Khái quát về phương pháp đánh giá kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 27)

2.1.1Sự cần thiết phải xem xét khía cạnh kinh tế xã hội của dự án cấp nước sạch

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư được xem xét từ hai góc độ:

-Nhà đầu tư.

-Nền kinh tế quốc dân.

Thực tế, không phải mọi dự án có khả năng sinh lợi cao đều tạo ra nhưng ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế - xã hội. Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã bỏ ra khi thực hiện dự án.

Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những đáp ứng này có thể được xem xét mang tính định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh…hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức gia tăng ngoại tệ, lợi ích cơ hội tăng do việc giảm bệnh tật cho người dân…

Chi phí xã hội bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai không xa.

Như vậy, phân tích kinh tế – xã hội của dự án chính là việc so sánh (có mục đích) giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế (chứ không chỉ riêng cho một cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc một đơn vị nào cụ thể).

Tóm lại, việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án là cần thiết và phải được phân tích một cách rõ ràng.

2.1.2Chỉ tiêu đánh giá kinh tế - xã hội áp dụng trong đồ án

Có rất nhiều các chỉ tiêu để đánh giá kinh tế - xã hội của dự án. Tuy nhiên trong đồ án này, tôi sử dụng phương pháp phân tích kinh tế xã hội qua việc phỏng

vấn trực tiếp, so sánh để đánh giá tính bền vững của hệ thống dựa vào các chỉ tiêu sau:

Đánh giá về mặt kinh tế:

-Các chi phí dùng nước trước khi có hệ thống nước sạch. -Chi phí tiền nước sau khi có hệ thống cấp nước sạch.

Đánh giá về mặt xã hội:

-Phong tục tập quán của người dân.

-Khả năng chi trả và sự sẵn sàng đóng góp của người dân vào công trình cấp nước SHNT.

-Vai trò của giới trong cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

2.2 Những mô tả chung về người được phỏng vấn và hộ được khảo sát

Bảng số liệu được tổng hợp trong đợt khảo sát ở xã Hợp Thành Lào Cai. Các hệ thống nằm trên địa bàn hai thôn của xã Hợp Thành, phục vụ các đối tượng có đời sống, điều kiện kinh tế văn hóa xã hội tương tự nhau.

Số lượng hộ được khảo sát ở hệ thống Pèng 123 là 24 hộ và hệ thống Nậm Rịa 12 là 11 hộ trải đều trên khắp địa bàn 5 thôn: Pèng 1, Pèng 2, Pèng 3, Nậm Rịa 1 và Nậm Rịa 2.

Bảng 2-1: Những đặc tính cơ bản của NĐPV, phân theo giới tính

TT Đặc tính Nam Nữ Cả hai giới tính

A Tuổi N=21 N=14 35 1 Tối thiểu 19 19 19 2 Tối đa 53 60 60 3 Trung bình 34.9 42 38.4 4 Phương sai 2.2 3.49 2.845 B Khoảng tuổi (%) 1 18-29 38.10 21.43 31.43 2 30-39 23.81 14.29 20.00 3 40-49 28.57 35.71 31.43 4 50-59 9.52 21.43 14.29 5 60-69 7.14 2.86 Tổng 100 100 100 C Dân tộc (%) 1 Kinh 4.76 21.43 11.43 2 Dáy 4.76 2.86 3 Tày 61.90 57.14 60.00 4 Xa Phó 28.57 21.43 25.71 Tổng 100 100 100 D Trình độ văn hóa (%) 1 Không đi học 28.57 42.86 34.29 2 Cấp 1 28.57 7.14 20.00 3 Cấp 2 33.33 28.57 31.43 4 Cấp 3 9.52 14.29 11.43 5 Học nghề 7.14 2.86 6 Trung cấp, cao đẳng 7 Đại học , trên đại học

Tổng 100 100 100

E Nghề nghiệp (%)

1 Công nhân viên NN 4.76 7.14 5.71

2 Công nhân 3 Buôn bán nhỏ lẻ 14.29 28.57 20.00 4 Nông nghiệp/lâm nghiệp 76.19 64.29 71.43 5 Doanh nghiệp 6 Ở nhà 7 Khác 4.76 2.86 Tổng 100 100 100

