Cuộc chiến đấu chống lại sự phản công và khủng bố của kẻ thù (2 9-1917 4-3-1918)

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 (Trang 71 - 84)

9-1917- 4-3-1918)

Cuộc chiến đấu quyết liệt tại thị xã (2 - 5-9-1917)

Khi biết tin khởi nghĩa quân Pháp kiên quyết dập tắt khởi nghĩa bất chấp những khó khăn mà chúng đang gặp phải trên chiến trƣờng quốc tế. Vì vậy, đêm 31- 8 rạng sáng ngày 1- 9- 1917, ngay khi nhận đƣợc điện báo sự kiện Thái Nguyên, chúng vô cùng hoảng sợ. Ngay đêm đó Đáclơ (đang ở Hải Phòng) cũng nhận đƣợc tin, y vội về Hà Nội để bàn cách đối phó, 4 giờ sáng ngày 31- 8 y đã có mặt ở Hà Nội. Trƣa 31- 8, Bộ chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dƣơng tiến hành họp bàn phƣơng án đàn áp khởi nghĩa.

Ngay chiều 31- 8, thống sứ Bắc Kỳ, tổng chỉ huy quân đội Pháp và Đáclơ đã có mặt ở Gia Sàng. Lúc 23 giờ 30 phút chúng quyết định tập trung toàn lực quân đội ở bắc Kỳ để dập tắt nhanh chóng cuộc khởi nghĩa, không cho ngọn lửa cách mạng lan tràn sang các nơi khác. Quyền thống sứ Bắc Kỳ là Lơ Ganlăng đã đƣa ngay ra phƣơng án đối phó, ra lệnh báo động khẩn cấp cho toàn bộ đồn bốt xung quanh tỉnh lỵ Thái Nguyên, trực tiếp gọi điện ngay cho công sứ Thái Nguyên Đaclơ, Đáclơ lập tức quay về Thái Nguyên cùng Lơganlăng và tƣớng Michard bàn định kế hoạch hành động đàn áp khởi nghĩa. Sau khi đã thị sát và bàn định kế hoạch hành động, chúng đã nhanh chóng phân công nhiệm vụ cụ thể: Công sứ Đaclơ chốt lại ở tỉnh lỵ Thái Nguyên cùng hai viên giám binh là Penlơgrini (Pellegrili), Mactini ( Martini) và 40 lính khố xanh; Lơganlăng và tƣớng Misa quay về Đáp Cầu để hội bàn cùng tên sĩ quan tƣ lệnh Đáp Cầu vào đêm 31- 8-1917 rạng ngày 1- 9- 1917. Ngay trong đêm đó, chúng đã điều động tới Thái Nguyên 14 ô tô trở 1 trung đội súng máy, 1 đại đội lính Tây trang bị lựu đạn và cả trung đội sơn pháo quá sơn 80 ly.

Sang ngày 1- 9, thống sứ Bắc Kỳ cùng tƣớng Misa (Michard), tổng chỉ huy quân đội Pháp toàn Đông Dƣơng ra lệnh mang thêm quân tiếp viện đến Thái Nguyên. Đạo quân này do trung tá Béc-giê (Berger) chỉ huy gồm 1 đại đội lục quân thuộc địa của Hà Nội, 2 khẩu đội súng liên thanh, 1 khẩu đội sơn pháo 80, một đơn vị công binh Hà Nội, 1 đại đội thuộc trung đoàn thứ 3 ở Bắc Ninh, 1 khẩu đội súng liên thanh thuộc trung đoàn này, 1 đơn vị lính Zu-a-vơ thuộc Tuyên Quang, 1 đơn vị lính lê dƣơng thuộc Yên Bái, một đơn vị quân y thuộc Hà Nội. Sáng ngày 2-9 Béc-giê cùng quân tiếp viện có mặt ở Gia Sàng. Trận đụng độ đầu tiên giữa nghĩa quân và viện binh của địch đã diễn ra tại cửa ngõ tỉnh Thái Nguyên. Một trung đội bộ binh có pháo binh yểm trợ của

địch dƣới sự chỉ huy của đại úy Pâyru (Peyroux) đã tấn công vào quả đồi nằm bên trái tuyến đƣờng cái từ Hà Nội lên Thái Nguyên. Nghĩa quân Thái Nguyên đã chống trả quyết liệt làm cho quân địch phải lui về phòng thủ, chờ thêm viện binh. Trong hai ngày mồng 2 và 3 tháng 9 năm 1917, quân địch đã đƣợc tăng cƣờng thêm một lực lƣợng đáng kể: 120 lính Âu tinh nhuệ, một phân đội sơn pháo (súng cối ) 80 ly nữa, 15 lính công binh, 150 lính ngụy [68, tr.329].

