Đánh giá tính bền vững của hình thức quản lý dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 50 - 53)

Đảm bảo hoạt động có hiệu quả bền vững là nguyên tắc bao trùm và quan trọng nhất khi lựa chọn các hình thức quản lý. Đối với các ngành dịch vụ công ích, hiệu quả được đánh giá trên các khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường. Trong đó hiệu quả xã hội được đặt lên hàng đầu và là tiêu chuẩn đánh giá cao nhất, đánh giá xem công trình có đảm bảo số dân cư trong cộng đồng được dùng nước sạch có chất lượng đạt yêu cầu. Tránh việc đơn giản hóa đánh giá hiệu quả công trình thành hiệu quả kinh tế, cân bằng đầu ra – đầu vào nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Theo Mariela Garcia Vargas, bền vững của công trình cấp nước tập trung nông thôn là phần giao thoa của bền vững về mặt văn hóa xã hội, bền vững về kỹ thuật, và bền vững về tài chính kinh tế. 9

Hình 3-1: Mô hình bền vững

Bền vững về mặt xã hội đơn giản là hạn chế những vấn đề tiêu cực: như mâu thuẫn nội bộ, bất bình đẳng tiếp cận nước sạch, và tăng cường những tác động tích cực như: nâng cao trình độ dân trí, nâng cao hiểu biết về sức khỏe, môi trường… Bền vững về mặt kinh tế tài chính là khi “thu đủ bù chi” cho các khoản quản lý, vận hành, sửa chữa, và nâng cấp. Sau khi trả chi phí thường xuyên và trích quỹ phát triển sản xuất, nếu lợi nhuận bằng 0 cũng được tính là hiệu quả kinh tế. Bền vững về

mặt công nghệ kỹ thuật đo bằng khả năng làm chủ công nghệ của cộng đồng, đạt được khi cộng đồng làm quen với kỹ thuật vận hành công trình cấp nước, các sự cố kỹ thuật được khắc phục kịp thời, tuổi thọ đạt trung bình chuẩn.

Người đầu tư, người quản lý vận hành và người sử dụng có thể là ba bên độc lập. Do đó quy trình đánh giá hiệu quả bền vững phải theo nguyên tắc “có sự tham gia”. Tất cả các bên liên quan đều được mời, cùng đánh giá nhằm giảm thiểu tính chủ quan, nóng vội, phiến diện trong kết luận, tiêu chí đánh giá cũng cần được thống nhất trước khi đánh giá.

Theo phân tích tổng hợp từ các quy định do cơ quan chức năng ở Việt Nam ban hành của Nguyễn Thị Lan Hương (2010), 7 yêu cầu để hệ thống cấp nước tập trung hoạt động có hiệu quả bền vững như sau:

1. Công trình cấp nước cho ít nhất 70% số hộ dân trong cộng đồng (Chỉ số theo dõi và đánh giá ngành Cấp nước & VSMT, 2009).

2. Chất lượng dịch vụ cấp nước đáp ứng nhu cầu của người dân về: số lượng đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho tất cả các hộ trong mạng đấu nối tối thiểu 60 l/người/ngày, áp lực tại vòi dưới 30% không quá 15 ngày một năm (TCXDCN 33, 2006), chất lượng đạt yêu cầu kiểm định thường xuyên của Trung tâm Y tế dự phòng, thời gian cấp nước trong ngày phù hợp với nhu cầu của người dân.

3. Những vấn đề kỹ thuật của hệ thống được giải quyết kịp thời, thời gian “ngừng cấp nước” do vấn đề kỹ thuật không quá 1 ngày/năm, tỉ lệ thất thoát dưới 20% (TCXDCN 33, 2006).

4. Tài chính lành mạnh: dân nộp đủ phí nước, thu đủ bù chi (vận hành quản lý, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn), hạch toán thường xuyên minh bạch và có cơ chế hỗ trợ người nghèo trong cộng đồng.

5. Không gây tác động xấu về mặt xã hội lên cộng đồng dân cư như: mâu thuận nội bộ, tranh chấp nguồn nước, bất bình đẳng giới, tăng khoảng cách giàu nghèo.

6. Thường xuyên được cơ quan chức năng hỗ trợ về kỹ thuật, đào tạo và tiếp cận nguồn tài chính khi sửa chữa lớn.

Dựa trên 7 yêu cầu mà Nguyễn Thị Lan Hương đã đề xuất, các mô hình quản lý dựa vào cộng đồng của từng vùng có thể xác định được phương thức phù hợp với tình hình của địa phương nhằm hướng tới hiệu quả bền vững. Trong đồ án này, dưới góc độ cá nhân, tôi chọn 7 yêu cầu của Nguyễn Thị Lan Hương làm cơ sở để đánh giá ý thức, mong muốn của người dân đối với việc sử dụng nước sạch do hệ thống cấp nước xã Hợp Thành, tỉnh Lào Cai, đồng thời qua 7 yêu cầu này tổng kết làm ba nhóm tiêu chí chính là hệ thống công trình, BQL hệ thống và sử dụng của người dân để đánh giá, xem xét tính hiệu quả và bền vững khi áp dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng để vận hành và quản lý các công trình này.

Hình 3-2: Ba tiêu chí đánh giá tính bền vững của hệ thống cấp nước sinh hoạt ở

Hợp Thành Chất lượng hệ thống công trình -Chất lượng xây dựng công trình -Công nghệ -Công tác vận hành, bảodưỡng Tình hình sử dụng của người dân -Sự hài lòng của người tiêu dùng -Sẵn sàng chi trả tiền nước -Giá nước Ban quản lý -Trình độ chuyên môn -Cơ cấu BQL - Thái độ làm việc BQL BỀN VỮNG Tình hình sử dụng của người dân

-Sự hài lòng của người tiêu dùng

-Sẵn sàng chi trả tiền nước

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 50 - 53)