Đánh giá việc sử dụng nước sinh hoạt trước đây và hiện nay

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 37 - 39)

Nguồn nước dùng cho ăn uống

Bảng 2-8: Tỷ lệ sử dụng nước cho ăn uống trước và sau khi có hệ thống cấp

nước sạch.

Đơn vị: %

Trước khi có

hệ thống (%) Hiện nay khi hệ thống đưa vào sử dụng (%)

Nước mưa 2.85 0

Nước sông, suối, ao hồ 65.7 11.42

Nước giếng khoan, giếng đào 28.57 11.42

Nước máy của hệ thống mới xây 2.85 97.14

Khác 0 0

Có thể thấy rằng trước đây, khi chưa có hệ thống cấp nước sạch thì người dân sử dụng nước ăn uống chủ yếu là nước sông, suối (65,7%)… sau đó đến nước giếng khoan hoặc giếng đào. Giếng này do người dân tự đào, một số do Nhà nước hỗ trợ. 2,85% nước sử dụng là nước máy hệ thống chính là hệ thống Pèng 123 đã được xây dựng từ năm 2004 trong chương trình 135. Tuy nhiên thì người dân không dùng nước sạch, có hành vi phá hoại hệ thống nên hệ thống không tồn tại được. Hiện nay được hiểu là sau khi nâng cấp tu sửa năm 2012 dưới sự tài trợ của tổ chức IPADE (tổ chức phi chính phủ của Tây Ban Nha) thì tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch của hệ thống đã tăng lên 97,14% . Nước giếng khoan và nước suối vẫn được sử dụng 11,42%, đã không còn NĐPV nào dùng nước mưa.

Hình 2-9: Tỷ lệ sử dụng nước cho ăn uống trước và sau khi có hệ thống cấp

nước sạch.

Lý do lựa chọn nguồn nước để ăn uống được biểu hiện dưới bảng và đồ thị sau:

Bảng 2-9: Lý do chọn nguồn nước cho ăn uống Trước khi có hệ thống

CNS (%)

Hiện nay sau khi có hệ thống CNS (%)

Quen dùng 54.29 2.86

Không có sự lựa chọn

nào khác 54.29 14.29

Không phải trả tiền 11.43 0

Chất lượng nước tốt 20 88.57

Khác 0 0

Trước khi có hệ thống CNS, đa số các hộ được hỏi cho biết là do họ quen dùng và không có sự lựa chọn nào khác ngoài nguồn nước hiện có như nước suối, như nước giếng (54,29%). Một số hộ dùng vì họ cho rằng nguồn nước họ đang sử dụng là tốt (20%) và một số người khác nói rằng nguồn nước họ đang sử dụng không phải trả tiền (11,43%). Sau khi có hệ thống cấp nước sạch, đa số các hộ dùng nước sạch cho biết là họ chuyển sang dùng nước sạch do chất lượng nước tốt (88,57%) tăng 68,57 %. Điều này chứng tỏ, đa số người dân đã có những nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của nước sạch trong việc ăn uống để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, vẫn có 14,29 % không dùng nước

máy do không có sự lựa chọn nào khác. Những hộ này rơi vào những hộ nghèo, không có khả năng chi trả. 2,86% dùng do quen dùng nguồn nước họ vẫn sử dụng.

Nguồn nước dùng cho tắm giặt

Hình 2-10: Tỷ lệ sử dụng nguồn nước dùng cho tắm giặt trước và sau khi có hệ

thống CNS

Từ hai biểu đồ trên ta có thể thấy, trước khi có hệ thống CNS thì các hộ sử dụng chủ yếu là nước sông suối (62,68 %) và nước giếng khoan, giếng khơi (34,29%) để tắm giặt. Sau khi có hệ thống CNS thì tỷ lệ chỉ thay đôi nhiều ở nguồn nước máy. Các hộ sử dụng nguồn nước máy để tắm giặt tăng từ 5,71% lên 54,29%. Lý do mà tỷ lệ nước sông suối vẫn được dùng nhiều cho tắm giặt là người dân đã quen dùng mà không mất tiền trong khi để tắm giặt thì nước sông suối vẫn đảm bảo chất lượng tốt. Người dân cũng bớt sử dụng nước giếng hơn để sử dụng nguồn nước sạch từ hệ thống CNS. Tuy nhiên thì tỷ lệ dùng nước sạch cho tắm giặt vẫn ít hơn nhiều so với dùng nước sạch cho ăn uống.

Một phần của tài liệu Đánh giá kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt pèng 123 và nậm rịa 12 ( xã hợp thành , tỉnh lào cai) (Trang 37 - 39)