng hoảng từ kinh tế đến chính trị, dân chúng đã sôi sục, vùng dậy đấu tranh, đội tiên phong cách mạng đã chuẩn bị sẵn sàng. Lúc bấy giờ ở Đông Dƣơng chƣa diễn ra tình thế ấy. Ở Việt Nam, tình hình xã hội Việt Nam vào những thập niên đầu thế kỷ XX nói chung cũng nhƣ trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất chƣa có điều kiện đầy đủ cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang dẫn đến thắng lợi. Sau thất bại của phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế kỷ XIX, cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hƣớng mới đầu thế kỷ XX rốt cuộc cũng đi vào bế tắc. Đó là sự bế tắc của một đƣờng lối cứu nƣớc đúng đắn. Lúc này, cả trong nội tại xã hội Việt Nam cũng nhƣ những tƣ tƣởng giải phóng dân tộc đúng đắn đều đang biến chuyển nhƣng chƣa chín muồi. Giai cấp tƣ sản dân tộc Việt Nam mặc dầu đã ra đời nhƣng quá non yếu không đủ sức trở thành lực lƣợng đại diện cho dân tộc. Giai cấp công nhân Việt Nam, mặc dầu đang phát triển nhanh chóng nhƣng cũng chƣa đủ mạnh để giƣơng cao ngọn cờ quy tụ tất cả các lực lƣợng dân tộc và chƣa ý thức đƣợc sứ mệnh lịch sử của mình. Chỉ có sau khi Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiếp thu tƣ tƣởng Lênin và truyền bá vào trong nƣớc, giai cấp công nhân mới có đầy đủ những điều kiện để trở thành lực lƣợng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Và nhƣ vậy, lực lƣợng khởi nghĩa của binh lính và nhân dân Thái Nguyên hầu nhƣ bị cô độc không thể đƣơng đầu với sức đàn áp của kẻ thù đang mạnh hơn mình gấp nhiều lần.

Tổ chức Việt Nam Quang phục hội đƣợc coi là tổ chức tiến bộ của cách mạng Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Lợi dụng tình hình chiến tranh thế giới thứ nhất và những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam do hậu quả của chính sách thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam Quang phục hội đã tổ

chức một số cuộc bạo động ở dọc tuyến biên giới Việt - Trung và một số nơi trong nội địa nhƣng cuối cùng đều thất bại vì tiếu hẳn cơ sở, phong trào cách mạng trong nƣớc.

Khi khởi nghĩa Thái Nguyên nổ ra, Lƣơng Ngọc Quyến hy vọng có sự hỗ trợ của Việt Nam Quang phục hội từ ngoài biên giới Việt - Trung nhƣng thực tế đã không xảy ra.

Do vậy, thời cơ thuận lợi cả khách quan và chủ quan đảm bảo cho khởi nghĩa Thái Nguyên giành thắng lợi đều không có.

Sự thất bại và tan rã của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên là do thiếu sự ủng hộ của lực lượng quần chúng đông đảo và do hạn chế của Bộ chỉ huy nghĩa quân.

So với những cuộc đấu tranh khác thì cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đã tập hợp đƣợc một lực lƣợng khá đông gồm nhiều thành phần: binh lính, công nhân, nông dân, viên chức, chính trị phạm… Tuy nhiên, lực lƣợng khởi nghĩa vẫn bị cô độc do chƣa phát động đƣợc toàn dân sẵn sàng hƣởng ứng, tham gia khởi nghĩa .

Trƣớc khi tiến hành khởi nghĩa. Chủ tƣớng là Trịnh Văn Cấn có những mối liên hệ khá rộng rãi với các đồn lính trong các vùng lân cận. Nhiều ngƣời trong số hạ sĩ quan và binh lính các đồn đó đều có xu hƣớng ứng nghĩa. Nhƣng do tổ chức chƣa chặt chẽ, kế hoạch chƣa chu đáo và cụ thể nên họ không có điều kiện hƣởng ứng và phối hợp với lực lƣợng khởi nghĩa ở Thái Nguyên. Nhân dân các vùng mà lực lƣợng khởi nghĩa hành quân đi qua đều giúp đỡ rất tích cực, hết lòng ủng hộ nghĩa quân, nhƣng cũng chƣa đƣợc giác ngộ và tổ chức chặt chẽ để trực tiếp tham gia phong trào. Chính nhờ sự ủng hộ của nhân dân mà cuộc khởi nghĩa đã kéo dài đƣợc hơn 6 tháng, nhƣng chƣa thể trở thành một nhân tố quyết định thắng lợi cuộc khởi nghĩa nếu đội

tiền phong của cuộc khởi nghĩa chƣa biết tổ chức họ, quy tụ họ lại thành một khối đoàn kết, nhất trí.

Sau mấy lần hoãn đi hoãn lại, cuộc khởi nghĩa nổ ra vào đêm 30 rạng ngày 31 - 8 - 1917. Theo kế hoạch, quân khởi nghĩa đã giết đƣợc tên Giám binh Nô - en và tên tay sai tin cẩn của nó là Phó Quản Lạp, tuyên bố khởi nghĩa trƣớc sự đồng tình hoàn toàn của anh em binh lính Thái Nguyên. Sau đó nghĩa quân phá nhà tù, giết chủ ngục, cứu các tù nhân và chia nhau đi đánh chiếm các công sở. Một điều đáng tiếc là tên Công sứ Đac, một kẻ thù gian ác mà tất cả mọi ngƣời đều căm thù cao độ, lại không có mặt ở Thái Nguyên lúc đó, nên không tiêu diệt đƣợc một đối tƣợng nguy hiểm. Và, nghĩa quân cũng không làm đúng đƣợc theo kế hoạch đã định là đánh úp trại lính Tây, nên chúng vẫn thủ hiểm ở trong trại và thông tin tức với Đại bản doanh ở Hà Nội.

