Cây Dưa chuột

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG DỤNG KỸ THUẬT THUỶ CANH (HYDROPONICS) TRỒNG MỘT SỐ RAU THEO MÔ HÌNH GIA ĐÌNH TẠI ĐỊA BÀN ĐĂK LĂK (Trang 30 - 35)

1.6.2.1. Nguồn gốc, chủng loại, kích thước, năng suất và giá trị dinh dưỡng của Dưa chuột

Cây Dưa chuột cĩ tên tiếng Anh là Cuamber, tiếng Latinh là Cucumis

sativus L. cĩ bộ NST: 2n = 14. Dưa chuột hiện là cây giữ vị trí hàng đầu trong

các chủng loại rau cĩ sản phẩm chế biến xuất khẩu với khối lượng tăng hàng năm. Theo số liệu của Tổng Cơng ty Rau quả Việt Nam, khối lượng dưa chuột được các nhà máy thực phẩm xuất khẩu ở phía Bắc chế biến với hai mặt hàng chủ yếu là muối chua nguyên quả và chẻ nhỏ đã xuất sang thị trường

châu Âu năm 1992 là 1117 tấn, năm 1993 : 2184 tấn, năm 1995 : 2309 tấn. Trong những năm tới, thị trường nhập khẩu mặt hàng này khơng những ổn định mà cịn phát triển về chủng loại và khối lượng. Việc tổ chức sản xuất tốt cùng với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về giống thâm canh và cơng nghệ chế biến sẽ cịn mang lại hiệu quả cao hơn. [6]

Cây Dưa chuột được các nhà khoa học xác nhận cĩ nguồn gốc ở Việt Nam, tồn tại ở nước ta hàng nghìn năm nay. Trong quá trình giao lưu buơn bán nĩ được trồng phổ biến sang Trung Quốc và từ đây chúng được phát triển sang Nhật Bản và lên châu Âu hình thành dạng dưa chuột quả dài, gai trắng màu xanh đậm. Nhĩm thứ hai mang đặc trưng của vùng nguyên sản được phát triển sang lục địa Ấn Độ hơn 2000 năm về trước. Hiện nay dưa chuột được trồng khắp nơi, từ xích đạo tới 630 vĩ Bắc đứng thứ 6 trong số các rau trồng trên thế giới với diện tích 880 nghìn ha (1992).

Ở nước ta vùng trồng nhiều Dưa chuột tập trung chủ yếu ở Hải Hưng, Hải Phịng, Nam Hà, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Hà Nội, một số tỉnh duyên hải miền Trung và Đơng Nam bộ.

Dưa chuột gồm cĩ 7 lồi phụ trong số này ssp (sub species). Agrotis Gab là dưa chuột hoang dại đứng riêng, cịn lại 6 lồi phụ khác thuộc dạng cây trồng:[6]

1. ssp Europaco -americans Fil, loại phụ Âu Mỹ, cĩ diện phổ biến

nhất.

2. ssp Occidentali - asiaticus Fil, Tây Á, phổ biến ở Trung và Tiểu á.

3. ssp Chinensi o Fil - Trung Quốc, được trồng nhiều trong nhà kính ở

châu Âu.

4. ssp Indico - isapoicus Fil: Ấn Độ - Nhật Bản, các giống dưa chuột

Việt Nam thuộc nhĩm này.

6. ssp Hermaphroditus Fil - dưa chuột lưỡng tính.

Ở Việt Nam chúng ta Dưa chuột bao gồm các nhĩm sau:

* Nhĩm quả nhỏ: cĩ chiều dài dưới 11cm, đường kính 2,5 - 3,5cm.

Nhĩm này cĩ thời gian sinh trưởng ngắn (65 - 80 ngày tuỳ vụ trồng). Năng suất khoảng 15 - 20 tấn/ha ( 7tạ/sào). Đang sử dụng cho muối nguyên quả. Thuộc nhĩm quả nhỏ hiện cĩ hai giống đang trồng phổ biến là Tam Dương (Vĩnh Phú) và Phú Thịnh (Hải Hưng).

* Nhĩm quả trung bình: gồm hầu hết các giống địa phương trồng trọt

trong nước và giống Hl (giống lai tạo). Quả kích thước 13 - 20 x 3,5 - 4,5cm. Thời gian sinh trưởng của giống 75 - 85 ngày, năng suất 22 - 25 tấn/ ha (8 - 9 tạ/sào)

Một số giống trong nhĩm này (Hl, Yên Mỹ, Nam Hà) cĩ thể sử dụng để chẻ nhỏ đĩng lọ thuỷ tinh. Yêu cầu của sản phẩm chế biến này là quả cĩ kích thước 1 2- 14 x 3,5 - 4,5cm, ruột đặc, vỏ màu trắng, khi chế biến cĩ màu vàng tươi. Trong số các giống nhập nội cĩ 2 nhĩm được trồng phổ biến.

* Nhĩm quả rất nhỏ hay dưa chuột Bào tử: cho sản phẩm chế biến là

quả 2-3 ngày tuổi. Tuỳ theo yêu cầu của đối tượng khách hàng, quả sử dụng cĩ khối lượng 150 - 200quả/kg. Phần lớn các giống thuộc nhĩm này thuộc dạng cây 100% hoa cái (gynocaous) như Fl Marinda, FlDmja, Fl Levinna (Hà Lan) và 1 giống của Mỹ. Riêng giống Marinda quả mọc thành chùm (3-5 quả) trên mỗi kẽ lá. Mặc dù năng suất khơng cao (3-8 tấn/ha), song giá trị thương phẩm lớn nên trồng các giống này vẫn cĩ hiệu quả. Một khĩ khăn lớn của sản xuất với nhĩm quả Bào tử là các giống bị bệnh, chủ yếu là sương mai từ trung bình đến nặng, trong vụ xuân bị sâu vẽ bùa phá hoại đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất giống.

