Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Hầu hết các nƣớc đế quốc và thuộc địa bị lôi kéo vào cuộc chiến này. Ngày 3 - 8 -1914 sau khi chiến tranh bùng nổ hai ngày, Đức tuyên chiến với Pháp và dự định sẽ đánh đổ Pháp, nhƣng Đức đã không thực hiện đƣợc dự định này. Mặc dù kéo dài đƣợc tình trạng chiến tranh song cũng chính điều đó khiến nƣớc Pháp gặp nhiều khó khăn, kinh tế sa sút, nhu cầu về lực lƣợng tham chiến, vũ khí, lƣơng thực ngày càng mạnh. Và nhƣ vậy, khi điều kiện ở trong nƣớc không đáp ứng đƣợc đòi hỏi của chiến tranh, nƣớc Pháp tăng cƣờng vơ vét bóc lột nhân dân các nƣớc thuộc địa, trong đó có Đông Dƣơng mà chủ yếu là Việt Nam.
Để đối phó với tình hình mới, trƣớc tiên chúng áp dụng chính sách cải lƣơng chính trị. Đume - toàn quyền Đông Dƣơng chú ý đến hai yếu tố chính trị “ chia để trị ” và “ dùng người Việt trị người Việt ”. Chúng một mặt ra
sức củng cố và mở rộng chỗ dựa trong xã hội, mặt khác tăng cƣờng hơn nữa mọi hoạt động đề phòng và sẵn sàng đàn áp bất cứ phong trào cách mạng nào nổ ra. Ngoài ra, thực dân Pháp còn củng cố bộ máy tay sai - triều đình Huế. Sau khi phế truất vua Thành Thái, thực dân Pháp đƣa Bảo Bửu con của vị vua thân Pháp là Đồng Khánh lên ngôi, lấy hiệu là Khải Định (1916). Đồng thời thông qua các cuộc “cải lƣơng hƣơng chính”, thực dân Pháp đã dần dần thiết lập và tổ chức đƣợc một bộ máy cai trị hành chính từ trung ƣơng đến địa phƣơng ở Bắc Kỳ nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng một cách hoàn chỉnh.
Riêng ở Thái Nguyên, bên cạnh bộ máy dân sự, do vị trí chiến lƣợc đặc biệt của Thái Nguyên và để đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân trong tỉnh, thực dân Pháp đã bố trí ở đây một hệ thống dầy đặc các đồn binh- cho tới trƣớc cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên toàn tỉnh Thái Nguyên có 37 đồn binh - Để huy động tối đa sức ngƣời, sức của phục vụ cuộc chiến tranh, Pháp tăng cƣờng mộ lính, đem sắc lệnh tổng động viên của Pháp áp dụng vào Việt Nam, để buộc thanh niên trai tráng ra trận làm bia đỡ đạn cho chúng, mà Nguyễn Ái Quốc gọi là “thuế máu”. Pháp đã huy động đƣợc 10 vạn lính
chiến, lính thợ là thanh niên Việt Nam đi phục vụ tại chiến trƣờng châu Âu, con số này đông hơn tất cả các thuộc địa khác của Pháp cộng lại. Tại đại hội V quốc tế cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã đọc tham luận về “ Vấn đề dân cày và thuộc địa”, có nêu cụ thể là 51000 người Việt Nam bị bọn tư bản Pháp đưa đi làm bia đỡ đạn, còn 49000 người bị đưa đến làm việc ở các xưởng chế tạo vũ khí chiến tranh . Nạn nhân chính của thủ đoạn vơ vét nhân lực chủ yếu vẫn là những thanh niên nông dân bị vây ráp cưỡng bức đi lính, trước khi bị đưa xuống tàu đều bị nhốt kín trong các doanh trại có sẵn hay các trường học phải đóng cửa để những người lính mới ở xung quanh “có lính canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn”. Tình hình đó tất nhiên dẫn đến hàng loạt các vụ trốn đi lính và đào ngũ, thực dân Pháp đã có những biện pháp đối phó đi từ ti tiện đến dã man, như “thích vào lưng và cổ tay của từng người lính mộ một con số không thể tẩy xóa được bằng một dung dịch nitơrat bạc ” hay “đàn áp không gớm tay và những cuộc đàn áp lại gây ra những cuộc binh biến bị dìm trong biển máu” [53, tr.13].
Bên cạnh những chính sách về chính trị, quân sự Pháp thực hiện hàng loạt chính sách về kinh tế làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng sa sút.
Từ khi nằm dƣới quyền cai trị của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nền kinh tế của Pháp, cho nên khi Pháp gặp khó khăn do chiến tranh thì kinh tế Việt Nam cũng rơi vào khó khăn. Không chỉ có vậy, Việt Nam còn là đối tƣợng để Pháp vơ vét nên tình hình kinh tế càng khó khăn hơn.