Nhƣ vậy, có thể thấy về tƣơng quan lực lƣợng, nghĩa quân Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng cho thấy sự quyết tâm đàn áp khởi nghĩa của thực dân Pháp .

Về phía nghĩa quân, lúc này, trong Bộ tham mƣu cuộc khởi nghĩa xuất hiện hai quan điểm khác nhau. Phái chủ trƣơng tấn công mà đại biểu là những tù chính trị bị bắt trong các cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám và Duy Tân nhƣ Ba Quốc, Ba Lâm và Tú Hồi Xuân… cho rằng: cuộc khởi nghĩa vừa nổ, giặc Pháp chƣa kịp đề phòng, nghĩa quân với những phƣơng tiện vừa cƣớp đƣợc của giặc, nên chia lực lƣợng đi đánh ngay mấy tỉnh xung quanh nhƣ Phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Kạn… Đánh đến đâu chắc chắn sẽ đƣợc binh lính và nhân dân hƣởng ứng đến đó. Mỗi khi giành đƣợc thắng lợi là một dịp cho nghĩa quân phát triển. Rồi cứ thế mà tiến lên mãi. Quân Pháp sẽ lâm vào tình thế bị động, không thể tập trung lực lƣợng để ứng cứu Thái Nguyên.

Phái chủ trƣơng cố thủ mà đại biểu là Lƣơng Ngọc Quyến lại cho rằng: Cuộc khởi nghĩa vừa nổ ra, nghĩa quân cần phải đƣợc chuẩn bị chu đáo, lấy Thái Nguyên làm địa bàn để chống nhau với Pháp. Theo ông thì quân Pháp tiến lên đƣợc Thái Nguyên cũng phải mất một thời gian, trong thời gian đó, nghĩa quân có thể bố trí phòng ngự một cách cẩn thận, nếu đánh phƣu lƣu ngay sẽ đƣa nghĩa quân vào tình thế nguy hiểm. Sở dĩ Lƣơng Ngọc Quyến đề

suất chủ trƣơng này là vì ông cho rằng quân Pháp không thể lên Thái Nguyên chỉ trong mấy giờ đồng hồ. Còn nếu không giữ đƣợc Thái Nguyên có thể kéo quân ra vùng biên giới Quảng Tây liên lạc với Phục quốc quân ở đó. Việc giải thích vấn đề lôgic và tài quân sự của Lƣơng Ngọc Quyến đã thuyết phục đƣợc Đội Cấn. Tuy nhiên, chính suy nghĩ này của ông đã dẫn đến sự thất thủ của khởi nghĩa chỉ mấy ngày sau đó. Ngoài ra, ý kiến muốn đem quân đi đánh ra các tỉnh lân cận nhƣ Phú Thọ, Bắc Giang lại không đƣợc Đội Cấn chấp nhận cho nên chỉ còn cách duy nhất là phải cố thủ, giữ bằng đƣợc Thái Nguyên. Đội Cấn "sai các tướng quân đi đóng chặn ở các ngả đường, chú ý nhất là con đường từ Hà Nội kéo lên, còn các công sở cùng dinh thự ở trong thành như toà sứ, nhà tù, nhà thương, kho bạc, sở dây thép, đều có quân giữ" [28,

tr.25].

Về phía quân Pháp, sau khi đã lên đóng tại Gia Sàng, chúng đã ráo riết chuẩn bị để đàn áp nghĩa quân. Sáu giờ ngày 2- 9, Pêi-ru chỉ huy một đại đội bộ binh có sự yểm trợ của pháo binh đã tấn công vào đơn vị do Cai Mánh chỉ huy. Cuộc chiến diễn ra ác liệt. Ngày 3- 9, quân Pháp tập trung 1 đại đội bộ binh 120 lính Pháp, 1 trung đội sơn pháo số 80 số 2, 1 đội công binh gồm 15 ngƣời và 150 ngƣời lính khố đỏ tiếp tục tấn công nghĩa quân. Nhƣng quân khởi nghĩa quyết chống trả, giữ vững đƣợc trận địa, 11 giờ đêm 3- 9, lợi dụng đêm trăng và một đám cháy ở khu nhà tranh, Đội Cấn cho quân phản công lại, và đã tiêu diệt đƣợc tên giám binh Đờ Mác-ti-ni cùng một số lính Pháp. Cuộc tấn công kéo dài đến 3 giờ sáng ngày 4- 9 thì Đội Cấn cho Quân rút lui. Sau 4 giờ chiến đấu ác liệt, có những đơn vị đã hy sinh đến ngƣời cuối cùng nhƣ đơn vị Cai Mánh.

