Đánh giá và so sánh với đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Những nghiên cứu về chính sách giá cả của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam (Trang 56 - 61)

II. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH GIÁ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

3. Đánh giá và so sánh với đối thủ cạnh tranh

Trong những năm gần đây, giá bán sản phẩm của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam là khá ổn định.

Bảng 14: Bảng giá sản phẩm thực hiện từ ngày 01/04/2004

stt Tên sản phẩm, qui cách ĐVT Giá sản phẩm Thuế VAT (đ)

Giá tt (đ)

1. Oxy khí CN ≥ 99% chai 32.000 1.600 33.600

2. Oxy lỏng ≥ 99,6% kg 4.000 200 4.200

3. Oxy Y tế loại 40 lít chai 40.000 2.000 42.000

4. Oxy Kỹ thuật 40 lít chai 40.000 2.000 42.000

6. Nitơ khí ≥ 99,999% chai 150.000 7.500 157.5007. Nitơ lỏng ≥ 99,99% kg 15.000 750 15.750 7. Nitơ lỏng ≥ 99,99% kg 15.000 750 15.750 8. Acetylene ≥ 98,5% kg 40.000 2.000 42.000 9. Argon khí ≥ 99,999% chai 181.818 18.181 200.000 10. Khí hỗn hợp chai 300.000 30.000 330.000 11. CO2 kg 5.000 250 5.250 12. SO2 loại 40 lít chai 2.000.000 200.000 2.200.000 13. SO2 loại 400 lít chai 15.000.000 1.500.000 16.500.000 14. Đất đèn Tràng Kênh kg 5.700 285 5.985 15. C3H8 kg 20.000 1.000 21.000

16. Vỏ chai Trung Quốc Cái 1.200.000 60.000 1.260.000

17. Vỏ chai Liên Xô, khác Cái 1.000.000 50.000 1.050.000

18. Vỏ chai C2H2 TQ Cái 1.500.000 70.000 1.470.000

19. Vỏ chai loại 5 lít Cái 600.000 60.000 660.000

20. Vỏ chai loại 10 lít Cái 750.000 75.000 825.000

21. Van chai Oxy VN Cái 52.000 2.600 54.600

22. Van chai Oxy TQ Cái 60.000 3000 63.000

23. Bộ thở Oxy TQ Bộ 400.000 20.000 420.000

24. Đồng hồ giảm áp Nhật Bộ 600.000 30.000 630.000

25. Đồng hồ giảm áp C2H2 Bộ 600.000 30.000 630.000

Nguồn: phòng kinh doanh

Chi tiết van chai và giá bán dành cho các khách hàng lớn, thường xuyên:

1. Thay ty 2.300 14 Kiểm tra chai 60.000

2. Thay Zoăng 550 15 Dịch vụ kỹ thuật vỏ chai 450

3. Thay Bích 5.500 16 LOX Rạng Đông 3.500

4. Thay E cu 3.200 17 LOX Phà Rừng 3.800

5. Aceton 18.000 18 LOX HANVICO

6. Chai bẩn 1.000 19 LOX BV Tuyên Quang 6.000

7. Van dính dầu, mỡ 5.000 20 LOX BV Xanh Pôn 4.500 8. Thay Zoăng F4 2.000 21 LOX BV Thái Nguyên 4.500

9. Thay Vô lăng 12.000 22 LIN < 8 kg 40.000

1 0.

Zoăng nạp hơi 3.000 23 LIN C.T Giống Hà Tây 8.000 1

1.

Chụp nắp van chai 50.000 24 LIN T.T Gia cầm V.P 11.400 1

2.

Zoăng đồng 1.200 25 Nitơ khí Rạng Đông 45.000

Nguồn: phòng kinh doanh

Khi xây dựng chính sách giá, công ty có xem xét đến giá cả và hàng hoá của đối thủ cạnh tranh để tìm ra mặt lợi thế của mình. Hiện nay, mức giá bán của công ty là khá ngang bằng nhau, nếu có chênh lệch thì mức chênh lệch này là không đang kể. Tuy nhiên, với mức giá được xây dựng đã đảm bảo mục tiêu thị phần và khối lượng tiêu thụ. Qua bảng kết quả kinh doanh và bảng phân bố thị trường đã cho thấy ngày càng có nhiều khách hàng đến với Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam, trong đó có rất nhiều khách hàng lớn ký hợp đồng lâu dài. Hệ thống khách hàng của công ty không chỉ tập trung ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh nữa mà hiện nay đã được mỏ rộng ra khắp các tỉnh phía bắc và một số tỉnh miền trung như Nghệ An, Thanh Hoá. Thị phần tăng lên, sản lương tiêu thị cũng tăng lên rất nhiều. Kể từ năm 2000 đến nay, doanh thu bán hàng của công ty tăng trung bình 27,5%/năm sản lượng các sản phẩm sản xuất tăng nhanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.