2.2.1Về dân số và nhóm tuổi

Theo số liệu tổng kết qua phân tích trên phần mềm SPSS, ta có thể thấy rằng có 35 mẫu được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn trong đó có 21 (60%) NĐPV là nam, 14(40%) NĐPV là nữ. Tuổi trung bình của nam là 34,9 tuổi. Tuổi trung bình của nữ là 42 tuổi. Tổi tối thiểu của nam và nữ đều là 19, tuổi tối đa với nam là 53 và với nữ là 60. Như vậy, đa số NĐPV đang trong độ tuổi lao động, nhưng NĐPV là nam giới chiếm đại đa số trong nghiên cứu, họ đều là những người có đủ khả năng và kinh nghiệm để trả lời phỏng vấn. Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến sự sẵn sàng chi trả và bảo vệ tính bền vững của hệ thống CNS vì những người trẻ có xu hướng quan tâm, chấp nhận và sử dụng nước nhiều hơn những người già.

2.2.2Dân tộc

Trên địa bàn xã có 4 dân tộc sinh sống trong khu vực khảo sát và trực tiếp hưởng lợi từ hai công trình cấp nước sạch. Dân tộc Tày chiếm phần đông với 60% dân cư, sau đó đến Xa Phó với 26%, người Kinh chiếm 11% và còn lại là người Dáy 3%.

2.2.3Trình độ văn hóa và nghề nghiệp

Hình 2-3: Trình độ văn hóa của NĐPV

Có đến 34,29% NĐPV của xã Hợp Thành không đi học; 31,43% học cấp 1; 20% học cấp 2; 11,43% học cấp 3 ; và 2,86 % học trung cấp; không có ai được PV có trình độ Đại học. Đây cũng là thực trạng chung không chỉ của Hợp Thành mà của tất cả các dân tộc thiểu số khác. Từ việc không được đi học mà nhận thức về vệ sinh môi trường, hiểu biết về nước sạch cũng bị hạn chế.

Bảng 2-2: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến sự quan tâm vấn đề nước sạch

Trình độ văn hóa Quan tâm đến vấn đề nước sạch (%)

Không Không đi học 25 75 Cấp 1 81.2 18.8 Cấp 2 100 Cấp 3 100 Trung cấp , Cao đẳng 100

Mức độ ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến sự hiểu biết về nước sạch là rất cao. Những người có trình độ bao gồm Trình độ Cao đẳng, Trung cấp, cấp 3, cấp 2 đồng ý 100% rằng họ rất quan tâm đến vấn đề nước sạch. Những NĐPV không được đi học thì 75% là không hiểu gì về nước sạch, 25% hiểu về nước sạch. Và có 81,2 % người có trình độ cấp 1 hiểu rõ về nước sạch, 18,8 % không hiểu rõ. Có thể thấy rằng, muốn hệ thống phát huy được hiệu quả của nó, thì vai trò lớn ở những

người có trình độ văn hóa, những người có trình độ ở tại địa phương chính là người có vai trò tuyên truyền để tất cả cộng đồng biết, hiểu và quan tâm đến vấn đề nước sạch.

Hình 2-4: Nghề nghiệp của NĐPV

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy đa số NĐPV làm nông, lâm nghiệp (71, 43%), ít hơn là ở nhà buôn bán nhỏ lẻ (20%). Một số ít người làm cán bộ đại phương công nhân viên chức (5,71%), số khác (2,86) còn đang đi học hay bệnh tật… Do tập quán canh tác lạc hậu, địa hình địa chất không thích hợp trồng lúa mà đời sống nhân dân lại chủ yêu dựa vào nông, lâm nghiệp nên cuộc sống bấp bênh, nghèo đói. Từ khi có dự án 1356

của Chính phủ thì đời sống nhân dân có được cải thiện nhưng vẫn rất khó khăn. Nghề nghiệp cũng phản ảnh mức độ quan tâm đến các vấn đề về nước sạch, được thể hiện trong bảng sau:

6Chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm"), là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg.