* Nhĩm quả to: gồm các giống lai F1 của Đài Loan và Nhật Bản: Các giống của Đài Loan cĩ kích thước 25-30 x 4,55cm quả hình trụ màu xanh nhạt gai trắng.

Các giống Nhật Bản quả dài hơn (3 - 45 x 4-5cm) quả nhăn hoặc nhẵn gai quả màu trắng vỏ quả xanh đậm.

Các giống trên cĩ năng suất khá cao ( trung bình 30-35 tấn/ha) thâm canh tốt cĩ thể đạt 40 tấn/ha. Quả sử dụng để ăn tươi hoặc muối mặn.[1]

Bảng 1.3: Thành phần các chất dinh dưỡng của dưa chuột (chứa trong 100g sản phẩm tươi). Năng lượng (calo) Chất bột (g) Chất đạm (mg) Can xi (mg) Sắt (mg) Vitamin A (mg) Vitamin C (mg) 16 3.0 0.8 23.0 1.0 0.3 5.0

(Theo Mai Thị Phương Anh ĐHNN Hà Nội - 1996)

1.6.2.2. Các loại sâu bệnh thường gặp ở cây Dưa chuột và cách phịng trừ

+ Sâu hại

- Bọ trĩ hay bù lạch: Bù lạch phát triển vào mùa khơ hạn. Bù lạch cĩ tính kháng thuốc rất cao, nên phải thay đổi thuốc thường xuyên, phun Dannitol, Comcol

- Bọ rầy dưa: thu gom tiêu huỷ trên cây dưa sau mùa thu hoạch, chất đống tạo bẫy để rầy dưa tập trung, sau đĩ phun thuốc Basudin, Dannitol... nồng độ 1-2%.

- Rệp dưa, rầy nhớt: rầy cĩ rất nhiều thiên địch như bọ rùa, ruồi kiến, nhện, nấm...chỉ nên phun thuốc khi mật độ quá cao gây ảnh hưởng đến năng suất. Thuốc phịng trừ như bọ rầy dưa.[10]

- Ruồi đục nõn lá hay sâu vẽ bùa: ruồi tấn cơng rất sớm từ khi cây bắt đầu cĩ lá thật, thiệt hại trong mùa nắng cao hơn mùa mưa. Ruồi rất nhanh quen thuốc nên cần thay đổi chủng thuốc thường xuyên. Phun khi cây cĩ 2 - 3 lá, phun Netoxin, Sanvalerate... trải màn phủ nilon trên mặt liếp sẽ làm giảm được mật độ ruồi đáng kể.

- Sâu ăn lá: Phun ngừa khi đọt non và quả non cĩ sâu xuất hiện rộ bằng các loại thuốc phổ biến như rệp dưa, bọ rầy dưa.[1]

+ Bệnh hại

- Bệnh héo rũ, chạy dây do nấm Fusarium sp, Phytophthora sp, phịng ngừa nên lên liếp cao, làm đất thơng thống, bĩn thêm phân chuồng, tro, trấu, nhổ cây bệnh héo huỷ, phun hay tưới vào gốc Copper - B, Derosal.

Bệnh chết héo cây con do nấm Rhizoctonia sp. solanii gây ra: Bệnh phát triển khi ẩm độ cao, cần xử lý thân cây dưa sau thu hoạch bằng thuốc hố học rồi mới gieo hạt. Phun Anvil, Bonaza.

- Bệnh thối đọt quả non do nấm Chonephora cucurbitacarum: khơng nên trồng quá dày, giảm tưới nước, khơng nên tưới nước vào buổi chiều tối khi bệnh đã xuất hiện. Cần vệ sinh đồng ruộng thu gom các lá, quả bị bệnh đem huỷ. Nên phun các loại thuốc ngừa bằng các loại thuốc như phịng trừ bệnh héo rũ.

- Bệnh thán thư do nấm Colletrichum lagenariu.m: khi thời tiết thuận lợi như nắng mưa xen kẽ, bệnh sẽ gây tác hại nặng. Phịng trừ bằng thuốc Antracol, Topan . . .

- Bệnh đốm lá, sương mai do nấm Pseudoperonospora anbensis. Bệnh phát triển vào thời tiết ẩm độ cao, mưa nhiều. Phịng trừ bằng Manzata, Ridomil. . .

- Bệnh khảm do virus: bệnh này được truyền từ cây bệnh sang cây khoẻ bởi nhĩm cơn trùng chích hút như bù lạch và rệp dưa. Chỉ nên phun ngừa bù

lạch và rệp dưa khi cây cịn nhỏ bằng các loại thuốc như Oncol, Danitol. Cần nhổ bỏ và tiêu huỷ các cây bệnh để tránh lây lan.

- Bệnh lỡ cổ rễ, cháy khơ lá do nấm Phytophthora sít: thốt nước tốt cho ruộng dưa. Tránh trồng quá dày, khơng tưới nước đẫm vào chiều mát, phun thuốc Manzata, Ridomil . . .[10]

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG DỤNG KỸ THUẬT THUỶ CANH (HYDROPONICS) TRỒNG MỘT SỐ RAU THEO MÔ HÌNH GIA ĐÌNH TẠI ĐỊA BÀN ĐĂK LĂK (Trang 30 - 35)