Là một tỉnh có nhiều rừng núi, mặc dù nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của cƣ dân Thái Nguyên từ lâu đời nhƣng với chính sách cai trị của mình thực dân Pháp đã làm cho nông nghiệp không phát triển đƣợc. Một số lƣợng lớn đất đai canh tác nằm trong tay các điền chủ lớn, địa chủ và phú nông, tình trạng thiếu đất canh tác là phổ biến. Cũng từ đây, bần nông và cố nông không có đất canh tác phải đi làm thuê và một số trở thành công nhân.
Mặc dù nổi tiếng là tỉnh giàu tài nguyên, khoáng sản. Tài liệu của Pháp còn ghi lại “…Người Trung Hoa trước đây đã từng khai thác nhiều ở nơi
này… lòng đất ở đây chứa đựng không phải bàn cãi gì nữa: vàng, bạc, kẽm, chì, sắt, than… có khi nằm ngay trên mặt đất không sâu lắm” [25, tr.23] .Vì
vậy, chúng tiến hành thăm dò và khai thác triệt để nguồn tài nguyên phong phú đó ở mỏ than Phấn Mễ, mỏ kẽm làng Hích, mỏ sắt ở Cù Vân, Linh nham… Việc khai thác đó đã đem lại cho thực dân Pháp một nguồn lợi nhuận lớn để phục vụ cho việc tham chiến.
Bên cạnh nông nghiệp và công nghiệp, thƣơng nghiệp ở Thái Nguyên phát triển yếu ớt. Giao thông vận tải Thái Nguyên cũng kém phát triển hơn so với tình hình chung của toàn xứ Bắc Kỳ. Tình hình y tế, giáo dục lại càng không phải là mục tiêu của chủ nghĩa thực dân, sự phát triển yếu ớt của mạng lƣới giáo dục và y tế làm cho đời sống của nhân dân Thái Nguyên giảm sút rõ rệt.
Từ những biến đổi về kinh tế dẫn đến những biến đổi to lớn về mặt giai cấp và đời sống xã hội Việt Nam.
Thời gian này, do tác động của chính sách khai thác của thực dân Pháp, giai cấp công nhân Việt Nam đã phát triển về số lƣợng nhất là công nhân mỏ. Đội ngũ công nhân Thái Nguyên đƣợc hình thành cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Thái Nguyên. Vào những năm 1913 - 1915 mỏ kẽm ở làng Hích đã thu hút tới 3000 công nhân [25, tr.25]. Số lƣợng công nhân ngày một tăng nhanh. Ngoài công nhân công nghiệp, còn có đông đảo một đội ngũ công nhân nông nghiệp làm thuê trong các đồn điền ở Thái Nguyên. Số lƣợng công nhân tăng nhanh nhƣng đời sống của họ thì rất khó khăn, bị bóc lột nặng nề nhất là những công nhân làm việc trong các ngành phục vụ chiến tranh. Nhìn chung đời sống của giai cấp công nhân Thái Nguyên hết sức thê thảm và bấp bênh. Vì vậy, công nhân Thái Nguyên đã sớm đứng lên đấu tranh để đòi các quyền lợi kinh tế, cuộc sống của bản thân, chống lại sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, họ là lực lƣợng trụ cột của các cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân.
Giai cấp nông dân thời kỳ này sức sản xuất giảm, đời sống bần cùng do phải đóng nhiều thứ thuế, nhiều ngƣời phải đi bán chút tài sản ít ỏi của mình để nộp thuế. Thiên tai, lũ lụt lại diễn ra thƣờng xuyên khiến nông dân không thể canh tác đƣợc. Nhà cửa ruộng vƣờn không còn, nông dân phải ra thành thị kiếm việc làm, đa số họ phải làm thuê bán sức lao động của mình, chính điều đó làm cho số công nhân thời kỳ này tăng lên. Dƣới ách thống trị của thực dân và phong kiến, nông dân Thái Nguyên bị dồn vào bƣớc đƣờng cùng. Đó chính là nguyên nhân khiến họ tích cực tham gia vào các phong trào yêu nƣớc, đặc biệt là từ khi họ đƣợc giác ngộ và tổ chức lại dƣới ngọn cờ tiên phong của giai cấp công nhân.
Tƣ sản Việt Nam có điều kiện vƣơn lên về kinh tế do ngƣời Pháp nới lỏng kinh doanh, nhiều nhà tƣ sản đã có vốn thu hút đƣợc hàng ngàn công nhân nhƣ nhà tƣ sản Bạch Thái Bƣởi, Nguyễn Hữu thu… Tầng lớp tƣ sản đã có ý thức chính trị, quyền lợi và họ đã bắt đầu đấu tranh cho quyền lợi của mình. Tuy nhiên tƣ sản Việt Nam chƣa hình thành giai cấp độc lập, đặc biệt tƣ sản mạnh về ý thức giai cấp hơn là ý thức dân tộc, do đó không có vai trò gì đáng kể trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thời kỳ này.
