Khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên nổ ra năm 1917 đã khiến thực dân Pháp hoang mang lo sợ, góp phần răn đe hệ thống cai trị của Pháp. Khởi nghĩa đã làm chấn động chính quyền Pháp ở Đông Dƣơng, tạo đƣợc tiếng vang lớn, làm ảnh hƣởng, gây chia rẽ sâu sắc trong chính quyền Pháp. Khởi nghĩa Thái Nguyên còn làm cho hội nhân quyền Pháp nhận rõ sự tàn ác của hệ thống cai trị nói chung và sự tàn ác của Đáclơ nói riêng. Hội nhân quyền
đã mở một cuộc đấu tranh nhằm tố cáo chính quyền đã làm ngơ trƣớc sự dã man của chính quyền thực dân ở Đông Dƣơng.
Khởi nghĩa binh lính ở Thái Nguyên là khởi nghĩa đầu tiên của binh lính có kết quả nhất đã tấn công vào âm mƣu "dùng người Việt đánh người Việt"
của thực dân Pháp, thể hiện sức mạnh đáng kể của binh lính, nêu tấm gƣơng cho binh lính sau này là lấy súng giặc để giết giặc, tạo dựng truyền thống đấu tranh cho binh sĩ.
Thời gian độc lập của Thái Nguyên tuy ngắn ngủi nhƣng làm cho nhân dân Thái Nguyên hết sức phấn khởi, thúc đẩy họ đấu tranh đồng thời rèn luyện ý chí đấu tranh của nhân dân. Khởi nghĩa tuy thất bại nhƣng đã viết lên một trang sử vàng, oanh liệt của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Tinh thần của đông đảo binh sĩ nói chung, của Trịnh Văn Cấn và Lƣơng Ngọc Quyến nói riêng là bất tử và còn sống mãi trong lòng nhân dân ta.
Đây là khởi nghĩa lớn nhất, dài nhất và có tiếng vang nhất trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra do binh lính lãnh đạo. Khi nổ ra khởi nghĩa đã giành đƣợc một số thắng lợi nhất định, nghĩa quân đã chiếm đƣợc một số vị trí quan trọng: trại lính khố xanh, nhà lao, toà công sứ, nhà bƣu điện… Nghĩa quân đã làm chủ Thái Nguyên trong một tuần, có quốc hiệu, quốc kỳ, có tuyên ngôn…
Khởi nghĩa đã có sự liên minh thành công của binh lính ngƣời Việt trong quân đôi Pháp với các tù chính trị. Lần đầu tiên trong lịch sử có sự liên minh giữa hai lực lƣợng này. Sự liên minh này chứng tỏ tinh thần yêu nƣớc, đoàn kết chống kẻ thù chung. Ngoài hai lực lƣợng nói trên, nghĩa quân còn nhận đƣợc sự ủng hộ và tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh (trên 300 ngƣời). Điều đó nói lên tinh thần dân tộc, lòng yêu nƣớc của ngƣời
dân Việt Nam cho dù họ đang đứng ở vị trí nào trong xã hội … Mặc dù không thông báo rộng rãi nhƣng khi khởi nghĩa bùng nổ, quần chúng nhân dân đã nô nức tham gia. Khởi nghĩa Thái Nguyên đƣợc xem nhƣ " Một bước ngoặt, đánh dấu sự chuyển biến quan trọng từ lập trường quân chủ lập hiến của những người yêu nước Việt Nam sang lập trường cộng hoà dân quốc"
Tuy thất bại nhƣng khởi nghĩa để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, đó là bài học về thời cơ, về vai trò của quần chúng và về tấn công hay phòng ngự.
Bất cứ một phong trào cách mạng nào khi nổ ra phải có thời cơ, nếu chuẩn bị mọi điều kiện về chính trị, tổ chức, lực lƣợng… nhƣng không có thời cơ thì chắc chắn khi phong trào cách mạng nổ ra sẽ đi đến thất bại. Trong bản tuyên ngôn của Thái Nguyên đã khẳng định: " Thời cơ đã đến… " nhƣng nhìn lại lịch sử, cả về hoàn cảnh trong nƣớc và quốc tế, thì cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên nổ ra khi chƣa có thời cơ chín muồi, thêm vào đó khi khởi nghĩa nổ ra nghĩa quân đã mắc phải những sai lầm thuộc về phƣơng pháp tiến hành khởi nghĩa… cho nên, nghĩa quân lâm vào khó khăn và cuối cùng đi đến thất bại.