Bảng 2-3: Tỷ lệ NĐPV quan tâm đến vấn đề nước sạch theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Quan tâm đến vấn đề nước sạch (%)

Không

Công nhân viên 100 0

Buôn bán nhỏ 100 0

Nông nghiệp 56 44

Khác 100

Những người làm công nhân viên, buôn bán 100% quan tâm đến vấn đề nước sạch. Họ cũng là những người mong muốn hệ thống hoạt động hiệu quả nhất.Những người làm nông nghiệp có 56% quan tâm và 44% không quan tâm đến vấn đề nước sạch.

Bảng 2-4: Quy mô hộ gia đình tại xã Hợp Thành Hộ gia đình có bao nhiêu người thường trú

Số người Tần số % 3 5 14.29 4 15 42.86 5 3 8.57 6 6 17.14 7 4 11.43 8 2 5.71 Tổng 35 100

Quy mô hộ gia đình ở Hợp Thành trung bình là 4,9 người/ hộ. Hộ ít nhất có 3 người (14,29%), hộ cao nhất có 8 người (5,71%) hầu hết các hộ có từ 4 đến 7 người. Các hộ có quy mô khá lớn, điều này ảnh hưởng đến hệ thống cấp NS, bởi lẽ nếu không tính các yếu tố khác thì hộ gia đình càng đông thì sử dụng nước sạch càng nhiều và ngược lại, quy mô nhỏ, số thành viên ít hộ sẽ sử dụng nước ít hơn.

2.2.4Thu nhập và tiêu dùng của hộ

Thu nhập bình quân đầu người là tổng thu nhập của tất cả các thành viên trong hộ đem chia cho tất cả các thành viên hiện đang sống thường xuyên trong hộ.

Bảng 2-5: Thu nhập bình quân đầu người/tháng

Đơn vị: triệu VND/người

Thu nhập được mã hóa

Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ theo số người trả lời

Giá trị 0.1-0.4 11 31.43 39.29 0.5-0.6 9 25.71 32.14 0.7-1.2 6 17.14 21.43 1.2-2 1 2.86 3.57 2-3 1 2.86 3.57 Tổng 28 80.00 100.00 Không trả lời 7 20.00 Tổng 35 100

Theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tiêu chí hộ nghèo khu vực nông thôn được quy định: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400 nghìn đồng/người/tháng trở xuống. Đối với tiêu chí hộ cận nghèo được xác định là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401-520 nghìn đồng/người/tháng. Căn cứ vào đó tôi đã lập bảng thu nhập, vẽ đồ thị và kết quả có thể thấy thu nhập bình quân đầu người ở xã Hợp Thành khá thấp. Có đến 31,43 % số hộ ĐPV tự đánh giá nằm trong diện nghèo. 25,71 % tự đánh giá nằm trong diện cận nghèo. 17,14% có thu nhập từ 0,7 đến 1,2 triệu là những hộ có lao động nhiều và làm công nhân. 2,86% có thu nhập 1,2 đến 2 triệu và 2,86 % có thu nhập từ 2 đến 3 triệu.

2.2.5Mức sống của hộ Bảng 2-6: Xếp hạng mức sống của hộ Bảng 2-6: Xếp hạng mức sống của hộ Mức sống Tần số % Giàu 1 2.86 Trung bình 19 54.29 Nghèo 15 42.86 Tổng 35 100.00

Trong quá trình điều tra, bằng quan sát thực tế và so sánh giữa các hộ trong khu vực xã Hợp Thành với nhau, tôi đánh giá mức sống của hộ. Nhận thấy rằng số liệu mà tôi đánh giá có được là 42,86% hộ nghèo. 54,29% hộ Trung bình (cận nghèo và khá hơn các hộ quá nghèo) và 2,86 % hộ giàu là hoàn toàn hợp lý với thực tế chung.

2.2.6Trung bình chi tiêu ăn uống hàng ngày và tài sản của hộ

Bảng 2-7: Tổng hợp trung bình chi cho ăn uống của hộ

Pèng 123 N Số người trả lời 24 Không trả lời 0 Trung bình 57.92 Độ lệch chuẩn 7.89 Giá trị nhỏ nhất 10 Giá trị lớn nhất 150

Nậm Rịa 12 N Số người trả lời 9

Không trả lời 2

Trung bình 19.11

Độ lệch chuẩn 6.52

Giá trị nhỏ nhất 0

Tại thôn Pèng 123, số NĐPV là 24, kết quả 24 người được hỏi trả lời. Trung bình chi tiêu cho ăn uống nhỏ nhất là 10 nghìn đồng lớn nhất là 150 nghìn đồng. Trung bình 3 thôn hưởng lợi hệ thống Pèng 123 có mức chi tiêu hàng ngày là 57,9 nghìn đồng.

