Cơ chế tài chính

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 60 - 61)

Trước kia, khi chưa thành lập Tổ quản lý thì khó khăn lớn nhất trong quản lý vận hành công trình là cơ chế tài chính bất cập. Giá nước không được tính đúng tính đủ chi phí hợp lý, phổ biến chỉ đảm bảo cho chi phí năng lượng, tiền lương và duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Ngay cả sửa chữa nhỏ cũng chưa được tính đủ trong khi còn phải khấu hao, sửa chữa lớn và lợi nhuận tối thiểu. Với cách tính giá nước như vậy dẫn đến tình trạng thu không đủ chi lại không có nguồn hỗ trợ cụ thể nên việc bảo dưỡng, sửa chữa không đúng tiêu chuẩn quy định, người lao động thu nhập thấp không phấn khởi, công trình xuống cấp nhanh, thất thoát lớn, chất lượng dịch vụ kém thậm chí nhiều công trình không hoạt động. Một vòng xoáy không cưỡng được xảy ra khi người sử dụng dịch vụ không hài lòng, việc thu tiền nước với giá

thấp cũng rất khó khăn, dịch vụ ngày càng thu hẹp, chất lượng dịch vụ ngày càng xấu đi, hệ thống nhanh chóng bị hư hỏng… Tuy nhiên, từ khi thành lập Tổ quản lý, Ban Quan lý đã được đi tập huấn kỹ thuật để trang bị kiên thức quản lý, vận hành, khai thác hệ thống.

Kết luận: BQL hai hệ thống CNS Pèng 123 và Nậm Rịa 12 có đủ năng lực và

sự đồng tình của người dân, có tinh thần trách nhiệm đáp ứng yêu cầu được quản lý, vận hành bảo dưỡng duy trì tính bền vững của hệ thống. Tuy nhiên, cần tập huấn kỹ thuật để có năng lực khắc phục những sự cố và có kỹ năng quản lý tài chính trong quá trình vận hành hệ thống

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 60 - 61)