Trình độ văn hóa và nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 31 - 34)

Hình 2-3: Trình độ văn hóa của NĐPV

Có đến 34,29% NĐPV của xã Hợp Thành không đi học; 31,43% học cấp 1; 20% học cấp 2; 11,43% học cấp 3 ; và 2,86 % học trung cấp; không có ai được PV có trình độ Đại học. Đây cũng là thực trạng chung không chỉ của Hợp Thành mà của tất cả các dân tộc thiểu số khác. Từ việc không được đi học mà nhận thức về vệ sinh môi trường, hiểu biết về nước sạch cũng bị hạn chế.

Bảng 2-2: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến sự quan tâm vấn đề nước sạch

Trình độ văn hóa Quan tâm đến vấn đề nước sạch (%)

Không Không đi học 25 75 Cấp 1 81.2 18.8 Cấp 2 100 Cấp 3 100 Trung cấp , Cao đẳng 100

Mức độ ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến sự hiểu biết về nước sạch là rất cao. Những người có trình độ bao gồm Trình độ Cao đẳng, Trung cấp, cấp 3, cấp 2 đồng ý 100% rằng họ rất quan tâm đến vấn đề nước sạch. Những NĐPV không được đi học thì 75% là không hiểu gì về nước sạch, 25% hiểu về nước sạch. Và có 81,2 % người có trình độ cấp 1 hiểu rõ về nước sạch, 18,8 % không hiểu rõ. Có thể thấy rằng, muốn hệ thống phát huy được hiệu quả của nó, thì vai trò lớn ở những

người có trình độ văn hóa, những người có trình độ ở tại địa phương chính là người có vai trò tuyên truyền để tất cả cộng đồng biết, hiểu và quan tâm đến vấn đề nước sạch.

Hình 2-4: Nghề nghiệp của NĐPV

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy đa số NĐPV làm nông, lâm nghiệp (71, 43%), ít hơn là ở nhà buôn bán nhỏ lẻ (20%). Một số ít người làm cán bộ đại phương công nhân viên chức (5,71%), số khác (2,86) còn đang đi học hay bệnh tật… Do tập quán canh tác lạc hậu, địa hình địa chất không thích hợp trồng lúa mà đời sống nhân dân lại chủ yêu dựa vào nông, lâm nghiệp nên cuộc sống bấp bênh, nghèo đói. Từ khi có dự án 1356

của Chính phủ thì đời sống nhân dân có được cải thiện nhưng vẫn rất khó khăn. Nghề nghiệp cũng phản ảnh mức độ quan tâm đến các vấn đề về nước sạch, được thể hiện trong bảng sau:

6Chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm"), là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg.

Bảng 2-3: Tỷ lệ NĐPV quan tâm đến vấn đề nước sạch theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Quan tâm đến vấn đề nước sạch (%)

Không

Công nhân viên 100 0

Buôn bán nhỏ 100 0

Nông nghiệp 56 44

Khác 100

Những người làm công nhân viên, buôn bán 100% quan tâm đến vấn đề nước sạch. Họ cũng là những người mong muốn hệ thống hoạt động hiệu quả nhất.Những người làm nông nghiệp có 56% quan tâm và 44% không quan tâm đến vấn đề nước sạch.

Bảng 2-4: Quy mô hộ gia đình tại xã Hợp Thành Hộ gia đình có bao nhiêu người thường trú

Số người Tần số % 3 5 14.29 4 15 42.86 5 3 8.57 6 6 17.14 7 4 11.43 8 2 5.71 Tổng 35 100

Quy mô hộ gia đình ở Hợp Thành trung bình là 4,9 người/ hộ. Hộ ít nhất có 3 người (14,29%), hộ cao nhất có 8 người (5,71%) hầu hết các hộ có từ 4 đến 7 người. Các hộ có quy mô khá lớn, điều này ảnh hưởng đến hệ thống cấp NS, bởi lẽ nếu không tính các yếu tố khác thì hộ gia đình càng đông thì sử dụng nước sạch càng nhiều và ngược lại, quy mô nhỏ, số thành viên ít hộ sẽ sử dụng nước ít hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)