Vai trò của giới trong cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 46 - 50)

Ở hầu hết các xã hội, phụ nữ có trách nhiệm chính trong việc lấy nước, vệ sinh môi trường và sức khỏe của gia đình. Vì phụ thuộc nhiều vào nguồn nước mà phụ nữ đã tích lũy được những kiến thức tích lũy đáng kể về tài nguyên nước, bao gồm vị trí lấy nước, chất lượng nước và cách thức để tích nước. Song trong thực tế những nỗ lực hướng tới việc cải thiện công tác quản lý tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt ở trên thế giới và mở rộng việc tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường thích hợp thì người ta thường bỏ qua vai trò trung tâm của phụ nữ trong quản lý nước.7

Tầm quan trọng của sự tham gia của cả phụ nữ và nam giới trong việc quản lý nước và vệ sinh môi trường đã được công nhận ở cấp độ toàn cầu, bắt đầu từ Hội nghị về tài nguyên nước của Liên hợp quốc tổ chức năm 1977 tại Mar del Plata, kỷ nguyên về nước sạch và vệ sinh môi trường (1981-1990) và Hội nghị quốc tế về nước và môi trường ở Dublin (tháng 1 năm 1992), công nhận một cách rõ ràng vai trò trung tâm của phụ nữ trong cung cấp, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Trong chương trình nghị sự Agenda 21 cũng đề cập đến sự tham gia của phụ nữ trong quản lý nước (mục 18.70f), và Chương trình thực hiện của Johannesburg (mục 25). Ngoài ra, nghị quyết về thập kỷ hành động trên toàn thế giới về “Nước cho cuộc sống” (2005-2015), có kêu gọi sự tham gia của phụ nữ và lôi kéo họ trong nỗ lực phát triển có liên quan đến nước. Thập kỷ Nước cho cuộc sống trùng với mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ chặt chẽ giữa bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (mục tiêu 3), và mục tiêu 10 về tiếp cận nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường được minh họa trong bảng sau:

Bảng 2-15: Mối quan hệ giữa giới và các mục tiêu của thiên niên kỷ8

Mục tiêu quan trọng của thiên niên kỷ

 Đảm bảo phát triển bền vững của môi trường sinh thái (mục tiêu 7)

 Giảm một nửa số người dân không được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh cơ bản vào năm 2015 (mục tiêu 10)

 Đóng góp của việc cấp nước sạch và VSMT

 Đóng góp của việc quản lý tài nguyên nước và phát triển Khuyến khích bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (mục tiêu 3)

 Giảm thời gian, sức khỏe và gánh nặng cho việc chăm lo do cải thiện dịch cấp nước sạch đã tạo cho phụ nữ có nhiều thời gian hơn trong sản xuất, giáo dục dành cho người lớn, các hoạt động nâng cao vị thế, giải trí

 Tiếp cận một cách dễ dàng với nước và các dịch vụ/phương tiện VSMT ngày càng mang tính cá nhân, như vậy giảm rủi ro cho phụ nữ và em gái khỏi quấy rối tình dục khi đi lấy nước

 Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và trẻ sơ sinh, nhờ có ít con mà phụ nữ có cơ hội hơn trong phát triển cá nhân

 Các tổ chức dựa vào cộng đồng để quản lý nước có thể cải thiện kiến thức xã hội của phụ nữ bằng cách cho họ cơ hội có quyền lãnh đạo, kết nối và xây dựng tình đoàn kết giữa những người phụ nữ 8

Nguồn: Millennium Project Task Force on Water and Sanitation, Health, Dignity and Development: What will it take? Stockholm, Stockholm International Water Institute, 2005

Bảng 2-16: Ảnh hưởng của giới tính đến vấn đề nước sạch

Giới tính Quan tâm đến vấn đề nước sạch

Không

Nam 66.67 33.33

Nữ 71.43 28.57

Rõ ràng có sự quan tâm khác nhau ở hai giới đến các vấn đề nước sạch. Phụ nữ thì quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nước sạch (71,43%) trong khi tỷ lệ nam giới quan tâm đến những vấn đề này ít hơn (66,67%).

Bảng 2-17: Chi phí của hộ trước khi có hệ thống CNS

Danh mục Nam Nữ

Chi phí đào giếng và năm đào (106 đ ) 0.90 0.96

Chi phí mua máy bơm (106 đ ) 0.16 0.21

Chi phí xây bể nước hay chum vại chứa nước (106 đ ) 0.65 0.57 Chi phí tiền điện bơm nước (106 đ ) 0.10 0.00 Chi phí thuê người gánh nước (106 đ ) 0.01 0.00 Thời gian lấy nước hàng ngày (phút) 43.50 57.86 Nếu dùng nước giếng còn phát sinh chi nào khác 0.00 0.00

Phụ nữ cũng chính là đối tượng bị tác động mạnh mẽ hơn nam giới trong việc duy trì hệ thống cấp nước bởi phụ nữ phải dành thời gian đi lấy nước trung bình là 57,86 phút mỗi ngày trong khi nam giới được hỏi là 43,5 phút. Thời gian dành cho việc sản xuất nông nghiệp đã chiếm gần hết thời gian trong ngày, họ lại thêm gánh nặng lấy nước ở các suối Pèng, suối Cóc, suối Nậm Rịa, các khe…cách xa nhà, đường xá đi hiểm trở. Chưa kể, vì sự khác biệt giới tính mà nữ giới thường phải ra suối tắm trước khi trời sáng hoặc khi trời đã tối hẳn, điều đó dẫn đến nguy cơ bị lạm dụng tình dục cao. Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa do không được vệ sinh sạch sẽ và mất đi thời gian và cơ hội được tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí nâng cao tri thức…do vậy chính họ là những người đóng vai trò trung tâm trong gìn giữ và bảo vệ hệ thống cấp nước sạch.

Hình 2-12: Nhận thức về trách nhiệm khi sử dụng nước sạch của hệ thống

Tâm sự của cô Đào Thị Xuân ở hệ thống Nậm Rịa 12

Trước khi có hệ thống cấp nước sạch, những người phụ nữ chúng tôi thường phải dùng can hay thùng đi lấy nước trên suối về. Mỗi lần lấy được ít về chỉ dùng để nấu cơm, ăn uống, cả nhà cứ ra suối tắm rồi giặt quần áo phơi luôn trên mỏm đá. Đi nương về tắm rồi về nhà lại bẩn. Đường đi lại khó khăn mà hiện nay nước cũng tùy chỗ mới sạch, phải tìm nguồn nước sạch. Đàn ông thì đi lấy với tắm giặt còn dễ chứ phụ nữ nhiều cái éo le lắm. Nguồn nước không đảm bảo khiến nhiều chị em mắc bệnh phụ khoa. Giờ có hệ thống nước sạch, không phải đi lấy nước nữa nên đỡ vất vả, có nhiều thời gian hơn để tham gia văn nghệ cho thôn, nuôi thêm con lợn.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SẠCH PÈNG 123 VÀ NẬM RỊA 12

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 46 - 50)