Người dân quyết định tính bền vững của hệ thống cấp nước sạch

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 61)

Hình 3-4: Đồng ý với phương án nhân sự của BQL

Có 96% NĐPV đồng ý với phương án nhân sự của BQL, 4% còn lại cho rằng nhân sự như vậy là chưa hợp lý, không cần thiết phải có quá nhiều người mà chỉ cần 1 hoặc 2 người quản lý là đủ.

Bảng 3-4: Các vấn đề liên quan đến việc cấp NS Vấn đề về việc cấp NS Có (%) Không (%) Đã báo cho BQL (%) Chưa báo cho BQL (%) Đọc số nước và tính phí sai 0 100 Không có nước chảy hoặc

chảy không thường xuyên 38.2 61.8 69.2 30.8 Mất cắp đồng hồ nước và

đồng hồ nước bị hỏng 5.9 94.1 100

Có hiện tượng rò rỉ trước

đồng hồ nước 17.6 82.4 100

Chất lượng nước 20.6 79.4 80 20

Áp lực nước yếu 8.8 91.2 100

Đường ống bị rò rỉ 11.8 88.2 100

Hố ga bị hư hỏng 0 100

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng hiện tượng đọc số nước và tính phí sai cũng như hố ga bị hư hỏng là chưa xảy ra. Vì hai hệ thống cũng mới hoàn thiện và đưa vào sử dụng nên các hố ga còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình và phong tục tập quán người dân Hợp Thành sống phân tán trên những địa hình phức tạp như đồi núi, suối cách xa nhau dẫn đến thất thoát nước và nước chảy không thường xuyên (38,2%), áp lực nước ở những chỗ quá xa yếu (8,8%). Người dân chưa có ý thức bảo vệ còn ăn cắp đồng hồ nước (5,9 %) phá hỏng đường ống khiến nó bị rò rỉ (11,8 %). Những lúc mưa to, BQL chưa kịp thời vệ sinh bể chứa thì nước vẫn còn đục (20,6%). Những hỏng hóc của hệ thống hầu như đã được người dân kịp thời báo cho BQL để khắc phục.

Cấp nước tập trung nông thôn chịu sự cạnh tranh với công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình như giếng đào, giếng khoan và các nguồn nước mưa, nước suối, sông, ao, hồ...dẫn đến lượng nước tiêu thụ bình quân đầu người rất nhỏ và người dân nông thôn miền núi có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, khả năng chi trả hạn chế. Khi mà vấn đề thiết kế xây dựng công trình CNS đã đảm bảo tiêu chuẩn, Ban quản lý có đủ năng lực và thái độ để duy trì hệ thống, công trình cấp nước tập trung nông thôn đảm bảo cung cấp đủ nước có chất lượng cho các hộ sử dụng thì vấn đề quan trọng nhất còn lại đó là người dân có sẵn sàng chi trả để giải quyết vấn đề sửa chữa, quản

lý, vận hành hệ thống và sử dụng nguồn nước đó không.

Kết luận: Hệ thống có hoạt động bền vững được, quan trọng nhất là thái độ

của người dân. Cộng đồng cần được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống, nhận thức được bảo vệ hệ thống không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền của mỗi người để nâng cao chất lượng cuộc sống.

CHƯƠNG 4:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Qua trình điều tra thực tế, vận dụng các phương pháp nghiên cứu, đồ án đã nêu lên tổng quan về nước sạch, thực trạng cấp nước nông thôn miền núi, thực trạng các mô hình quản lý nước sạch ở nông thôn Việt Nam nói chung và mô hình Tổ quản lý cộng đồng nói riêng ở Hợp Thành - Lào Cai. Một số ưu điểm của Tổ quản lý cộng đồng công trình cấp nước sạch ở Hợp Thành khi đánh giá kinh tế - xã hội:

-Thứ nhất, công trình này tiên tiến hơn so với các công trình cấp nước nhỏ lẻ như: giếng đào, giếng khoan, nước khe mạch, ao hồ, sông suối. Chất lượng nước dễ quản lý và kiểm soát hơn, tránh cho người dân gặp phải căn bệnh do nước không hợp vệ sinh gây ra. Và nếu muốn nâng cao hơn nữa về chất lượng nước, công trình sẽ dễ dàng đáp ứng.