Ngày 4-9, với khoảng 300 lính Pháp và 4 khẩu pháo lớn, 500 lính tập có súng máy yểm trợ, từ hai hƣớng Đông Nam và Tây Nam, Pháp tấn công vào

thị xã Thái Nguyên. Quân khởi nghĩa chống trả quyết liệt nhƣng chỉ làm chậm bƣớc tiến của kẻ thù chứ không thể đẩy lùi chúng, 4 giờ chiều 4- 9, quân địch đã tới đƣợc trại lính Tây, giải vây cho bọn lính trong đó. Lúc này, quân Pháp nhận đƣợc viện trợ từ Yên Bái sang gồm 80 lính lê dƣơng. Phải mãi đến xẩm tối, phía đông tỉnh lỵ mới hoàn toàn lọt vào tay địch.

Với mục đích chiếm lại Thái Nguyên, quét sạch quân khởi nghĩa, ngày 5- 9, quân Pháp huy động toàn bộ lực lƣợng tấn công [xem phụ lục 13]. Với sức tấn công mạnh mẽ này, quân khởi nghĩa không đủ sức chống đỡ nên đành rút lui. Trong trận này, Lƣơng Ngọc Quyến bị mảnh đạn văng vào đầu hy sinh (Có tài liệu viết Lƣơng Ngọc Quyến bị thƣơng, bản thân lại bị liệt nên ông tự sát)

Tính đến trƣa 5- 9, quân Pháp hoàn toàn chiếm lại Thái Nguyên mà chỉ bị thiệt hại nhẹ: 107 ngƣời chết và 17 ngƣời bị thƣơng. Trong đó, nghĩa quân lại bị thiệt hại lớn: 56 ngƣời bị chết, 85 ngƣời bị bắt [15, tr.98].

Trƣớc thất bại này, không còn con đƣờng nào khác, nghĩa quân đành chọn con đƣờng rút khỏi Thái Nguyên. Khởi nghĩa chuyển sang một giai đoạn mới, vô cùng gian nan, vất vả, giai đoạn vừa chiến đấu vừa rút lui qua nhiều tỉnh ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Cuộc chiến đấu chống sự truy quét của kẻ thù (6-9-1917 - 4-3-1918)

Rút khỏi Thái Nguyên, nghĩa quân chƣa có dự định gì cụ thể, chỉ trông mong vào sự hiểm yếu của núi rừng và chờ đợi sự ủng hộ của các nơi nhất là của phái cách mạng Việt Nam ở Trung Quốc. Nhƣng nghĩa quân đã không nhận đƣợc bất cứ sự giúp đỡ nào ở họ. Khi rút khỏi Thái Nguyên, nghĩa quân chia làm nhiều nhóm, đại bộ phận do Đội Cấn chỉ huy theo đƣờng Quan Triều lên Giang Tiên. Một tốp khác do Đội Giá chỉ huy rút lên Quân Chu, Ba Chén

và Chu Văn Yên tức Cai Yên (có tài liệu ghi Quyền Yên) chỉ huy tốp còn lại rút khỏi Thái Nguyên [ xem phụ lục 14].

