TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 1918)

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 (Trang 50 - 51)

NHẤT (1914 - 1918)

Sau khi đánh chiếm Thái Nguyên (1884) thực dân Pháp đã thiết lập bộ máy cai trị, đàn áp. Đứng đầu là một viên công sứ; giúp việc cho công sứ là phó công sứ, hai tham tá, ba thanh tra lính khố xanh. Đặt dƣới bộ máy cai trị của Pháp là hệ thống quan lại ngƣời Việt từ tỉnh xuống đến các châu, huyện, gồm một án sát mang hàm tuần phủ, một phụ tá cho án sát, hai tri phủ, bốn tri huyện và một tri châu… Bên cạnh bộ máy cai trị là bộ máy đàn áp với hệ thống quân sự lớn đƣợc bố trí ở 37 đồn binh rải khắp tỉnh.

Thực dân Pháp coi Thái Nguyên là một trong những vị trí quan trọng phục vụ cho công cuộc thống trị của chúng.

Trong khoảng thời gian từ tháng 10-1890 - 10-1892, vùng đất Thái Nguyên bị xé ra thành nhiều mảnh, trong đó phần lớn đặt dƣới sự cai quản của đạo quan binh I Phả Lại và đạo quan binh II Lạng Sơn. Từ tháng 10-1890 - 10-1892, bộ máy dân sự tỉnh Thái Nguyên hầu nhƣ không còn, sau tháng 10-1892 thực dân Pháp lại tái lập lại vì vị trí quan trọng của Thái Nguyên. Đồng thời với việc khôi phục lại Thái Nguyên gồm đất phủ Phú Bình, phủ Tòng Hóa và phủ Thông Hóa chúng cũng cho xây dựng lại ở đây nhiều đồn binh gồm cả lính Pháp và lính Việt.

Dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân Thái Nguyên phải chịu sự áp bức nặng nề. Nên ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh quyết liệt chống lại ách cai trị tàn ác của thực dân Pháp.

Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân tỉnh Thái Nguyên chính là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 (Trang 50 - 51)