Khởi nghĩa bùng nổ nhanh chóng giành thắng lợi bƣớc đầu (30/8 1/9/1917)

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 (Trang 66 - 71)

1/9/1917)

Tháng 8-1917, nhận đƣợc tin lan truyền lính khố xanh có thể sẽ bị chuyển đi nơi khác. Trƣớc tình thế cấp bách, dƣới hình thức mời cơm thân mật, Ban chỉ huy khởi nghĩa đã họp và quyết định khởi nghĩa vào đêm ngày 30/ 8 (đây là ngày lĩnh lƣơng cuối tháng nên dễ tập trung binh lính và phân công công việc cụ thể cho từng ngƣời ).

Giết giám binh Nôen và chiếm trại lính khố xanh

Theo sự phân công của Ban chỉ huy khởi nghĩa, mở đầu cuộc khởi nghĩa, Đội Trƣờng và một số binh sỹ khác đƣợc giao nhiệm vụ giết giám binh Nôen; Ba Chén nhận nhiệm vụ giết Phó quản Lạp - tay sai đắc lực của Nôen

Nôen là ngƣời trực tiếp chỉ huy trại lính khố xanh. Dinh thự của Nôen nằm trên đồi, hƣớng thẳng xuống trại lính khố xanh. Theo đúng kế hoạch, Đội Trƣờng đến gõ cửa phòng Nôen với thông báo có điện khẩn từ Hà Nội. Dù vậy, với kinh nghiệm của tên thực dân già dặn, Nôen không mở cửa đi ra mà

chỉ mở hé cửa, thò tay ra nhận điện. Thấy vậy, một ngƣời lính đi cùng với Đội Trƣờng cầm dao xông vào chém Nôen nhƣng Nôen đã kịp đạp cửa chạy ra ngoài. Đội Trƣờng vội đuổi theo và buộc phải nổ súng giết Nôen.

Riêng viên Phó quản Lạp thì bị Ba chén giết gọn, không có sự kháng cự. Việc buộc phải nổ súng giết Nôen đã khiến cho khởi nghĩa bị lộ, không đảm bảo đƣợc yếu tố bí mật đã đề ra ban đầu, khi nghe tiếng súng, trại lính Tây biết rằng đã xảy ra biến lớn.

Nghe tiếng súng nổ, Đội Cấn cho thổi kèn tập hợp binh lính khố xanh và tuyên bố khởi nghĩa. Đầu của Nôen và Phó quản lạp đƣợc dâng lên làm lễ tế cờ. Đội Cấn đọc Hịch khởi nghĩa và nói rõ ràng ai muốn theo nghĩa quân thì ở lại còn nếu không muốn theo thì bỏ vũ khí lại và cho phép về quê. Lúc ấy có 175 lính khố xanh có mặt thì có khoảng 30 ngƣời sợ hãi bỏ trốn, 10 ngƣời già yếu xin nộp súng về quê, còn lại 131 ngƣời ở lại xin tham gia khởi nghĩa.

Nhƣ vậy, ngay khi khởi nghĩa nổ ra, nghĩa quân đã giành đƣợc một số thắng lợi: chiếm đƣợc trại lính khố xanh, giết đƣợc Nôen và Phó quản Lạp. Mặc dù xảy ra sự cố khi giết Nôen nhƣng có thể nói rằng, kế hoạch khởi nghĩa bƣớc đầu đã thành công.

Phá nhà tù giải phóng tù nhân

Cùng thời điểm Đội Trƣờng đi giết Nôen, Đội Giá cùng một số lính khố xanh nhận nhiệm vụ đi phá nhà tù. Nhà tù Thái Nguyên nằm gần trại lính khố xanh. Tại thời điểm nổ ra khởi nghĩa, nhà tù có trên 200 tù nhân trong đó có 42 ngƣời là "quốc sự phạm" họ là những thủ hạ của Đề Thám, những ngƣời từng tham gia vào các phong trào lớn nhƣ Duy Tân, Quang phục hội… Hàng ngày những tù nhân này phải lao động cực nhọc trong điều kiện tay chân phải mang xiềng xích. Ban đêm, họ vẫn phải mang cùm chân trong phòng giam. Giám ngục là Lôê (Loew). Nhà tù ngày đêm đƣợc canh phòng cẩn thận, ngoài

số lính canh thƣờng xuyên, buổi tối còn đƣợc tăng cƣờng thêm 12 ngƣời và một viên đội. Tối 30-8, toán lính đƣợc tăng cƣờng do Đội Năm chỉ huy.

