đã trả lời: "Ở trại lính khố xanh, có các thầy Đội Cấn, thầy Đội Giá, thầy Đội
thư lại, thầy Đội Xuyên, thầy Đội Năm và thầy Đội lính 935 thường bị quan Giám binh và thầy Phó quản Lạp trừng phạt, cho nên các thầy đội ấy khởi loạn để báo thù" [68, tr.65-66]
Ách cai trị tàn ác của chính quyền thực dân, đứng đầu là tên đại hung Đáclơ, ở Thái Nguyên là một trong những nguyên nhân chủ yếu của cuộc khởi nghĩa.
Một trong những tiền đề quan trọng của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 là cuộc hội ngộ giữa các binh sĩ ngƣời Việt trong quân đội Pháp ở Thái Nguyên mà tiêu biểu là Đội Cấn đang sẵn sàng vung gƣơm ra diệt giặc nƣớc và các nhà cách mạng "quốc sự phạm" đang bị giam cầm ở nhà lao Thái Nguyên mà tiêu biểu là Lƣơng Ngọc Quyến.
Nhƣ vậy là để khởi nghĩa Thái Nguyên bùng nổ đã có sự kết hợp giữa một số điều kiện khách quan, chủ quan đặc biệt mà các địa phƣơng khác không có, hay có mà không điển hình. Nhƣng nhƣ vậy vẫn chƣa đủ! Cần phải có ngòi nổ! Và ngòi nổ đây chính là sự tàn ác đến man rợ của công sứ Đáclơ (Darles) và giám binh Nô-en (Noel). Riêng về tên Darles - một trong "tứ hung" thời đó, những lời tố cáo của Nguyễn Ái Quốc thật cụ thể và đanh thép:
"Cái ông Darles ấy quả là một nhà cai trị có tài. Khoa cai trị của ông ta, ông ta đã học được ở khu phố Latinh khi ông còn là một anh hàng cháo… Để khen thưởng tinh thần "cương quyết” và “ đức độ rất cộng hoà” của ông ta, những vị này đã thẳng tay thăng quan tiến chức cho ông ta" [53, tr.47]
3.2.2. Những ngƣời lãnh đạo và lực lƣợng tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên Nguyên
Đội Cấn [ xem phụ lục 3] hay Trịnh Văn Cấn tên thật là Trịnh Văn Đạt. Ông sinh năm 1881 tại xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tƣờng tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay. Thân sinh ra Đội Cấn là cụ Trịnh Văn Đoan (có sách ghi Trịnh Văn Đoài). Đội Cấn có 6 anh chị em, ông là con thứ 4. Cụ Trịnh Văn Đoan vốn làm việc cho một viên cai tổng là Đặng Văn Ngoan - một ngƣời hƣởng ứng phong trào Cần Vƣơng từ năm 1885. Có lẽ vì thế mà Đội Cấn đã sớm có lòng yêu nƣớc, căm thù giặc. Đội Cấn trở thành lính khố xanh từ khi còn rất trẻ (do phải ra ứng mộ lính tập thay anh). Ông lên đóng quân ở nhiều nơi trên đất Thái Nguyên từ năm 1910. Trƣớc khi về thị xã Thái Nguyên, ông từng đóng quân ở Chợ Chu (Định Hoá). Tại đây ông đã kết bạn với nhiều đồng chí của ông nhƣ: Đội Giá, Đội Trƣờng, Cai Xuyên….