Mức độ vơ vét cùng cực nhân dân ta về kinh tế - chính trị trong suốt 4 năm chiến tranh đã làm cho đời sống các tầng lớp nhân dân ta chủ yếu là công nhân và nông dân vô cùng khốn quẫn. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy nhân dân ta vùng dậy khởi nghĩa khi thời cơ xuất hiện.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng đời sống của các giai tầng trong xã hội Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó họ lại bị áp bức, bóc lột nặng nề, khiến ngƣời dân vô cùng căm phẫn. Đây cũng chính là nguyên nhân làm bùng nổ một số cuộc khởi nghĩa: cuộc bạo động của Việt Nam Quang Phục Hội (1914 - 1918); khởi nghĩa Thái Phiên và Trần Cao Vân; phong trào Hội kín ở Nam Kỳ;… mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều diễn ra lẻ tẻ và cuối cùng đều bị thất bại.
Thái Nguyên giữ vị trí trung tâm của vùng chiến lƣợc phía Bắc sông Hồng. Sau lƣng Thái Nguyên là cả một vùng núi rừng hiểm trở Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang làm chỗ dựa vững chắc. Và trƣớc mặt Thái Nguyên là đồng bằng sông Hồng phì nhiêu, một trong hai vựa lúa của đất nƣớc.
Vì vậy trong lịch sử lâu dài của dân tộc, Thái Nguyên từng là vùng tranh chấp quyết liệt giữa ta và giặc xâm lƣợc. Trong thời kỳ lịch sử cận đại, Thái Nguyên từng là đại bản doanh của quân triều đình chống lại bọn thổ phỉ đủ loại. Thái Nguyên đóng vai trò nhƣ một bức tƣờng ngăn giặc tràn xuống cƣớp
phá miền đồng bằng, Thái Nguyên là điểm xuất phát triển khai lực lƣợng chống giặc xâm phạm miền biên giới.
Chính vị trí chiến lƣợc đặc biệt và địa bàn dụng võ mà lịch sử giành cho Thái Nguyên đã hun đúc lên trong lòng ngƣời dân xứ Thái một tấm lòng trung kiên, một quyết tâm xả thân vì nƣớc khi có giặc đến, một ý chí sắt đá quyết giành lại non sông đất nƣớc khi bị giặc ngoại bang thống trị.
Biết rõ vị trí chiến lƣợc quan trọng của Thái Nguyên, biết rõ truyền thống yêu nƣớc kiên cƣờng của ngƣời dân Thái Nguyên, sau khi thiết lập đƣợc ách thống trị, thực dân Pháp đã âm mƣu xoá bỏ tỉnh Thái Nguyên bằng cách sát nhập các phủ, huyện của Thái Nguyên vào các tỉnh lân cận. Nhƣng chỉ sau gần 2 năm, do vị trí chiến lƣợc đặc biệt của Thái Nguyên, chúng đã phải khôi phục tại tỉnh Thái Nguyên và bố trí một lực lƣợng quân sự lớn, trải ra dày đặc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các bản đồ trong quyển "Lịch sử quân sự Đông Dương" cũng nhƣ trong quyển "Lịch sử chính trị và quân sự tỉnh Thái Nguyên" cung cấp những tài liệu về số đồn binh của Pháp đã dựng
lên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trƣớc và sau Khởi nghĩa Thái Nguyên nhƣ sau.
Châu Định Hoá: 5 đồn là: Quảng Nạp Bảo Biên Chợ Chu Thac Mu Đinh Man Huyện Đại Từ: 6 đồn là: Văn Lãng Phú Minh Yên Rã Ký Phú
Hùng Sơn Cù Vân Huyện Phú Lƣơng: 6 đồn là: Chợ Mới
Ba Xã Bãi Nứa Phấn Mễ
Đồn Đu (đồn Phú Lƣơng) Châu Võ Nhai: 6 đồn là: Dac Kiết
Lang Hít (Làng Hích) Bắc Lao Cúc Đình (Cúc Đƣờng) Đình Cả Tràng Xá Phủ Phú Bình: 4 đồn là: Hà Châu Kha Sơn Thƣợng Phƣơng Độ Chợ Hanh Phủ Phổ Yên: 6 đồn là: Bến Đặng (Bến Đông) Lang Danh (Làng Đanh) Bá Vân
Chợ Chã Sơn Cốt Phố Cò
Huyện Đồng Hỷ (gồm cả tỉnh lỵ Thái Nguyên) Minh Lý
Đồn lính khố xanh ở tỉnh lỵ Đồn lính Pháp ở tỉnh lỵ
Mỗi đồn binh lẻ tẻ có khoảng từ 30 đến 50 lính. Những đồn lớn gồm nhiều trại lính có thể từ 100 - 200 lính. Những đồn binh này thuộc quân đội Pháp, do ngƣời Pháp trực tiếp chỉ huy, gồm lính lê dƣơng (ngƣời Âu Phi), lính Khố đỏ, lính Khố xanh (ngƣời Việt). Nếu tính trung bình mỗi đồn là 50 lính thì trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có ít nhất là 1800 lính chính quy.