Đến giờ đã định, Đội Giá cùng 30 lính đi phá nhà tù. Tới nơi, nhƣ đã thống nhất với Đội Năm, Đội Giá gõ cửa và nói do có tiếng nổ nên đến tăng cƣờng cho nhà lao. Lôê ra mở cửa và hỏi ám hiệu. Do đã biết trƣớc nên Đội Giá trả lời đúng. Dù vậy, Lôê vẫn hoài nghi, nên mở cửa cho Đội Giá vào nhƣng một tay y khoác chặt tay Đội Giá, tay kia cầm súng sẵn sàng nhả đạn nếu cần. Khi đi đến một trạm gác ở góc tƣờng, Lôê phải bỏ tay Đội Giá và lập tức bị ngƣời của Đội Giá trên trạm gác bắn chết. Ngay sau đó, nghĩa quân phá nhà lao và giải phóng các tù nhân. Do bị giam lâu ngày, hai chân Lƣơng Ngọc Quyến bị liệt không thể đi đƣợc nên ông đƣợc các đồng chí cõng sang trại lính khố xanh [ xem phụ lục 8].

Trại lính Tây nằm cách nhà tù khoảng 200 mét. Nghe thấy tiếng nổ, tiếng phá xiềng, tiếng ngƣời vọng sang, bọn lính Tây liền xả súng bắn về phía nhà tù. Mặc dù biết là có biến nhƣng bọn chúng cũng không dám ra trực tiếp bắn vào các tù nhân nên có 180 tù nhân chạy đƣợc trại lính khố xanh và tất cả đều hăng hái tham gia khởi nghĩa.

Đánh chiếm toà công sứ

Trong lúc Đội Giá đi phá nhà tù, Đội Cấn đã cử ngƣời đi đánh toà công sứ và nhiều dinh thự trong tỉnh. Toà công sứ là lỵ sở của cơ quan cai trị cao nhất trong tỉnh, do công sứ đứng đầu. Toà công sứ thƣờng xuyên đƣợc lính khố xanh bảo vệ bên ngoài, bên trong do lính Pháp bảo vệ. Nếu chiếm đƣợc toà công sứ cũng có nghĩa là chiếm đƣợc thủ phủ tỉnh Thái Nguyên và từ đó có thể hạ lệnh cho các cơ quan cấp dƣới cũng nhƣ lực lƣợng lính khố xanh đồn trú trong tỉnh phải tuân theo nghĩa quân.

Việc đánh chiếm toà công sứ không mấy khó khăn. Theo lời kể của Nguyễn Văn Nhiêu (tức Quyền Nhiêu) thì toà công sứ bị một viên đội mang số 935, tên là Đặng Văn Lự, đội nhì và 20 ngƣời lính khố xanh đến chiếm.

Sở dĩ việc đánh chiếm toà công sứ dễ dàng là do viên công sứ Đác lơ và phó công sứ Túplơ (do vị trí quan trọng của Thái Nguyên nên thực dân Pháp đặt thêm ở đây chức Phó công sứ) lúc này đang đi nghỉ mát ở Đồ Sơn cùng gia đình, ban đêm ở toà công sứ chỉ còn ít nhân viên ngƣời Tây. Vì vậy ta nhanh chóng chiếm đƣợc toà công sứ.

Chiếm nhà bưu điện

Trƣớc khi nghĩa quân đến đánh chiếm nhà bƣu điện [xem phụ lục 5](nhà dây thép) thì "Viên sen đầm Bơde (Basait), ngƣời cai Roxéttơ (Rochette) và bốn ngƣời lính của đạo quân thuộc địa số 9 đã ra nhà dây thép đánh điện tín cầu cứu về Hà Nội". Chính vì sự chậm trễ này mà về sau nghĩa quân phải gặp nhiều khó khăn, bất lợi.

Cai Mánh và 5 nghĩa binh đƣợc giao nhiệm vụ đánh chiếm nhà bƣu điện, phá máy móc, cắt đƣờng dây điện thoại. Việc đánh chiếm diễn ra thuận lợi, không gặp phải khó khăn gì đáng kể. Dù đã hoàn thành nhiệm vụ, nhƣng việc chiếm đƣợc nhà bƣu điện chậm nên quân Pháp ở Hà Nội đã nhận đƣợc tin báo.

Đánh chiếm các địa điểm khác

Ngoài các vị trí quan trọng mà nghĩa quân đã vạch kế hoạch đánh chiếm, ngay trong đêm 30 rạng sáng ngày 31- 8, nghĩa quân đánh chiếm đƣợc nhiều vị trí khác trong tỉnh: Sở Điền Bạ, Toà án, Nhà đoan, kho vũ khí… chiếm đƣợc kho vũ khí, nghĩa quân đƣợc trang bị thêm 92 khẩu súng mút cơ tông Lebel kiểu 1892, 75 khẩu súng trƣờng kiểu 1874, 197 cácbin kiểu 1874, 1

súng lục, 16 lƣỡi lê và 62172 viên đạn. Nghĩa quân đƣợc trang bị mạnh hơn 2 đại đội lính khố đỏ lúc bấy giờ.