Bảng 15 : Danh sách một số khách hàng lớn ở các tỉnh ngoài Hà Nội

ST T

Tên khách hàng Địa chỉ

1 Xí nghiệp vật tư vận tải Quảng Ninh

2 Mỏ than Vàng Danh Quảng Ninh

3 Công ty liên doanh sản xuất thiết bị điện Vina Takaoka Quảng Ninh

4 Nhà máy cơ điện Uống Bí Quảng Ninh

5 Nhà máy ô tô Uống Bí Quảng Ninh

6 Công ty Apatit Việt Nam Lào Cai

7 Bệnh viện đa khoa Hải Dương Hải Dương

8 Công ty đam Hà Bắc Bắc Giang

9 Công ty vật tư tổng hợp Bắc Ninh Bắc Ninh

11 Bệnh viện Tuyên Quang Thái Nguyên

12 Công ty thép Zamil Vĩnh Phúc

13 Công ty Toyota Vĩnh Phúc

14 Công ty khí công nghiệp Ninh Bình Ninh Bình

15 Bệnh viện Phủ Lý Hà Nam

16 Nhà máy xi măng Bút Sơn Hà Nam

Nguồn: phòng kinh doanh

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng hoạt động tiêu thụ của công ty ở trên ta thấy từ khi thay đổi bảng giá mới thì ta thấy doanh thu của công ty thì tăng 4,2% so với năm 2003 nhưng về sản lượng tiêu thụ của một số mặt hàng đều giảm đi như Ôxy lỏng, nitơ lỏng.

Sản lượng ôxy khí chỉ đạt 87,8% so với năm 2003, cacbinic đạt 77,3%, acetylene đạt 89% và argon cũng chỉ đạt 77,8% so với giá bán năm 2003. Sản lượng của các mặt hàng này giảm là do công ty tăng giá trong khi có sự gia nhập thị trường của các công ty khí mới.

Các công ty này khi mua khí công nghiệp của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam phải chịu chi phí vận chuyển khá cao nhưng họ vẫn tiêu thụ và ký kết hợp đồng mua khí lâu dài với công ty, trong khi họ có thể mua khí công nghiệp của các công ty khác với chi phí vận chuyển thấp hơn

Như vậy, chính sách giá cả hàng hoá của công ty cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, nhưng nó chỉ ảnh hưởng ở mức nhỏ, không đáng kể đến mục tiêu bù đắp chi phí và bảo đảm lợi nhuận.

Sở dĩ công ty vẫn tiêu thụ được sản phẩm với mức giá ngang bằng với đối thủ cạnh tranh thâm chí có thể cao hơn là do công ty đã đi vào cải tiến máy móc kỹ thuật công nghệ, đào tạo lại đội ngũ các bộ công nhân viên, tổ chức nâng cao tay nghề đã giúp cho công ty có thể sản xuất ra được các sản phẩm khí có chất lượng hơn nhiều so với trước đây và so với các sản phẩm của các công ty khí công nghiệp khác. Hiện nay, ôxy khí công nghiệp đã đạt độ tinh khiết đến 99%, ôxy khí y tế là 99,5%, nitơ khí kỹ thuật cao là

99,999% đáp ứng được các ngành đòi hỏi khí chất lượng cao, vì vậy mà công ty vẫn chiếm lĩnh được thị trường và ngày càng có uy tín trên thị trường.

Với chính sách giá hiện nay, công ty đã có một thi trường khá rộng lớn, máy móc thiết bị được chạy với công suất tối đa, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng và đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận của công ty.

Ngoài những chính sách giá hợp lý, công ty vẫn còn một số mặt chưa hợp lý như:

Thứ nhất: chính sách giá mà công ty đặt ra là giá cố định, cứng nhắc không phù hợp với biến động, nhạy cảm trên thị trường, không khuyến khích các khách hàng lâu năm, tiêu dùng với số lượng lớn.

Thứ hai: Qua bảng tính chi phí cho sản phẩm, ta thấy việc xác định chi phí chính xác cho từng sản phẩm ôxy, nitơ là rất khó khăn. Vì cùng những yếu tố đầu vào nhưng máy M200 cho ra ôxy và nitơ khí, M250 cho ra sản phẩm oxy, nitơ ở cả dạng lỏng và khí. Việc xác định giá bán cho sản phẩm của công tycũng phải dựa trên gía bán của đối thủ cạnh tranh.

Việc đặt gía theo thi trường không làm tăng uy tín của công ty vì đôi khi khách hàng quan niệm chất lượng đi đôi với giá cả. Hơn nữa khi các yếu tố trong nội bộ công ty thay đổi mà vẫn đặt giá theo gía thị trường là không phú hợp. Bởi vì các yếu tố trong nội bộ công ty lại quyết đinh giá sản xuất.

Thứ ba: phân bố chính xác chi phi vận chuyển vào giá bán phức tạp. Giá công bố cho khách hàng chưa bao gồm chi phí vận chuyển mà khi chào hàng sản phẩm, khi làm việc với khách hàng, hai bên sẽ cân nhắc khoảng cách vận chuyển từ đó quyết định giá theo chi phí vận chuyển. Khi địa điểm giao hàng được xác định theo yêu cầu của khách hàng, việc định giá là khá phức tạp vì có liên quan đến việc tổ chức vận tải của công ty. Tuy nhiên theo cách này thì cho phép thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Thứ tư: khi họp bàn đẻ đi đến quyết định chính sách và mức giá áp dụng công ty lại quyết định theo số đông. Điều này đảm bảo được làm việc theo đa số nhưng không thể chắc chắn được rằng ý kiến của số đông là luôn đúng.

Từ đó có thể dẫn đến việc đặt ra chính sách giá và mức gía không phù hợp, không làm tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

PHẦN III:

Một phần của tài liệu Những nghiên cứu về chính sách giá cả của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam (Trang 56 - 61)

w