Trong suốt những năm ở Thái Nguyên, ông đã nhiều lần phải cầm súng đàn áp nghĩa quân Yên Thế. Cũng chính vì phải tham gia những trận đàn áp này mà Đội Cấn - một ngƣời vốn có lòng yêu nƣớc đã cảm phục và chịu ảnh hƣởng bởi những tấm gƣơng bất khuất trong nghĩa quân Yên Thế. Có lẽ vì thế mà ông dần quen với thế trận, cách điều quân và thông thạo địa hình Thái Nguyên
Sau khi Đề Thám hy sinh, phong trào Yên Thế thất bại, Trịnh Văn Cấn đã nung nấu ý trí tiếp tục sự nghiệp của Đề Thám. Một ngƣời vốn ở lâu năm bên Đội Cấn đã nói rằng: "Cấn tuy là người trong quân ngũ của chính phủ nhưng vẫn chứa chất trong óc những tư tưởng bài chính phủ và phục Thám lắm” [28, tr.9]
Vì thế, Đội Cấn đã nhiều lần tập hợp những ngƣời đã từng nổi dậy khi ông còn ở Chợ Chu nhƣ : Đội Trƣờng , Cai Xuyên… nhƣng còn gặp nhiều khó khăn nên đều không thành. Khi Đội Cấn chuyển về thị xã Thái Nguyên, hầu hết những ngƣời bạn của ông cũng đƣợc chuyển về. Họ đã đem những tƣ
tƣởng "bài chính phủ" ấy tuyên truyền với những ngƣời lính khố xanh ở Thái Nguyên, đồng thời họ còn liên hệ với các tù chính trị ở trại giam Thái Nguyên. Số ngƣời theo Đội Cấn ngày càng nhiều. Ông cùng các đồng chí của mình đã nhiều lần định khởi nghĩa nhƣng chƣa có điều kiện thuận lợi nên đành hoãn lại. Tháng 8-1917, đƣợc tin một số đồng chí có khả năng sẽ bị chuyển đi nơi khác nên họ đã bàn bạc và đi đến quyết định khởi nghĩa đêm 30 rạng sáng ngày 31- 8- 1917 .
Lƣơng Ngọc Quyến [xem phụ lục 4], hiệu là Lƣơng Lập Nham tức Lƣơng Kỳ Dinh, sinh năm 1885 tại số 4 phố Hàng Đào, Hà Nội. Ông là con thứ hai của cụ cử nhân Lƣơng Văn Can, ngƣời làng Nhị Khê, huyện Thƣờng Tín, tỉnh Hà Sơn Bình ( Hà Tây ngày nay), nên thƣờng gọi là Ba Quyến. Sinh trƣởng trong một gia đình giàu lòng yêu nƣớc, ông đã sớm tiếp thu tƣ tƣởng duy tân của Khang Lƣơng (Khang Hữu Vi và Lƣơng Khải Siêu) và của “Tân thƣ” đang tràn vào nƣớc ta đầu thế kỷ XX. Tháng 10 - 1905 Lƣơng Ngọc Quyến cùng em ruột là Lƣơng Nghị Khanh đã xuất dƣơng sang Nhật, tìm gặp Phan Bội Châu [16, tr.62]. Ông là một trong những ngƣời đầu tiên xuất dƣơng sang Nhật. Tại Nhật Bản, ông đã tốt nghiệp trƣờng quân sự Chấn Võ vào loại ƣu. Năm 1908, Nhật Bản liên kết với Pháp đã trục xuất tất cả các chiến sĩ cách mạng Việt Nam khỏi Nhật.
Ông trở về Trung Quốc tiếp tục học trƣờng Quân nhu học hiệu tại Quảng Đông và trƣờng sĩ quan học Hiệu tại Bắc Kinh. Từ năm 1911 đến năm 1913 ông tham gia quân đội Trung Quốc với quân hàm thiếu tá. Năm 1912 ông tham gia thành lập Việt Nam Quang phục hội và đƣợc cử giữ chức “Quân vụ uỷ viên”. Sau vụ Việt Nam Quang phục hội đánh bom khách sạn Hà Nội năm 1913, chính quyền thực dân Pháp đã truy bắt hàng trăm ngƣời, trong đó có cụ Lƣơng Văn Can. Hội đồng đề hình Hà Nội đã kết án tử hình 14 ngƣời (trong 7
ngƣời bị kết án tử hình vắng mặt có Lƣơng Ngọc Quyến). Trong phiên toà này cụ Lƣơng Văn Can cũng bị kết án lƣu đầy 10 năm.
