Quy trình xây dựng giá

Một phần của tài liệu Những nghiên cứu về chính sách giá cả của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam (Trang 38 - 41)

I. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIÁ CỦA CÔNG TY

2. Quy trình xây dựng giá

Để có thể đưa ra một mức giá bán cụ thể và hợp lý trên thị trường, công ty phải thực hiện theo một quy trình gồm 6 bước sau đây:

Sơ đồ 3: Quy trình xây dựng giá ở Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam

Lựa chọn mục tiêu định giá

Xác định nhu cầu

Xác định chi phí

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Bước 1: Lựa chọn mục tiêu định giá

Mục tiêu định giá phụ thuộc vào mục tiêu chungcảu doanh nghiệp, được Hội đồng Quản Trị và Ban giám đốc quyết định. Khi định giá, phòng kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi mục tiêu này.

Sau khi lựa chọn mục tiêu sống sót và tồn tại trên thị trường khi mới chuyểnt từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thi trường, Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam hoạt động độc lập và cổ phần hoá đầu tiên vào năm 1999, do đó chính sách giá của công ty dặt ra dựa trên mục tiêu là thị phần và khối lượng tiêu thụ. Công ty đặt mức giá ngang bằng với đối thủ cạnh tranh nhưng khẳng định ở chất lượng và dịch vụ sau bán.

Bước 2: Xác định nhu cầu

Nhu cầu về sản phẩm khí công nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt là khí công nghiệp có chất lượng cao. Với các sản phẩm của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh và bảng giá của công ty trong thời gian qua ta thấy, rằng cầu sản phẩm ít nhạy cảm với gía vì sản phẩm của công ty có chất lượng hơn sản phẩm của các công ty khác và lại là công ty duy nhất cung cấp các sản phẩm đóng chai.

Bước 3: Xác định chi phí

Giá thành sản phẩm là cơ sở để xác định giá bán hàng hóa trên thị

trường. Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam tính toán và xác định các khoản chi phí một cách chính xác, hợp lý nhằm xác định giá bán bù đắp chi phí và bảo đảm có lãi.

Ở mỗi phòng ban, bôn phận, công ty đều có người phụ trách việc thống kê, kế toán riêng. Phân xưởng khí công nghiệp có nhân viên thống kê phân xưởng, hàng ngày tập hợp các tiêu hao về nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công … và hàng tháng nộp bản tính giá thành sản phẩm cho từng máy.

Bước 4: phân tích giá thành, giá cả và hàng hoá của đối thủ cạnh tranh

Trên thực tế, việc phân tích giá thành của đối thủ cạnh tranh là rất khó khăn, vì vậy công ty chủ yếu đi vào phân tich giá bán và hàng hoá của đối thủ cạnh tranh để xác định giá bán cho sản phẩm của công ty mình.

Công ty khí công nghiệp Bắc Việt Nam là đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường Miền Bắc. Sản phẩm của công ty này là ôxy và nitơ dạng lỏng.

Ở Công ty Bắc Việt Nam Giá bán Oxy lỏng: 3.154 đồng/kg Giá bán Nitơ lỏng: 8.200 đồng/kg Ở Công ty cổ phần khí công nghiệp Giá bán Oxy lỏng: 4.000 đồng/kg

Giá bán Nitơ lỏng: 9.000 đồng/kg Hiện nay, giá bán sản phẩm của công ty đang ở mức ngang bằng với sản phẩm của các công ty khác, nhưng Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam có lợi thế hơn về quy mô và chất lượng.

Bước 5: lựa chọn phương pháp định giá

Khi biết được các vấn đề cơ bản: chi phí sản xuất sản phẩm, hàng hóa của đối thủ cạnh tranh và lựo nhuận mục tiêu của doanh nghiệp, công ty sẽ định giá đảm bảo mục tiêu của mình.

Với chính sách hiện tạ, công ty đã định giá theo phương phápnhư sau: Giá bán = Ztb + r% x Ztb

Một phần của tài liệu Những nghiên cứu về chính sách giá cả của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam (Trang 38 - 41)