Những tiền đề lịch sử xã hội văn hóa, văn học

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của Nguyễn Minh Châu trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa (Trang 31 - 32)

Thắng lợi mùa xuân 1975 đã đưa lịch sử đất nước sang trang: chấm dứt chiến tranh, mở ra thời kì hòa bình, thống nhất cả nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh không hề đơn giản mà bộn bề phức tạp... Sự khủng hoảng, chậm chạp trên mọi mặt đời sống đã thúc đẩy Đảng ta phải có chính sách đổi mới. Đổi mới là con đường duy nhất đảm bảo sự phát triển của đất nước... Khi nhiệm vụ cách mạng thay đổi, thì văn học (hình thái ý thức xã hội nhạy cảm nhất) cũng phải thay đổi. Những biến đổi to lớn của đời sống xã hội đã đưa đến sự thay đổi các chuẩn mực thẩm mỹ, các giá trị cuộc sống... Sau 1975 là thời kì thức tỉnh ý thức cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn tới con người riêng tư trong đời sống đa sự, phức tạp... Trong xu hướng dân chủ hóa, nhà văn có điều kiện tự do sáng tạo. Vai trò của nhà văn trong tư thế người chiến sĩ vẫn được khẳng định nhưng không chỉ dừng lại ở việc nhà văn đấu tranh cho cái ác, cái xấu, cái thiện mà bây giờ đòi hỏi nhà văn phải có khả năng dự báo, định hướng cho người đọc các chân giá trị. Tính chân thật trong văn học được đề cao. Trong báo cáo chính trị ban chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng lần thứ VII nói rõ: “Thái độ của Đảng ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật”, đồng thời trong Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị cũng xác định rõ: “Tiếng nói của văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực tự do, tiếng nói của lương tri, của sự thật” [9]. Tăng cường sự thật, mở rộng hiện thực (bây giờ đời sống chính trị xã hội không phải là hiện thực duy nhất, hiện thực còn là đời sống mỗi cá nhân với những vấn dề riêng tư nhất... hiện thực không chỉ là cái nhìn thấy mà

nó bao gồm cả cái mà nhà văn cảm thấy, hiện thực không chỉ là lịch sử mà cả hiện thực hoang đường, kì ảo, cổ tích...). Chính những đổi mới về ý thức nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người (con người không một chiều mà đa diện, phức tạp với những gì nhân bản nhất. Con người thay vì “sự thống nhất muôn người như một”, trở về với ý thức cá nhân, với cái đời thường. Văn học cũng nhận thấy có một hiện thực và con người tồn tại với tất cả sự phức tạp, đa dạng không cùng, không phải chỉ trên bề rộng phổ quát mà cả những bề sâu, những mạch ngầm tinh vi nhất...)... đã tạo nên diện mạo mới cho văn xuôi sau 1975. Nếu 10 năm đầu là chặng chuyển tiếp thì từ 1986, văn học chuyển sang đường ray mới với những đổi mới toàn diện về thi pháp. Trong tinh thần dân chủ, văn xuôi xuất hiện sự nhận thức lại các giá trị, các nội dung

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của Nguyễn Minh Châu trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)