Đến chiều 31- 8, nghĩa quân đã chiếm đƣợc kho bạc - vị trí cuối cùng mà nghĩa quân chiếm đƣợc. Việc chiếm kho bạc diễn ra khá dễ dàng do chủ kho bạc đã trốn sang trại lính Tây từ tối hôm trƣớc khi nghe tiếng súng nổ. Kho bạc ở gần trại lính Tây nên Đội Cấn giao cho Đội Năm cùng 50 ngƣời đƣợc vũ trang đầy đủ, sẵn sàng đối phó với lính Tây nếu bị tấn công. Nhƣng bọn lính Tây trong trại không dám xông ra mà chỉ ở bên trong bắn vu vơ, không có ý đồ tấn công bảo vệ kho bạc. Đội Năm và 50 nghĩa sĩ đã dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ, thu đƣợc 71.000 đồng tiền Đông Dƣơng các loại.

Nhƣ vậy, chỉ sau một đêm, khởi nghĩa đã giành đƣợc một số thành tựu đáng kể. Dƣới sự lãnh đạo của Đội Cấn và Lƣơng Ngọc Quyến, nghĩa quân đã làm chủ đƣợc tỉnh lỵ Thái Nguyên. Sau khi chiếm đƣợc Thái Nguyên, nghĩa quân đã tuyên bố thành lập Quang phục quân do Đội Cấn làm Đại đô đốc, Lƣơng Ngọc Quyến làm quân sƣ, phong hàm các sĩ quan. Quang Phục Quân Thái Nguyên gồm 623 ngƣời, họ đƣợc trang bị đầy đủ vũ khí và trang phục, kỷ luật nghiêm minh. Nhiệm vụ của Quang phục quân đƣợc xác minh rõ ràng:

“Đội quân cách mạng ta có nghĩa với dân cứu nước, quyết không sách nhiễu và không tơ hào xâm phạm đến tài sản của dân. Bất cứ lúc hành binh hay đồn trú nơi nào, Quang phục quân chỉ có một việc là thu phục bờ cõi tổ tiên, diệt trừ quân giặc bạch chủng, để cho toàn thể quốc dân đồng bào được hưởng độc lập, tực do, an cư lập nghiệp ” [68, tr.97-98]. Nghĩa quân đặt quốc

hiệu là Đại Hùng, định Quốc kỳ là năm ngôi sao đỏ trên nền vàng đề chữ

“Nam binh phục quốc” treo ở cửa thành Thái Nguyên. Ngay trong đêm, nghĩa

quân đã cho ra đời bản Tuyên ngôn lần thứ nhất [xem phụ lục số 1] tuyên bố Thái Nguyên độc lập. Sáng ngày hôm sau, "Quang phục quân" cho ra đời bản

tuyên ngôn thứ hai [xem phụ lục số 2] với lời kêu gọi đồng bào đứng lên cùng hoàn thành nghiệp lớn - đánh đuổi quân xâm lƣợc. “ Hỡi đồng bào ! chúng ta

phải cùng nhau gắng công ra sức phen này hẳn phải làm tròn sự nghiệp vĩ đại, lá cờ Ngũ tinh được phấp phới vẻ vang khắp cả năm châu, không phụ lòng trông mong, tin cậy của Tổ quốc.

Hỡi đồng bào ! Một quốc gia tân tạo, vững bền thiên thu vạn tuế bắt đầu xây dựng từ ngày hôm nay. Toàn thể đồng bào cùng có trách nhiệm tháo ách nô lệ đè đầu cưỡi cổ chúng ta bấy lâu nay” [49, tr.128].

Vì những lý tƣởng cao đẹp đó mà ngay khi khởi nghĩa nổ ra đã thu hút đƣợc sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Ngày 1-9, nghĩa quân đã tiếp nhận hơn 300 ngƣời xin ra nhập trong đó đáng chú ý là hơn 50 công nhân mỏ Hích, mỏ Làng Cẩm, nâng số quân lên hơn 600 ngƣời, gồm: 131 lính trong số 175 quân của trại trung tâm, 180 tù nhân trong số 203 tù nhân và 312 bao gồm các thành phần: tiểu thƣơng, thƣờng dân, thợ thuyền… Sau khi chiếm đƣợc kho vũ khí, nghĩa quân đã đƣợc trang bị vũ khí đầy đủ.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)