Khả năng chi trả và sự sẵn sàng đóng góp của người dân vào công trình cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 43 - 46)

NSHNT

Hình 2-11: Nhận thức về trách nhiệm khi sử dụng nước sạch

của hệ thống

100% người được phỏng vấn chấp nhận trả tiền khi tiêu thụ nước. Song nhận thức về sử dụng nước sạch do hệ thống cung cấp thì lại chưa thực sự tốt. Hiện nay, các hộ vẫn dùng nước sông, suối nhiều. Công trình được xây dựng từ vốn của Nhà nước và tổ chức Phi chính phủ IPADE, mỗi hộ dân chỉ phải đóng góp công sức trong việc đào đường ống, xây dựng hệ thống bằng chính công sức và các vật dụng, nguyên liệu sẵn có chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư xây dựng. Người dân vẫn chưa có ý thức làm chủ công trình, chính là nguyên nhân dẫn tới việc bảo vệ chung còn kém. 92,86% nữ giới nhận thức được phải bảo vệ hệ thống cấp nước trong khi nam giới chỉ 76,19% vậy số còn lại sẽ như thế nào? Đặc biệt là rừng đầu nguồn, người dân phát quang làm rẫy trồng ngô, đất bị sói mòn, nếu gặp lũ có thể phá hỏng công trình thu gom nước đầu nguồn – là công trình quan trọng nhất… Đây sẽ là một trong những vấn đề mà ban quản lý sẽ phải để tâm xem xét trong thời gian tới. Công tác truyền thông cũng cần phải được tăng cường, nhằm nâng cao nhận thức về nước

sạch để cộng đồng thống nhất tầm quan trọng của hệ thống, đồng thời cũng mạnh dạn đóng góp ý kiến, phản ảnh thực trạng khi dùng nước.61,9% nam giới và 64,29% nữ giới nhận thức phải tham gia đóng góp ý kiên để đơn vị quản lý hệ thống quản lý tốt hơn. Ban quản lý cần có những phương pháp khuyến khích các hộ dùng nước tham gia đóng góp ý kiến vào công tác quản lý để hệ thống hoạt động tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Bảng 2-13: Sử dụng nước sạch ở các mức giá khác nhau ở NĐPV

p ( giá) (nghìn đồng) Cách sử dụng nước

1000 Dùng bình thường

1500 Dùng tiết kiệm

2000 Dùng tiết kiệm

2500 Dùng tiết kiệm hơn

3000 Không dùng nữa

Không phân biệt giới tính, dân tộc, trình độ… sơ đồ trên tổng hợp ý kiến của NĐPV khi được hỏi giá nước ở các mức khác nhau. Nhìn bảng tổng kết có thể thấy, với mức giá hiện tại tại là 1000/m3

thì người dân dùng bình thường, khi giá nước tăng đến 1500/m3

người dân đã bắt đầu dùng tiết kiệm và càng tăng đến 2000/m3 và 2500/m3 thì càng tiết kiệm hơn. Ta cũng có thể dự đoán nếu càng tăng giá, người dân sẽ không dùng nước nữa. Nhìn chung, họ chưa sẵn sàng chấp nhận giá nước ở mức 3000/m3

trở lên.Sự huy động vốn cũng như thu tiền nước sẽ rất khó khăn. Theo quyết định số 59/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai về thu tiền sử dụng nước sinh hoạt và mức hỗ trợ sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt tập trung khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh thì mức hỗ trợ kinh phí sửa chữa công trình cấp nước tính theo số người sử dụng nước là 10 nghìn đồng/người/năm cùng với đó là quy định giá nước theo khu vực các xã, chia thành 3 khu vực theo Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 và Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 05/9/2006 của Ủy ban Dân tộc áp dụng trong quá trình tính toán giá nước, cần phải căn cứ vào phong tục, điều kiện sử dụng nước, kinh tế các hộ… đồng thời tác động tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết về nước sạch để có giá nước hợp lý, khuyến khích các hộ đều dùng nước.

Bảng 2-14: So sánh tiền điện, điện thoại của hộ được phỏng vấn Đơn vị: 103 đồng Mức sống Tiền phí N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Phương sai Khá giả Điện 1 300 300 300 Điện thoại 1 100 100 100 Trung bình Điện 19 40 300 93.16 60.28 Điện thoại 18 0 300 110 85.68 Nghèo Điện 15 7 140 34.73 33.31 Điện thoại 12 0 40 10 13

Có sự khác nhau trong tiêu dùng điện và điện thoại của các hộ. Các hộ khá giả dùng điện trung bình 300 nghìn/tháng, hộ trung bình dùng 93,1 nghìn/tháng và hộ nghèo dùng 34,7 nghìn/tháng. Trong khi tiền điện thoại hộ khá dùng 100 nghìn/tháng, hộ trung bình 110 nghìn/tháng và hộ nghèo 10 nghìn/tháng. Sự chênh lệch về sử dụng các dịch vụ công ở các hộ rất lớn, hộ giàu dùng điện, điện thoại gấp xấp xỉ 10 lần hộ nghèo. Ba nhu cầu thiết yếu: nước, điện, điện thoại có mối liên quan chặt chẽ đến mức sống của các hộ, vậy nên để đảm bảo công bằng trong việc được hưởng lợi từ các dịch vụ công này thì cần có giá nước hợp lý để đối tượng nào cũng có thể sử dụng trong khả năng kinh tế của mình và cần có cơ chế phân chia giá nước phù hợp với từng mục đích sử dụng. Chẳng hạn, các đối tượng kinh doanh phải có giá cao hơn các hộ sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Con đường đến hệ thống Nậm Rịa 12 đầy khó khăn với địa hình cao, dân cư không tập trung. Đa số các hộ dân ở hệ thống Nậm Rịa 12 có kinh tế khó khăn hơn ở hệ thống Pèng 123. Sử dụng và trả phí nước sạch là một điều còn mới mẻ đối với các hộ. Dân đã quen được nhà nước cho, hỗ trợ, quen dùng nước trên suối về, giờ nước về đến nhà, tự nhiên mất tiền nên nhiều người không muốn đóng. Những hộ có kinh tế khá hơn, dùng điện thoại và điện có tháng hết đến 300 nghìn đồng nhưng tiền nước có mấy nghìn cũng không đóng. So sánh trung bình, thì tiền nước sạch chỉ bằng 1/3 so với tiền điện thoại, 1/5 tiền điện thậm chí cả gia đình dùng nước cả tháng bằng tiền mua rượu 2 ngày của những người nam giới trong nhà.

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 43 - 46)