-Thứ hai, hệ thống cấp nước tập trung là nơi phù hợp nhất để Chính phủ hỗ trợ dân cư, đảm bảo nguyên tắc “tất cả mọi người đều được bình đẳng tiếp cận đến dịch vụ công chất lượng cao”. Nó mang lại sự bình đẳng giữa người giàu và người nghèo trong việc tiếp cận nước sạch.

-Thứ ba, hệ thống cấp nước tập trung làm giảm gánh nặng của phụ nữ - người lao động chính trong gia đình và chăm sóc con cái, giải phóng sức lao động. Vì vậy, thời gian dành cho lấy nước được chuyển sang cho lao động sản xuất thì thu nhập của hộ sẽ tăng. Đồng thời về mặt xã hội, người phụ nữ có thời gian tham gia các hoạt động văn hóa, góp phần đem lại bình đẳng giới ở nông thôn.

Để hệ thống cấp NS hoạt động bền vững thì trước tiên, chất lượng xây dựng công trình phải đảm bảo, nước phải cung cấp ít nhất cho 70% dân số trong khu vực hưởng lợi,chất lượng dịch vụ cấp nước đáp ứng nhu cầu của người dân về: số lượng và chất lượng. Ban quản lý phải thường xuyên được tập huấn về kỹ thuật để sửa chữa kịp thời, cơ chế tài chính phải lành mạnh, đảm bảo thu đủ bù chi. Và người dân đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì tính bền vững của hệ thống. Cần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của nước sạch và hệ thống cấp nước sạch để người dân hiểu, có trách nhiệm dùng nước, thanh toán tiền nước và bảo vệ hệ thống cung cấp nước sạch.

4.2 Kiến nghị

Căn cứ điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và thực trạng của hệ thống cấp nước sinh hoạt Pèng 123 và Nậm Rịa 12 tại Hợp Thành, để đảm bảo tính bền vững của hai hệ thống, tôi xin kiến nghị:

4.2.1 Về phía Trung tâm nước sạch Lào Cai và UBND xã

-Giao thiết kế công trình cấp nước sạch cần đảm bảo phù hợp với điều kiện tự địa hình, đảm bảo những đường ống dễ sửa chữa khi hỏng hóc, áp lực nước đủ để cấp đến hộ xa đầu mối nhất.

-Thường xuyên kiểm nghiệm chất lượng nước.

-Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về nước sạch nói chung, về quản lý vận hành các công trình cấp nước tập trung nói riêng để mọi người từ nhà quản lý đến cộng đồng đều thống nhất về tầm quan trọng và đặt đúng vị trí của công tác quản lý vận hành ngay trong nhận thức. Trước khi xây dựng hệ thống nước sạch phải thông tin đầy đủ cho cộng đồng về mô hình tổ chức quản lý, cơ chế hoạt động, giá nước, quyền và trách nhiệm của đơn vị cấp nước và người sử dụng nước... tạo sự đồng thuận cao và sẵn sàng chi trả tiền nước theo giá đã được cấp thẩm quyền phê duyệt

-Chính sách giá nước phù hợp. Giá thành nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch, thuế và lợi nhuận bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước.

-Tích cực quan tâm nhiều hơn ban quản lý hiện tại, tạo điều kiện trong mọi thủ tục hành chính để thành lập BQL, cử cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp nước xuống tập huấn về kỹ thuật, tài chính cho thành viên BQL, nâng cao năng lực vận hành hệ thống.

-Đưa việc sử dụng nước như một tiêu chí bình chọn “Gia đình văn hóa” hoặc xét các trợ cấp xã hội.

4.2.2 Về phía BQL

-Mỗi thành viên cần học tập, trau dồi kỹ thuật, kỹ năng quản lý vận hành khai thác công trình cấp nước sạch.

nước.

-Gần gũi cộng đồng, lắng nghe phản hồi của cộng đồng để có những thay đổi thích hợp đáp ứng yêu cầu dùng nước của nhân dân.

-Có thái độ phục vụ nhiệt tình, giải quyết công việc nhanh,hiệu quả. -Có cơ chế tài chính lành mạnh,đáp ứng tối thiểu thu bù đủ chi.

-Có chế độ tiền lương, khen thưởng cũng như phân chia công việc một cách đều đặn và cụ thể cho mỗi cá nhân, tạo sự công bằng và bình đẳng về quyền lợi cũng như nghĩa vụ cho mỗi người.

