Bảng 2-12: Ảnh hưởng nguồn gốc dân tộc của NĐPV đến sự quan tâm vấn đề
nước sạch
Dân tộc Quan tâm đến vấn đề nước sạch (%)
Có Không
Kinh 100
Dáy 100
Tày 81 19
Xa Phó 22 78
Phong tục tập quán là những quy tắc xử sự mang tính cộng đồng, nó phản ảnh nguyện vọng của toàn thể dân chúng qua nhiều thế hệ thông qua một cộng đồng tự quản...Mức độ ảnh hưởng của phong tục tập quán theo phân loại dân tộc của NĐPV đến việc quan tâm sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh vào sinh hoạt hàng ngày là tương đối rõ nét. Bảng tổng kết trên cho thấy, 100% người Kinh và người Dáy quan tâm đến vấn đề nước sạch, người Tày có 19% không quan tâm đến nước sạch và 78% Xa Phó được hỏi đa số không quan tâm đến nước sạch, nước hợp vệ sinh. Tỷ lệ không quan tâm đến những vấn đề nước sạch chủ yếu là những người dân tộc thiểu số. Những quan niệm, thói quen đã ăn sâu vào ý thức của người dân bao nhiêu đời như việc lấy nước suối, nước mó để phục vụ ăn uống, tắm giặt ngoài suối...mà không hề ảnh hưởng đến môi trường hay sức khỏe đã làm cho ý thức sử dụng nước sạch ở các dân tộc khác nhau cũng khác nhau. Dân tộc nào có trình độ văn hóa càng cao thì nhận thức về nước sạch càng tốt. Ngoài ra, do tập quán sinh hoạt, sản xuất của bà con các dân tộc nên tình trạng phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản bừa bãi…khiến rừng bị tàn phá nhất là rừng đầu nguồn… Hiện tượng này cũng là nguy cơ tiềm ẩn gây ra những hiện tượng như sạt lở, cạn kiệt nguồn nước cấp cho
công trình cấp nước sạch tự chảy, đồng thời là mối đe dọa đối với sự an toàn, tính bền vững của hệ thống.