Bộ máy cai trị thực dân ở Thái Nguyên là một hệ thống chính quyền thuộc địa các cấp do một viên công sứ ngƣời Pháp đứng đầu, cũng nhƣ mọi tỉnh khác. Nhƣng điều đặc biệt của bộ máy cai trị Thái Nguyên là viên công sứ chủ tỉnh, Đáclơ (Darles), là một tên công sứ đại ác đã đƣợc xếp hạng vào loại quan cai trị tàn ác nhất ở Bắc Kỳ. Đáclơ là công sứ Thái Nguyên từ tháng 4 - 1913 đến tháng 9 - 1917. Lúc còn ở Pháp, Đáclơ chỉ là một anh bán cháo ở xóm dân nghèo Latinh thuộc thành phố Pari. Y cũng cố gắng học hành đậu đƣợc bằng Cử nhân văn chƣơng. Khi sang Việt Nam đứng vào bộ máy cai trị, do có công lao đàn áp tàn bạo nhân dân ta. Đáclơ đƣợc cất nhắc lên giữ chức quan cai trị đứng đầu một tỉnh quan trọng và dân cƣ nổi tiếng "cứng đầu" - công sứ Thái Nguyên [68, tr.65-66]. Về tội ác của Đáclơ, trong cuốn "Bản án
chế độ thực dân Pháp" xuất bản năm 1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kể tội
nhƣ sau:
Đối với công nhân làm đƣờng: "Cứ mỗi khi ông ta đi xét các con đường,
có dân phu làm việc thì số người bị đánh què bằng lưỡi xẻng, cán cuốc phải tính bằng đơn vị nửa tá. Những người dân phu làm đường ấy đều là những người bị ông ta bắt ép đi làm với tiền công mỗi ngày một hai xu, sau khi họ đã phải nộp tiền chuộc phần tạp dịch của họ với giá mười lăm xu mỗi ngày". "Một lần ở một công trường, ông ta đã giật súng của một người lính coi tù để
đánh một người tù, cũng bằng cây súng ấy. Bà công sứ, người vợ xứng đáng của quan lớn, cũng tham gia, bà đánh tù một cách tự nhiên và phạt lính lúc nào cũng được".
Đối với tù nhân: "Khi hỏi cung phạm nhân quan công sứ thường lấy
thanh gươm đâm vào đùi họ. Có người khi về đến nhà lao thì lăn ra bất tỉnh: và "một đoàn tù khốn khổ gầy đói, quần áo tả tơi, bị lôi dậy từ tờ mờ sáng, cổ mang gông, chân buộc xiềng, người nọ bị xích vào người kia, cùng kéo một chiếc xe lu to tướng trên những lớp sỏi dầy. Hoàn toàn bị kiệt sức, họ ì ạch kéo chiếc xe lu nặng nề dưới ánh nắng như thiêu như đốt. Bỗng quan công sứ đến. Như thường lệ quan cầm một cái gậy to tướng, rồi bỗng dưng vô cớ, quan xông vào đám người khốn khổ ấy như con thú dữ, đánh túi bụi tàn nhẫn không tưởng tượng được, vừa đánh vừa chửi họ là đồ lười".
Đối với viên chức ngƣời Việt: "Một hôm nhà khai hoá của chúng ta (tức
Đáclơ - T.G) vừa quở trách một nhân viên người Âu xong không biết trút cơn giật lên đầu ai được, bèn vớ cái thước sắt trên bàn giấy đập nát hai ngón tay của một viên thư ký người Annam chẳng liên quan gì đến việc kia cả"
Đối với binh lính ngƣời Việt: "Có ba người lính khố xanh để xổng một người tù đã bị ông Đáclơ đánh đập một cách tàn nhẫn, nắm tóc họ kéo lê dưới đất và đập đầu họ vào tường toà sứ", "một hôm khác, ông ra vụt roi gân bò vào mặt một viên đội người bản xứ trước những người lính dưới quyền ông. Lại một lần khác có mấy người lính khố xanh làm trái ý ông ta, ông ta bèn đem chôn họ đến tận cổ, mãi đến khi họ ngắc ngoải mới cho moi lên". "Người ta đã trông thấy quan công sứ dùng gậy đánh một viên đội lòi mắt"