Vào năm 1914 Lƣơng Ngọc Quyến bí mật trở về Sài Gòn để tổ chức lực lƣợng. Ông đã bị Nguyễn Bá Trạc, một ngƣời bạn cùng học ở Nhật, ở Trung Quốc phản bội, đầu hàng Pháp, đã khai báo cho Pháp lập kế bắt ông, buộc ông phải trốn sang Hƣơng Cảng. Vào cuối năm 1914, ông bị cảnh sát Anh bắt tại Hƣơng Cảng và bị dẫn về giao cho thực dân Pháp tại Quảng Châu Loan. Đầu năm 1915, mặc dầu không có bằng chứng gì để buộc tội, toà án thực dân Pháp vẫn kết án ông chung thân cầm cố. Ông bị đƣa đi giam ở nhiều nhà tù: Hoả Lò Hà Nội, Sơn Tây, Cao Bằng, Phú Thọ và bị hành hạ đến mức bại liệt, nhƣng vẫn bị xiềng chân và nhốt xà lim… Sợ Lƣơng Ngọc Quyến vƣợt ngục, Thống sứ Bắc Kỳ đã nhiều lần gửi công văn xin đƣa Lƣơng Ngọc Quyến ra giam ở nhà tù Côn Đảo. Nhƣng trong công văn ngày 3-3-1916, Toàn quyền Đông Dƣơng cho biết nhà tù Côn Đảo đã chật ních rồi, không còn chỗ giam thêm một ngƣời tù nào nữa. Thống sứ Bắc Kỳ buộc phải đƣa Lƣơng Ngọc Quyến lên giam ở nhà tù Thái Nguyên [xem phụ lục 7], là một trong những nhà tù đƣợc xây dựng kiên cố nhất ở Bắc Kỳ. Tại đây, thực dân Pháp giam giữ trên 200 tù nhân, trong đó có 92 tù chính trị bao gồm một số chiến sĩ của Phan Bội Châu nhƣ Tú Hồi Xuân tức Nguyễn Gia Cầu, Ba Nho tức Phạm Ngọc Cẩn, Vũ Khả Lập tức Vũ Sĩ Lập, một số ngƣời liên quan tới vụ âm mƣu khởi nghĩa của Trần Cao Vân và Thái Phiên tại Huế (1916) nhƣ: Lê Chính, Lê Lửa, Bùi Nhƣợc, Châu định… một số là tƣớng tá của nghĩa quân Đề Thám nhƣ Trần Bá Cƣ tức Tú Nghệ, Dƣơng Văn Ngọc tức Bếp Ngọc, Trần Văn Ba tức Đồ Ba, Nguyễn Văn Lâm, Hà Văn Tý, Nguyễn Văn Chỉ tức Ba Chỉ, Nguyễn Văn Ba tức Đội Ba…
Là nơi giam các tù nhân chính trị nổi dậy chống Pháp, nhà tù Thái Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy đàn áp của thực dân Pháp. Chúng đƣa Lƣơng Ngọc Quyến lên giam ở đây là để cho tên Đáclơ nổi tiếng gian ác trừng trị. Lƣơng Ngọc Quyến bị giam ở nhà tù Thái Nguyên từ 25-7- 1916. Tại Đây Đáclơ đã cho đâm thủng bàn chân Lƣơng Ngọc Quyến rồi xâu dây thép qua bàn chân ông và buộc vào cùm.
Tại nhà tù Thái Nguyên, Lƣơng Ngọc Quyến bị hành hạ và bị cùm xiềng riêng biệt. Sở dĩ nhƣ vậy vì khi Đáclơ (Dasles) đọc hồ sơ thấy Lƣơng Ngọc Quyến là một thành viên của phong trào Đông Du, cả nhà phản đối chính phủ Pháp, thì căm ghét Lƣơng Ngọc Quyến vô cùng và quyết tâm hành hạ ông đến cùng cực. "Ban đầu hắn bắt đi làm khổ sai mà cổ đeo gông, chân mang
xích nặng nề hơn cả anh em đồng nạn. Tự hắn ra đứng bên ốp việc, sừng sộ ngược đãi đủ cách, chỉ sợ Ba Quyến thừa cơ tuyên truyền cách mạng cho dân chúng hoặc là đào thoát. Sau hắn sai dùi thủng ở giữa bàn chân thành cái lỗ để buộc dây xích cho được chắc chắn hơn là vòng quanh cổ chân”[40, tr.87].