4.2.3Về phía cộng đồng

- Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng ban quản lý để quản lý tốt hơn

-Tiếp thu, học hỏi kiến thức về nước sạch để biết vai trò trung tâm, quyền được hưởng nước sạch và nghĩa vụ trả phí của mình trong việc duy trì tính bề vững của hệ thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Barry Field, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên đại cương, biên dịch bởi

PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng, ThS Nguyễn Thị Hoàng Hoa, Ths Bùi Thị Thu Hòa, KS Nguyễn Tuấn Anh (2010), Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

2. Holger Rogall, Kinh tế học bền vững, người dịch PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng (2011), Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

3. Nguyễn Thị Lan Hương (2010), Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu hình thức quản lý

dựa vào cộng đồng các công trình cấp nước tập trung tại nông thôn Việt Nam”, mã số: 62.31.10.01 Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

4. Nhóm tác giả Nguyễn Việt Dung và Nguyễn Danh Tĩnh, Báo cáo “Quản lý tài

nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt Nam” Nhóm nghiên cứu Trung tâm Con

Người và Thiên Nhiên.

5. Niên giám thống kê thành phố Lào Cai (2004).

6. Nguyễn Anh Minh (2008), Luận văn thạc sỹ kinh tế “Nghiên cứu mô hình quản lý nước sinh hoạt ở huyện Đà Bắc , Hòa Bình”, mã số: 60.31.10, Trường Đại

học Nông Nghiệp Hà Nội.

7. PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng (2006) Giáo trình Kinh tế Môi trường, Hà

Nội: Nhà xuất bản Xây Dựng.

8. Quy định 301/2006/QĐ-UBDT về công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển.

9. Quyết định 59/2001/QĐ-UBND tỉnh Lào Cai về quy định thu tiền sử dụng nước sinh hoạt và mức hộ trợ sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt tập trung khu vực nông thôn.

10. Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 về cách xác định phân chia mức sống theo 3 khu vực.

11. Quyết định số 59/2011/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 12 năm 2011.

12. Tiến sĩ Nguyễn Đình Ninh, Phó cục trưởng Cục Thủy lợi (Bộ NN & PTNT), (15.04.2009) Báo cáo “Quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn

Tiếng Anh

1. “Gender, Water and Sanitation: A Policy Brief” of UN Water 2005-2015. 2. Stockholm, Stockholm International Water Institute, 2005 “Millennium

Project Task Force on Water and Sanitation, Health, Dignity and Development: What will it take?”

Trang web

1. Chiến lược quốc gia về cấp NS & VSMTNT

http://www.baomoi.com/Chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-Nuoc-sach-va-Ve- sinh-moi-truong-nong-thon-giai-doan-20122015/144/8263228.epi

2. Stella Rose Ademun Johanna Alkan Olsson (5/2009): LUMES, Lund University LUCSUS, Lund University , Solvegatan 10, SE-22100

http://www.lumes.lu.se/database/alumni/07.09/thesis/Ademun_Stella_Rose.pdf

3. Chương trình 135

Phụ lục 1: Bảng chấm công cá nhân

Họ tên: ……….. Chức vụ:………

Tháng…/20…

Ngày Nhiệm vụ Số giờ Số công Chữ ký

1 2 3 4 5 … Chữ ký cán bộ giám sát ………..

Phụ lục 2: Phiếu thu tiền nước

Ngày…tháng…năm 20…

Họ tên người nộp:………... Số người trong hộ ……

Địachỉ: ……….

Chỉ số 01/01 Chỉ số 01/02 Số lượng (m3

) Đơn giá Thành tiền

a b

b – a

2,5 * (1) 1000 (b – a ) – 2,5*(1) 2000

Cộng

Nhân viên thu tiền

Phụ lục 3: Phiếu đăng ký sử dụng nước

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG NƯỚC Kính gửi: BQL cấp nước sinh hoạt xã …

Tôi tên là: ...Sinh năm………

Tên thường gọi (đại diện đơn vị): ………

Địa chỉ: ………...……….

Điện thoại: ...Di động:………

Mã số thuế:………...………

Do nhu cầu:……….………..