Thôn Nậm Rịa 1 và Nậm Rịa 2, có 2 người trong số 11 nguời được hỏi không trả lời. Giá trị nhỏ nhất của chi tiêu cho ăn uống là 0 đồng chứng tỏ họ không hề đi chợ và mua thêm thức ăn từ bên ngoài, thức ăn chỉ là rau dưa do nhà tự trồng hoặc lấy trên rừng về. Mức tiêu lớn nhất cũng chỉ có 60 ngàn đồng/ hộ, thấp hơn nhiều so với bên Thôn Pèng. Biểu đồ dưới đây thể hiện rõ hơn điều này:

Hình 2-7: Trung bình chi tiêu cho ăn uống của Xã Hợp Thành Tài sản của hộ

Nhìn vào biểu đồ thể hiện tài sản chính của các hộ được phỏng vấn thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa những người dân hưởng lợi ở 2 hệ thống cấp nước sạch. Ở ba thôn trong hệ thống Pèng 123 đã có hộ có ti vi và tủ lạnh, Nậm Rịa 12 thì không có. Hầu như, ở cả 5 thôn, người dân nghèo. Đời sống khó khăn, khiến họ không sẵn sàng chi trả tiền nước sạch mặc dù nước sạch là thiết yếu cho cuộc sống.

2.3 Đánh giá việc sử dụng nước sinh hoạt trước đây và hiện nay Nguồn nước dùng cho ăn uống Nguồn nước dùng cho ăn uống

Bảng 2-8: Tỷ lệ sử dụng nước cho ăn uống trước và sau khi có hệ thống cấp

nước sạch.

Đơn vị: %

Trước khi có

hệ thống (%) Hiện nay khi hệ thống đưa vào sử dụng (%)

Nước mưa 2.85 0

Nước sông, suối, ao hồ 65.7 11.42

Nước giếng khoan, giếng đào 28.57 11.42

Nước máy của hệ thống mới xây 2.85 97.14

Khác 0 0

Có thể thấy rằng trước đây, khi chưa có hệ thống cấp nước sạch thì người dân sử dụng nước ăn uống chủ yếu là nước sông, suối (65,7%)… sau đó đến nước giếng khoan hoặc giếng đào. Giếng này do người dân tự đào, một số do Nhà nước hỗ trợ. 2,85% nước sử dụng là nước máy hệ thống chính là hệ thống Pèng 123 đã được xây dựng từ năm 2004 trong chương trình 135. Tuy nhiên thì người dân không dùng nước sạch, có hành vi phá hoại hệ thống nên hệ thống không tồn tại được. Hiện nay được hiểu là sau khi nâng cấp tu sửa năm 2012 dưới sự tài trợ của tổ chức IPADE (tổ chức phi chính phủ của Tây Ban Nha) thì tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch của hệ thống đã tăng lên 97,14% . Nước giếng khoan và nước suối vẫn được sử dụng 11,42%, đã không còn NĐPV nào dùng nước mưa.

Hình 2-9: Tỷ lệ sử dụng nước cho ăn uống trước và sau khi có hệ thống cấp

nước sạch.

Lý do lựa chọn nguồn nước để ăn uống được biểu hiện dưới bảng và đồ thị sau:

Bảng 2-9: Lý do chọn nguồn nước cho ăn uống Trước khi có hệ thống

CNS (%)

Hiện nay sau khi có hệ thống CNS (%)

Quen dùng 54.29 2.86

Không có sự lựa chọn

nào khác 54.29 14.29

Không phải trả tiền 11.43 0

Chất lượng nước tốt 20 88.57

Khác 0 0

Trước khi có hệ thống CNS, đa số các hộ được hỏi cho biết là do họ quen dùng và không có sự lựa chọn nào khác ngoài nguồn nước hiện có như nước suối, như nước giếng (54,29%). Một số hộ dùng vì họ cho rằng nguồn nước họ đang sử dụng là tốt (20%) và một số người khác nói rằng nguồn nước họ đang sử dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)