Nhƣng ý chí bất khuất và tri thức cách mạng sâu rộng của ông đã chinh phục đƣợc mọi ngƣời. Dù bị đau đớn, bị liệt nhƣợc, Lƣơng Ngọc Quyến vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng nhƣ khi ông chƣa bị bắt. Ông tuyên truyền giác ngộ anh em trong nhà tù và binh lính khố xanh canh tù. Có thể nói với tƣ cách là uỷ viên quân vụ của Việt Nam Quang phục Hội, đây là lần đầu tiên Lƣơng Ngọc Quyến xây dựng đƣợc một cơ sở lực lƣợng vũ trang mạnh và sẵn sàng vung gƣơm diệt giặc. Còn binh sĩ yêu nƣớc Thái Nguyên tràn đầy khí phách nhƣng đang thiếu một ngƣời thầy chỉ đƣờng thì họ đã tìm thấy ngƣời thầy đó ở Lƣơng Ngọc Quyến. Thầy trò tâm đồng, chí quyết sẵn sàng.
Cuộc hội ngộ giữa Lƣơng Ngọc Quyến và binh sĩ yêu nƣớc Thái Nguyên mà tiêu biểu là Trịnh Văn Cấn, tức Đội Cấn tựa nhƣ lịch sử đã sắp đặt, là sự
gặp gỡ của những nhà yêu nƣớc có chí lớn để đƣa đến khởi nghĩa Thái Nguyên.
Ngoài hai thủ lĩnh của khởi nghĩa là Lƣơng Ngọc Quyến và Đội Cấn, khởi nghĩa Thái Nguyên còn có sự tham gia bàn bạc của một số ngƣời cùng tham gia chỉ huy nghĩa quân: Đội Giá tức Dƣơng Văn Giá, Cai Xuyên tức Dƣơng Đình Xuyên, Đội Trƣờng tức Phạm Văn Trƣờng, đội 1135, Hai Hòa tức Ba Môn tức quan Hai Tàu … [68, tr.99].
Lực lƣợng chính tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên lúc khởi sự là binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp và tù chính trị, khi khởi nghĩa bùng nổ phải kể đến sự tham gia khá đông đảo của nhân dân Thái Nguyên, một bộ phận nhỏ công nhân ở các mỏ than và mỏ kẽm lân cận. Lực lƣợng tham gia đông đảo nhất là dân thƣờng, theo quân số điểm danh ngày 31- 8, tổng số là 623 ngƣời trong đó có 131 binh lính, 180 tù phạm còn lại là dân thƣờng và thợ mỏ 312 ngƣời. Theo lời khai của Quyền Nhiêu thì trong số này số công nhân mỏ than và mỏ kẽm là 50 ngƣời, thì dân thƣờng là 262 ngƣời. Mặc dù chiếm số lƣợng đông đảo trong số quân khởi nghĩa nhƣng trong quá trình chiến đấu, lực lƣợng chiến đấu trung kiên nhất vẫn là binh lính và tù phạm.
Ngay sau khi khởi nghĩa bùng nổ và làm chủ tình thế, về trang bị, quân khởi nghĩa có trong tay 92 khẩu súng Mousquetons, 75 khẩu súng trƣờng, 1 khẩu súng lục, 15 thanh gƣơm, 35.605 viên đạn Mousquetons, 36.970 viên đạn súng trƣờng, tổng cộng các loại đạn khác nữa là 92.175 viên. Ngoài ra quân khởi nghĩa còn cƣớp đƣợc kho bạc, tổng số tiền là 71.000 đ ĐD [68, tr.120].
Tất cả những điều kiện trên đây đã giúp cho nghĩa quân có thêm tinh thần vững chắc cho cuộc chiến đấu chống lại sự phản công của thực dân Pháp.