Ngay trong đêm ngày 4 rạng ngày 5-9-1917, đơn vị nghĩa quân do Đội Cấn chỉ huy tới đóng quân tại một đồn điền của một tên thực dân Pháp (nằm trên đồi) và cho một tốp gác ở cầu Giang Tiên. Tốp gác này gồm có Bếp Thành -1 tên thổ phỉ ở Thái Nguyên đã từng là lính của Pháp đã về hƣu cùng 20 lính khác. Trong lúc mọi ngƣời đã yên giấc (khoảng nửa đêm), Bếp Thành lẻn ra ngoài, chĩa súng vào cửa sổ rồi bắn, hắn cứ bắn một phát lại hô to lên. Nghe tiếng hô lớn, những ngƣời lính ở trong nhà tƣởng bị bao vây mới nhô đầu lên, cứ mỗi lần nhƣ vậy lại có một ngƣời bị bắn chết. Nghe tiếng súng, Đội Cấn cử Cai Ƣng và Ba Quốc xuống xem xét tình hình. Phát hiện Bếp Thành đang nã súng vào binh lính, họ liền nổ súng vào chân hắn và khi hắn khuỵ xuống thì kết liễu Bếp Thành. Sau đó, họ chặt đầu Bếp Thành bêu ở cầu Giang Tiên làm gƣơng. Mặc dù đã giết đƣợc Bếp Thành nhƣng trong đêm đó, nghĩa quân cũng mất 13 ngƣời.

Từ Giang Tiên, Đội Cấn quyết định sẽ sang Hùng Sơn (Đại Từ). Tại Hùng Sơn, trong đồn có khoảng 20 lính khố đỏ và 20 lính dõng do tri phủ Trần Văn Trụ quản lý. Trƣớc khi đến Hùng Sơn, Đội Cấn đã viết thƣ và yêu cầu Trần Văn Trụ chuẩn bị cho 6 nhà đóng quân. Vốn là tay sai trung thành của giặc Pháp, Trần Văn Trụ đã không trả lời Đội Cấn mà ngƣợc lại hắn còn cho quân bố trí phòng thủ tại Hùng Sơn.

Trƣớc tình hình đó, 3 giờ chiều 5- 9, nghĩa quân tấn công đồn nhƣng cho đến 7 giờ nghĩa quân vẫn không chiếm đƣợc. Sở dĩ nghĩa quân không thắng đƣợc là do đồn Hùng Sơn nằm trên cao, có vị trí thuận lợi đến bắn từ trên xuống, trong khi muốn tấn công nghĩa quân phải tấn công từ dƣới lên. Cuối

cùng sau 4 giờ chiến đấu mà không thu đƣợc kết quả gì, nghĩa quân rút về làng Huê Ngạc.

Đêm ngày 5 rạng ngày 6-9, một đội lính Tây ở Tuyên Quang do viên quan hai Funck chỉ huy sang tiếp ứng cho Hùng Sơn. Sáng 6-9, nghĩa quân tiếp tục tấn công đồn, nhƣng vì đã đƣợc tăng cƣờng thêm quân nên càng khó đánh hơn. Lo sợ nghĩa quân sẽ rút lên Chợ Chu, quân Pháp cho quân mai phục cẩn thận. Một đạo quân đóng tại Văn Lãng để chặn lối đi, một đạo khác tới đồn Quang Lập. Nhƣ vậy, trên một đoạn đƣờng dài từ đèo Vai đến Mĩ Khê chỗ nào cũng đƣợc quân Pháp canh phòng cẩn thận.

Trƣớc sự canh phòng của quân Pháp, nghĩa quân không còn đƣờng lên Chợ Chu nên quyết định đổi hƣớng sang Quân Chu nhằm mục đích dựa vào vị trí hiểm trở của núi Tam Đảo để tiếp tục chiến đấu. Vài ngày sau khi tới Quân Chu, quân Pháp nhận đƣợc tin báo, ngay lập tức chúng tổ chức lực lƣợng bao vây. Một đạo quân do đại tá Bây-e từ Hùng Sơn đánh sang, một đạo từ Thái Nguyên theo hƣớng đông kéo lên, còn phía nam Quân Chu là do đại quân Pháp đóng. Kẹt giữa vòng vây nhƣ vậy, nghĩa quân buộc phải rút lên núi Tam Đảo là vùng núi nằm ở giữa Vĩnh Yên, Phúc Yên và Thái Nguyên. Lên núi Tam Đảo, nghĩa quân nhận thấy có quân Pháp tập trung đông ở phía bên này núi (là Thái Nguyên) nên nghĩa quân quyết định rút sang phía bên kia núi (thuộc địa phận Vĩnh Yên)

Ngày 10- 9, nghĩa quân phải chiến đấu với một đạo quân Pháp do Pây-rơ chỉ huy nhƣng không giành đƣợc thắng lợi nên buộc phải rút lên núi. Sợ bị phục kích nên quân Pháp không đuổi theo. Chúng cho quân đóng từ Sơn Cốt (Phổ Yên) đến Hùng Sơn (Đại Từ), phối hợp với lính khố đỏ, lính Ả Rập, lính Pháp từ Thái Nguyên lên tạo thành thế bao vây nhằm tiêu diệt nghĩa quân

trong một trận quyết định. Dù bị bám theo sát nút nhƣng nghĩa quân vẫn rút tới đƣợc làng Sa Hƣơng (Vĩnh Yên) tính kế chiến đấu lâu dài với địch.