Nghĩa quân đã làm chủ tỉnh lỵ Thái Nguyên. Lá cờ đề 4 chữ "Nam binh phục quốc" đã nêu cao ý chí và mục đích chính nghĩa của những ngƣời cầm súng giết giặc. Với số quân mới đƣợc biên chế là 623 ngƣời; số vũ khí đoạt đƣợc là hơn 600 khẩu súng; số tiền lấy đƣợc ở kho bạc là hơn 7 vạn đồng Đông Dƣơng, đội quân khởi nghĩa đã có một thực lực đáng kể. Mặc dầu thắng lợi chƣa trọn vẹn (không tiêu diệt đƣợc trại lính Tây) nhƣng kết quả bƣớc đầu ấy tạo đà tiến lên cho cuộc khởi nghĩa, nếu Bộ chỉ huy nghĩa quân có phƣơng lƣợc và phƣơng hƣớng phát triển đúng.

Một trong những vấn đề quan trọng và cấp bách lúc này là nghĩa quân giữ thế thủ hay khởi thế công. Việc vận dụng sách lƣợc này đã góp phần quyết định tiến trình phát triển hay sự thất bại của cuộc khởi nghĩa vừa nhóm dậy.

Lúc này, trong Bộ tham mƣu cuộc khởi nghĩa xuất hiện 2 quan điểm khác nhau: phái chủ trƣơng tấn công và phái chủ trƣơng cố thủ phòng ngự. Giữa hai chủ trƣơng và hai sách lƣợc đối chọi nhau, tin tƣởng vào tài quân sự của Lƣơng Ngọc Quyến cuối cùng Trịnh Văn Cấn ngả theo chủ trƣơng phòng ngự.

Và nhƣ vậy, ngay sau khi thắng lợi bƣớc đầu, nghĩa quân đã tự đặt mình vào thế bị động, đợi giặc tiến công, cho tới khi không giữ đƣợc Thái Nguyên nữa thì lại rơi vào cảnh phiêu lƣu, không có kế hoạch chủ động rút lui, và cũng không xác định rõ mục tiêu địa điểm hành quân. Con đƣờng cố thủ chờ tiếp viện của nghĩa quân là một sai lầm lớn, nghĩa quân nhanh chóng bị cô lập, không liên kết đƣợc với các tỉnh lân cận để mở rộng khởi nghĩa. Mà theo Lênin “ phòng ngự là triệu chứng chết non của mọi cuộc khởi nghĩa vũ trang”. Thực tế cho thấy, nghĩa quân phòng ngự tại thị xã Thái Nguyên sẽ rất

khó lòng chống lại các cuộc phản công tập trung lực lƣợng của quân Pháp. Phân tán lực lƣợng trƣớc mắt có thể bảo tồn lực lƣợng, kéo dài thời gian chiến đấu, nhƣng điều đó không có nghĩa là quân khởi nghĩa rút khỏi tỉnh lỵ Thái Nguyên chiến đấu trên địa bàn rộng sẽ đảm bảo thắng lợi. Thắng lợi hay thất bại còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện cơ bản khác nhƣ: vai trò lãnh đạo, đƣờng lối chính trị đúng đắn… chứ không phải ở sách lƣợc nhất thời. Dẫu sao, bỏ thế công ngay từ đầu, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đã chứa sẵn một nguy cơ thất bại không thể tránh đƣợc.

Khởi nghĩa Thái Nguyên thất bại còn do phương thức tiến hành đấu

tranh chưa phù hợp.

Về phƣơng thức tiến hành đấu tranh vào thời kỳ lịch sử này cũng không giống với trƣớc đây. Lịch sử đã chứng minh, tất cả các cuộc khởi nghĩa trƣớc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 rốt cuộc đều bị thất bại. Một trong những

nguyên nhân chủ yếu của nó là tiến hành phƣơng thức đấu tranh không phù hợp với điều kiện lịch sử. Đó là các cuộc khởi nghĩa này chƣa có sự kết hợp giữa hai lực lƣợng: chính trị và vũ trang; kết hợp hai hình thức đấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự để tiến hành khởi nghĩa vũ trang khi tình thế cách mạng trực tiếp đã chín muồi. Và nhƣ vậy, có thể khẳng định: sự thất bại cuối cùng của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên cũng nhƣ của các phong trào giải phóng dân tộc trƣớc khi Đảng Cộng sản ra đời là không thể tránh khỏi.

Mặc dù đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ, giúp đỡ, nhƣng nhìn chung, cuộc chiến đấu của nghĩa quân Thái Nguyên vẫn cô độc và phải đối phó liên tục với kẻ thù đông và mạnh hơn mình nhiều lần. Sau một thời gian vừa chống trả vừa tìm cách tránh địch, đến cuối năm 1917 nghĩa quân đã suy kiệt và tan rã từng mảng. Cho đến ngày 10-1-1918, sau nhiều trận chiến đấu tuyệt vọng, vị thủ lĩnh của nghĩa quân đã anh dũng tự sát để thể hiện tinh thần thà chết chứ nhất định không đầu hàng giặc.

Đến đây cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên chấm dứt. Hầu hết các nghĩa sĩ còn lại đều bị giặc Pháp bắt giam, giết hại hoặc tù đày.

Mặc dù thất bại nhƣng khởi nghĩa Thái Nguyên đã góp phần tích cực vào truyền thống đấu tranh chống xâm lƣợc của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 (Trang 92 - 97)