Nay tôi gửi phiếu này đến……….. ... đề nghị được cung cấp nước để sử dụng vào việc: Sinh hoạt  Cơ quan HC  Sản xuất  Dịch vụ  - Dự kiến số người sử dụng: ... người - Dự kiến khối lượng sử dụng: ... (m3/ngày)………...(m3 /tháng) NẾU ………..CHẤP THUẬN TÔI SẼ: Thực hiện đầy đủ nội dung hợp đồng đã ký. Rất mong được sự chấp thuận của Hợp tác xã dịch vụ cấp nước sạch xã …. Xã …, ngày tháng năm 2012 ĐẠI DIỆN KHÁCH HÀNG (Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục 4: Hợp đồng dịch vụ cấp nước

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ CẤP NƯỚC

-Căn cứ vào Bộ Luật hình sự;

-Căn cứ Nghị định 117/2007/ NĐ-CP, ngày 11/7/2007 của chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

-Căn cứ vào quyết định của UBND xã …, huyện …, tỉnh Lào Cai về ban hành quy định cung cấp sử dụng nước sạch và bảo vệ công trình cấp nước sạch trên địa bàn thuộc xã;

-Theo khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng nước của hai bên;

Hôm nay, ngày…….tháng……năm 2012 tại trụ sở BQL cấp nước sạch xã …, chúng tôi gồm:

Bên cung cấp nước (gọi tắt là bên A): BQL cấp nước sinh hoạt xã …………

Đại diện là ông:………Chức vụ………..

Địa chỉ:……….………

Điện thoại:………..………..

Số tài khoản:………..tại ngân hàng………..………

Mã số thuế:……….……..………

Bên sử dụng nước (gọi tắt là bên B): là Ông/Bà………

Số CMND:………

Nơi cư trú:………

Chỗ ở hiện nay:………

Điện thoại:……….………..

Số tài khoản:……… Cùng thỏa thuận ký hợp đồng dịch vụ cấp nước với các điều khoản dưới đây:

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng

Bên A bán, bên B mua nước sạch theo quy định của pháp luật, phù hợp với khả năng cung cấp của hệ thống cấp nước hiện hữu thông qua đồng hồ đặt tại ………...

Điều 2: Chất lượng dịch vụ

1. Bên A đảm bảo cung cấp nguồn nước liên tục với chất lượng theo các quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với khả năng cấp nước với hệ thống cấp nước hiện hữu.

2. Khi có sự cố hoặc có phản ảnh của bên B về chất lượng nước sinh hoạt được cung cấp. Bên A có trách nhiệm kiểm tra hệ thống nước do mình quản lý. Việc tổ chức khắc phục sự cố sau đồng hồ do bên B chịu trách nhiệm thực hiện.

Điều 3: Giá nước, phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán

1. Giá nước được tính theo biểu giá do HTX dịch vụ cấp nước sinh hoạt xã … và được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt theo từng thời điểm. Trường hợp có sự thay đổi giá nước bên A sẽ thông báo trên thông tin đại chúng hoặc thông báo trực tiếp cho bên B về biểu giá mới và thời điểm áp dụng giá mới.

2. Tiền nước được thu mỗi tháng 1 lần, bên B thanh toán tiền nước tại địa điểm theo quy định bằng đồng tiền Việt Nam. Nếu bên B không thanh toán đúng ngày quy định thì phải đến địa chỉ của bên A thanh toán trong thời hạn 05 ngày.

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của bên A 1. Bên A có quyền

a. Được vào khu vực quản lý của bên B để kiểm tra và thực hiện các nghiệp vụ cấp nước;

b. Ngừng việc cấp nước trong các trường hợp sau: -Theo yêu cầu của bên B

-Do bên B vi phạm thời hạn thanh toán hoặc vi phạm các quy định của hợp đồng này;

-Do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

c. Tính lượng nước tiêu thụ tối thiểu là 4 m3/hộ/tháng đối với hộ sử dụng ít hơn 4 m3

/hộ/tháng

2. Bên A có nghĩa vụ

b. Tiếp nhận và có biện pháp giải quyết kịp thời khi bên B thông báo các sự cố về chất lượng nước, áp lực nước và các khiếu nại về đồng hồ nước;

c. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trực tiếp với bên B trước 24 giờ khi tạm ngừng cấp nước phục vụ sửa chữa, duy tu hệ thống định kỳ. Trừ trường hợp sự cố xảy ra bất thường;

d. Đọc đồng hồ mỗi tháng 1 lần nhằm tính đúng khối lượng nước tiêu thụ của bên B;

e. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trực tiếp

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)