Sau đó, do không dò đƣợc tin tức của nghĩa quân, quân giặc rút lui, Bec- giê chỉ để lại một số ít quân ở Sơn Cốt, Hùng Sơn, số còn lại thành lập một đội quân cơ động ở Vĩnh Yên và Phúc Yên do Rô-lê chỉ huy. Đờ Vi-le nhận quyền chỉ huy toàn lực lƣợng quân chính quy và quân dã chiến.

Từ 13 đến 18-9 nghĩa quân tiếp tục hành quân theo hƣớng về thung lũng sông Đáy và sông Hồng. Chiều 18-9, nghĩa quân dừng lại Hoàng Xá Hạ - nằm ở phía bắc đƣờng sắt Việt Trì - Vĩnh Yên. 3 giờ 30 phút chiều 19- 9, quân Pháp kéo đến Hoàng Xá Hạ. Từ trong chiến hào, nghĩa quân bắn ra ác liệt một số sĩ quan và binh lính Pháp thiệt mạng và bị thƣơng. Trƣớc sức mạnh của nghĩa quân, quân Pháp tỏ ra hoang mang, chúng phải động viên quân lực của toàn Bắc Kỳ, cử Đại tá May- a chỉ huy nhằm mau chóng tiêu diệt nghĩa quân. Sau trận chiến ở Hoàng Xá Hạ, Đội Cấn cho quân di chuyển về phía khu vực sông Hồng, có ý định sang Sơn Tây để từ đây sang Hoà Bình. Trên đƣờng đi, nghĩa quân liên tục bị quân Pháp truy sát cho nên buộc phải quay lại theo đƣờng đê từ Vĩnh Yên tới Phúc Yên.

Ngày 22-9, nghĩa quân đụng độ với quân Pháp ở Trung Nha và Trung Thôn (Phúc Yên). Tại đây cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt khiến quân Pháp và nghĩa quân thiệt hại nhiều. Đêm 22-9, nghĩa quân rút khỏi làng và trƣa hôm sau đến Thƣợng Lệ. Ngay sáng 24-9, quân Pháp lập tức cho quân bao vây Thƣợng Lệ. Phải đến đêm 24-9 rạng 25-9, nghĩa quân mới phá đƣợc vòng vây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi rời Thƣợng Lệ, nghĩa quân chia làm 2 nhóm: Đại bộ phận đi về Cổ Bài (Phúc Yên) do Đội Cấn chỉ huy, còn một nhóm khác về Tân Ấp gần núi Thanh Tƣớc thuộc Phúc Yên. Toàn quân do Đội Cấn chỉ huy trên đƣờng

đi bị quân Pháp truy kích cả trƣớc mặt và sau lƣng, vì vậy nghĩa quân phải chiến đấu vất vả. Số quân đi Tân Ấp cũng bị quân Pháp truy kích làm tổn thất nặng nề (số quân của nhóm này chỉ còn 8 ngƣời và thƣờng xuyên phải ẩn nấp. Sau đó, trong một trận chiến đấu, cả 8 ngƣời này đều hy sinh)

Sau những thất bại liên tiếp, toán lính do Đội Cấn chỉ huy buộc phải chia thành nhiều nhóm tìm đƣờng vƣợt dãy Tam Đảo trở về Thái Nguyên. Cuộc chiến chuyển sang một giai đoạn mới, gian nan, vất vả hơn trƣớc.

Sau khi chia thành nhiều nhóm, ngày 3- 10 có một nhóm đã đến đƣợc làng Lai gần Sơn Cốt (Phổ Yên). Cùng lúc đó, một nhóm khác (chỉ có 7 ngƣời) lại trạm trán với quân Pháp khi vừa qua Hà Nội làm hy sinh 2 ngƣời. Cùng ngày, một nhóm khác cũng giao chiến với quân Pháp khi về đóng ở Xuân Phách. Sau nhiều trận chiến nhƣ vậy, lực lƣợng nghĩa quân chỉ còn

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 (Trang 71 - 84)