Mặc dù vậy, cuộc khởi nghĩa đã cho thấy sức mạnh của khối đoàn kết nhân dân. Những thắng lợi bƣớc đầu của cuộc khởi nghĩa có sự đóng góp to lớn của đông đảo nhân dân, không chỉ riêng nhân dân trong tỉnh mà còn cả nhân dân các tỉnh lân cận. Trong điều kiện chiến đấu ác liệt, nghĩa quân đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân các địa phƣơng cả về lƣơng thực, sự che chở, dẫn đƣờng… cho nên, nghĩa quân đã kéo dài cuộc chiến đấu với địch trên 6 tháng, tiêu diệt đƣợc nhiều kẻ thù. Song quần chúng nhân dân ở trong tỉnh cũng nhƣ ở các địa phƣơng lân cận chƣa đƣợc giác ngộ, tổ chức… cho nên không có sự kết hợp phong trào đấu tranh, nổi dậy của quần chúng
nhân dân với các hoạt động vũ trang của nghĩa quân. Chính vì vậy, dù nghĩa quân có nhận đƣợc sự giúp đỡ, đùm bọc của nhân dân, nhƣng họ vẫn cô độc đối phó với lực lƣợng địch đông hơn gấp nhiều lần. Đồng thời cuộc khởi nghĩa nổ ra lại không có sự kết hợp, liên kết chặt chẽ với phong trào ở các vùng lân cận. Mặc dù Đội Cấn có mối liên hệ với một số binh lính ở các vùng lân cận, nhƣng vì chƣa có kế hoạch cụ thể, chặt chẽ nên binh lính các vùng lân cận không có điều kiện hƣởng ứng và phối hợp với nghĩa quân.
Nhƣ vậy, có thể thấy vai trò của quần chúng nhân dân là rất lớn và quan trọng đối với phong trào đấu tranh cách mạng. Nếu khởi nghĩa nổ ra mà không có sự liên minh chặt chẽ giữa nghĩa quân với quảng đại quần chúng nhân dân thì khởi nghĩa không thể giành đƣợc thắng lợi.
Khởi nghĩa Thái Nguyên đã để lại bài học lớn lao trong tấn công hay phòng ngự của chiến tranh cách mạng. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên cho thấy, khi giành đƣợc thị xã Thái Nguyên, trong Ban chỉ huy khởi nghĩa đã xuất hiện hai quan điểm khác nhau là tiếp tục tấn công mở rộng khởi nghĩa hay phòng ngự cố thủ. Trƣớc hai con đƣờng ấy, Đội Cấn đã chọn con đƣờng phòng ngự - đây cũng chính là một sai lầm trong chỉ đạo khởi nghĩa, dẫn đến cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thất bại. Hơn nữa khi đã không còn cố thủ đƣợc Thái Nguyên nữa, nghĩa quân rơi vào thế bị động hoàn toàn, không có kế hoạch chủ động rút lui, cũng không xác định đƣợc mục tiêu, địa điểm hành quân… Bỏ việc tấn công ngay từ đầu, khởi nghĩa Thái Nguyên đã chứa sẵn nguy cơ thất bại không thể tránh khỏi. Thông thƣờng một cuộc khởi nghĩa nổ ra phải liên tục tấn công địch, có thể tấn công từng bộ phận, giành những thắng lợi nhỏ tiến lên giành những thắng lợi lớn.
Tuy thất bại nhƣng khởi nghĩa Thái Nguyên đã viết nên một trang sử vàng oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta,
đặc biệt là của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp. Khởi nghĩa đã tiếp nối đƣợc truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Thái Nguyên nói riêng.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918, Thái Nguyên là một trong những tỉnh phải hứng chịu chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp nhằm vơ vét sức ngƣời sức của của nhân dân ta vào cuộc chiến tranh đế quốc, làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn đã hết sức gay gắt giữa các tầng lớp nhân dân ta với thực dân Pháp .
Lợi dụng hoàn cảnh lịch sử nói trên, dƣới sự lãnh đạo của Đội Cấn và Lƣơng Ngọc Quyến, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đã bùng nổ vào đêm 30 rạng ngày 31 tháng tám năm 1917.
Do có sự chuẩn bị khá chu đáo, khởi nghĩa đã giành đƣợc thắng lợi bƣớc đầu. Bộ chỉ huy nghĩa quân sau khi thành lập đã giƣơng cao lá cờ “Nam binh phục quốc” bay phấp phới trƣớc cổng thành Thái Nguyên, tuyên bố Thái Nguyên độc lập, ra hịch kêu gọi nhân dân hƣởng ứng khởi nghĩa.
Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong lịch sử Việt Nam cận đại trƣớc khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, nghĩa quân đã làm chủ tỉnh lỵ trong 5 ngày.
Bị thực dân Pháp tập trung lực lƣợng phản công quyết liệt, truy quét tàn bạo, khởi nghĩa Thái Nguyên đã bị dìm trong biển máu.
Mặc dầu thất bại nhƣng khởi nghĩa Thái Nguyên đã có ý nghĩa lịch sử to lớn, để lại những bài học kinh nghiệm quý báu.
KẾT LUẬN
Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lƣợc ở tỉnh Thái Nguyên (1884-1918) đã tô thắm thêm trang sử vàng đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Từ thực tiễn của phong trào đấu tranh có thể rút ra một số nhận xét sau đây.